Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ thời điểm vàng cho con ăn dặm

post

Ăn dặm là thời kỳ quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của bé. Chính vì vậy dù đã từng nuôi con hay lần đầu trải nghiệm thì các mẹ bỉm sữa cũng luôn có rất nhiều thắc mắc: Bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa? Nguyên tắc và những lưu ý khi cho bé ăn dặm là gì? Hãy cùng Bear Việt Nam tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là giai đoạn chuyển đồ ăn cho bé từ dạng lỏng hoàn toàn (sữa mẹ, sữa công thức) sang chế độ đặc hơn ở dạng sền sệt, lợn cợn cho tới ăn thô dạng miếng.

Hiện tại có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến mà các mẹ hay áp dụng: Ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn mà mẹ có thể chọn cho bé cách ăn dặm phù hợp hoặc kết hợp song song.

Thông thường, trong vòng 6 tháng đầu thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho bé. Ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt nên nếu ăn dặm quá sớm sẽ khiến con dễ bị đầy bụng, nôn trớ…Sau 6 tháng, nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên để đáp ứng được sự phát triển thể chất, trí tuệ nên đây chính là thời điểm được các chuyên gia khuyến nghị nên cho bé ăn dặm.

Thời điểm nào thích hợp cho bé ăn dặm?

Bên cạnh đó, thời điểm vàng để bé bắt đầu ăn dặm còn phụ thuộc vào đặc điểm cũng như nhu cầu của từng bé. Mẹ cần quan sát các biểu hiện bé đã sẵn sàng ăn dặm để đạt hiệu quả tốt nhất, cụ thể như sau:

  • Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
  • Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
  • Có phản xạ đòi ăn, chép môi hay liếm lưỡi khi thấy mọi người xung quanh ăn uống.
  • Biết há miệng, đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
  • Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
  • Biết thể hiện sự thích thú và háo hức mỗi khi bạn đưa đồ ăn.
  • Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).

Dù thời điểm vàng được khuyến nghị là 6 tháng nhưng trên thực tế, mẹ có thể cho bé ăn dặm sớm hơn hoặc muộn hơn, tuy nhiên sớm nhất vẫn nên là 55,5 tháng khi hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng để dung nạp thêm những chất dinh dưỡng khác ngoài sữa. Đặc biệt, mẹ nên quan tâm tới phản xạ và nhu cầu của con, tránh so sánh con với các bé khác và không ép con ăn dưới mọi hình thức.

Một số nguyên tắc và lưu ý khi cho bé ăn dặm mà mẹ nên biết

Nguyên tắc cơ bản nhất trong ăn dặm là tăng đột ngột hoạt động thể chất.

Thực phẩm lỏng cung cấp ít năng lượng hơn thực phẩm đặc. Thực phẩm càng đặc càng cung cấp nhiều năng lượng. 100 g cháo đặc cung cấp nhiều năng lượng hơn so với 100 g sữa lỏng.

Sớm hay muộn, mẹ sẽ nhận thấy hoạt động thể chất của bé tăng đột ngột. Nếu như trước đó, có thể mẹ chỉ thấy bé nằm yên hoặc ngọ nguậy chân tay chơi đùa với các đồ vật trước mặt thì thời điểm này, bé đã có thể trườn bò, muốn ngồi hoặc rướn người đứng dậy. Chính sự gia tăng đột biến các hoạt động thể chất này tạo điều kiện quan trọng cho việc bé cần ăn đặm để nạp đủ nhu cầu dinh dưỡng. Đây cúng chính là tín hiệu cho thấy thực phẩm lỏng như sữa sẽ không còn đủ cho sự phát triển của con.

4 nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu:

  • Không vội vàng, không ép bé ăn.
  • Không gia tăng lượng thức ăn quá đột ngột.
  • Không sử dụng các thiết bị như TV, điện thoại để dụ dỗ bé ăn.
  • Không nêm nếm bất kỳ gia vị nào cho bé.

Các lưu ý khi nấu ăn dặm cho bé

Giảm dần lượng sữa và tăng từ từ lượng thức ăn dặm cho bé. Nên bắt đầu từ dạng lỏng, chỉ đặc hơn sữa một chút để hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần. Cùng với đó là hạn chế tình trạng nôn trớ của bé nếu gặp phải thức ăn lợn cợn.

Nếu bé ăn dặm kiểu Nhật hoặc truyền thống, mẹ nên bắt đầu với cháo rây theo tỉ lệ gạo và nước là 1:10, sau đó dần tăng lên thành 1:7. Thời gian đầu, lượng đồ ăn dặm bé cần chỉ là 12 muỗng cafe cháo, tiếp đến mẹ có thể tăng thành 1 chén, 1 bát con cho tới khi phù hợp với nhu cầu của con. Mẹ có thể kết hợp thêm cháo cùng các nguyên liệu khác như: cà rốt, bí đỏ, khoai tây…vừa đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho con, vừa giúp bé thấy ngon miệng và khám phá thêm được những hương vị mới.

Sữa mẹ vẫn là thực phẩm chính trong thời kỳ bé bắt đầu ăn dặm. Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm mỗi ngày một bữa sau đó mới tăng dần lên 23 bữa/ ngày, kết hợp thêm bữa phụ buổi chiều cho con như: sữa chua, váng sữa, đậu hũ non…

Thực đơn ăn dặm của con cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin. Mẹ có thể tham khảo tháp dinh dưỡng cùng các công thức nấu ăn để chế biến đa dạng các món giúp bé không bị ngán.

Trong mỗi thực phẩm đều có những hương thơm và mùi vị riêng, hãy để con được cảm nhận và không cho thêm các gia vị khác như muối, đường vào đồ ăn của con.

Một số bí quyết cho bé ăn dặm nhàn tênh

Rèn luyện kỹ năng cầm nắm của bé bằng cách hấp rau củ, thái dạng con chì và đưa cho bé tập ăn dần theo phương pháp bé tự chỉ huy BLW. Sau đó mẹ có thể biến tấu đa dạng các món ăn để con được thỏa sức khám phá như: cơm cuộn kim chi, chả lá lốt, tôm nướng phomai…tuy nhiên với những đồ ăn có tính dị ứng cao như hải sản thì mẹ nên bắt đầu cho bé ăn một lượng rất nhỏ để theo dõi phản ứng của bé.

Như đã chia sẻ phía trên, thời gian đầu bé sẽ chủ yếu ăn dặm dạng cháo lỏng rồi tăng dần độ sệt, kết hợp cùng các thực phẩm khác để cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng. Chính vì thế, để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như đảm bảo hương vị tươi ngon của thực phẩm thì rất nhiều mẹ đã tìm đến “trợ thủ thông minh” mang tên nồi nấu chậm Bear. Với thiết kế xinh xắn, nhỏ gọn, mẹ có thể dễ dàng sắp xếp ở bất kỳ vị trí nào trong không gian bếp. Thậm chí, chiếc nồi dễ thương này còn thuận tiện để mang theo khi đi du lịch.

Ngoài ra, điểm cộng tuyệt vời của sản phẩm chính là khả năng lưu giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao nhờ việc chưng cách thủy thực phẩm. Vì thế, nồi nấu chậm Bear được đông đảo các mẹ lựa chọn để chế biến các món ngon cho gia đình, đặc biệt là nấu đồ ăn dặm cho các bé.

Mẹ có thể rảnh rang làm nhiều việc khác bởi sản phẩm tích hợp tính năng hẹn giờ, không cần lo lắng đồ ăn bị quá lửa hay phải theo dõi trong suốt quá trình chế biến như thông thường. Sau khi đồ ăn của bé được nấu chín, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm để món ăn luôn trong trạng thái ngon nhất để thưởng thức.

Với những chia sẻ trên đây, Bear Việt Nam hy vọng đã cung cấp tới các mẹ những kiến thức cần thiết để giúp quá trình cho bé ăn dặm trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó, mẹ cũng chọn lựa được thời điểm vàng cho con ăn dặm để bé phát triển toàn diện. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm một số cách chế biến đồ ăn ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé. Đừng quên theo dõi Bear để cập nhật những bí quyết nuôi bé nhàn tênh các mẹ nhé.

Nguồn: Chị Hải Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin khuyến mại Nhập email của bạn để chúng tôi có thể gửi cho bạn những thông tin ưu đãi mới nhất dành riêng cho bạn!

    Bear Việt Nam

    19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    1800.6161

    cskh@bearvietnam.vn

    MST: 0108085048 – Ngày cấp: 06/12/2017

    Nơi cấp: sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

    Đại Diện: Ông Lê Anh Tuấn – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    Trạng thái bảo vệ DMCA.com

    Kết nối với chúng tôi

    Bảo hành sản phẩm

    0
    Đặt hàng ngay