Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp hay không? Lợi ích của cháo gạo nếp đối với sự phát triển của bé? Những sai lầm cần tránh khi nấu cháo bằng gạo nếp? Đây là những câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm tới khi sử dụng gạo nếp nấu cháo ăn dặm cho bé.
Để tìm được đáp án chính xác nhất cho câu hỏi có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp hay không? Bạn cần nắm được lợi ích cũng như các thành phần dinh dưỡng khi dùng gạo nếp nấu cháo cho bé. Trong nội dung bài viết dưới đây, bear vietnam sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin liên quan tới vấn đề dùng gạo nếp nấu cháo ăn dặm cho trẻ.
Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp?
Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp hay không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, các bậc phụ huynh NÊN dùng gạo nếp để nấu cháo cho bé. Bởi trong gạo nếp có chứa rất nhiều hàm lượng chất amilopectinxơ – một carbohydrate không hòa tan, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé và làm tăng lượng đường có trong máu. Bên cạnh đó, cháo gạo nếp còn đem đến vị ngọt dịu nhẹ kích thích vị giác, giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Lợi ích của cháo gạo nếp đối với sự phát triển của trẻ
Để hiểu rõ hơn về đáp án của câu hỏi có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp hay không? Các ông bố bà mẹ cần nắm được những lợi ích của cháo gạo nếp đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là những công dụng của hạt gạo nếp, giúp ích khi nuôi dưỡng và chăm sóc các bé đang trong quá trình ăn dặm.
– Trong hạt gạo nếp có chứa rất nhiều tinh bột, protein, chất béo, chất xơ không hòa tan, axit amin cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác.
– Thành phần dinh dưỡng giàu có trong gạo nếp, đem lại nhiều công dụng dối với các bé ăn dặm cần bổ sung năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
– Hàm lượng chất xơ không hòa tan trong gạo nếp có khả năng chống oxy hóa và rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
– Các nguyên tố vi lượng có trong hạt gạo nếp có khả năng phòng ngừa căn bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt ở trẻ nhỏ.
Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp? Các bước nấu cháo gạo nếp đơn giản
Bên cạnh việc nắm được đáp án của câu hỏi có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp không? Các ông bố bà mẹ cũng cần phải ghi nhớ các bước thao tác thực hiện khi nấu cháo gạo nếp cho bé ăn dặm sau đây:
– Bước 1: Rang gạo nếp trước khi nấu: Việc rang gạo nếp với lửa nhỏ trong khoảng 5 – 7 phút sẽ giúp cháo được chín đều đem đến mùi thơm khó cưỡng, giúp cháo không bị nát hay mất đi hàm lượng dưỡng chất trong hạt gạo. Trong quá trình rang hạt gạo nếp sẽ được làm cứng nhờ lượng nhiệt vừa phải, nên dù có nấu cháo trong khoảng thời gian lâu dài hạt gạo vẫn giữ được hình dáng ban đầu mà không bị nát nhuyễn.
– Bước 2: Ngâm gạo nếp với nước ấm: Sau khi đã rang gạo xong, bạn hãy cho một lượng nước vừa đủ và ngâm trong khoảng 30 phút. Việc ngâm gạo nếp trước khi nấu, sẽ giúp cho quá trình nấu cháo được hoàn thiện nhanh hơn đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng vốn có.
– Bước 3: Kết hợp đúng nguyên liệu: Phụ thuộc vào văn hóa ẩm thực của từng vùng miền, các bậc phụ huynh có thể kết hợp cháo gạo nếp với những nguyên liệu khác. Những nguyên liệu này cần đáp ứng được nhu cầu phát triển, cũng như khẩu vị ăn dặm của bé nhằm đem đến một món cháo thơm ngon, bổ dưỡng.
– Bước 4: Kiểm tra nhiệt độ khi nấu cháo: Khi nấu cháo bằng những chiếc nồi thông thường, các bậc phụ huynh cần chú ý kiểm tra nhiệt độ khi nấu. Tránh để lửa hoặc nhiệt độ quá cao, khiến cháo bị khê cháy khét làm mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng có trong hạt gạo. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo và sử dụng chiếc nồi nấu cháo Bear, với hàng loạt những tính năng công dụng tiện lợi, tiết kiệm thời gian khi nấu nướng.
LIÊN HỆ MUA NGAY CHIẾC NỒI NẤU CHÁO CHẬM BEAR!
Những sai lầm cần tránh khi nấu cháo ăn dặm cho bé
Ngoài việc ghi nhớ đáp án chính xác nhất của câu hỏi Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp hay không? Các ông bố bà mẹ cũng cần nắm chắc những sai lầm cần tránh khi nấu cháo gạo nếp dưới đây, để có thể đem đến cho bé những bát cháo ăn dặm thơm ngon, đầy đủ dưỡng chất.
Cho cà rốt, khoai tây vào cháo
Nhiều ông bố bà mẹ nhầm lẫn rằng cà rốt và khoai tây rất bổ dưỡng đối với các bé đang bị ho hoặc cảm cúm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoai tây cà rốt có chứa nhiều tinh bột hơn so với vitamin và các hàm lượng chất dinh dưỡng. Nếu nấu cháo gạo nếp kết hợp với hai loại nguyên liệu này và sử dụng với tần suất thường xuyên, sẽ khiến bé bị thừa tinh bột và thiếu vitamin.
Vì vậy, các bậc phụ huynh chỉ nên sử dụng cà rốt khoai tây kết hợp với những nguyên liệu khác như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá hồi, chim bồ câu,… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đan xen với các loại rau củ quả khác, thay vì cho bé dùng khoai tây và cà rốt với tần suất thường xuyên. Với cách này bé sẽ được cung cấp đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết mà không phải lo lắng vè việc thừa thiếu chất.
Dùng nước hầm xương để nấu cháo
Không chỉ thắc mắc “có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp” nhiều bậc phụ huynh còn băn khoăn rằng “có nên dùng nước hầm xương để nấu cháo cho bé không”. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo KHÔNG NÊN dùng nước hầm xương để nấu cháo gạo nếp cho bé. Bởi trong nước hầm xương có chứa rất ít chất đạm, canxi, chất béo khó tiêu hóa khiến bé nhanh no, đầy đụng, chán ăn,…
Cho ngũ cốc vào cháo của bé
Ngũ cốc luôn được đánh giá là một trong những thực phẩm có chứa rất nhiều hàm lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Thế nhưng nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng không nên cho các bé dưới 1 tuổi sử dụng ngũ cốc, đặc biệt là khi kết hợp cùng với cháo. Bởi ở giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé còn yếu không thể tiêu hóa được ngũ cốc, gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, đi phân sống,…
Không cho dầu ăn vào cháo
Cung cấp năng lượng cho bé thông qua những bữa ăn là việc rất quan trọng khi trẻ đang ở trong giai đoạn ăn dặm. Mỗi khẩu phần ăn hàng ngày của bé cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản: rau xanh – chất béo – chất đạm – tinh bột.
Do đó, khi trẻ mới bắt đầu quá trình ăn dặm các bậc phụ huynh cần chuẩn bị một chai dầu dành riêng cho các bé dưới 1 tuổi. Nếu thiếu dầu ăn dặm, bé sẽ gặp khó khăn trong quá trình hấp thụ vitamin D, khó tăng cân, thấp bé, nhẹ cân,…
Thời gian ăn cháo nghiền nhuyễn quá lâu
Dịch vị không được kích thích và không có phản xạ nhai là tình trạng xảy ra khi các bậc phụ huynh cho bé cháo nghiền nhuyễn quá lâu. Điều này khiến bé không cảm nhận được mùi vị thơm ngon của thức ăn, lâu dần sẽ khiến trẻ biếng ăn gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Chính vì vậy ngoài việc tìm hiểu về vấn đề có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp, các bậc phụ huynh cần cho bé tập phản xạ nhai một cách từ từ.
Cho bé ăn cháo quá mặn
Nhiều ông bố bà mẹ thường thêm các loại gia vị như mắm, muối, mì chính, hạt nêm,… với mong muốn nâng cao hương vị của cháo. Tuy nhiên điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé, đặc biệt là hệ tiêu hóa đường ruột và thận của trẻ. Thay vào đó, các bậc phụ huynh có thể sử dụng gia vị ăn dặm dành riêng cho bé dưới 1 tuổi, kết hợp với các loại rau củ quả khác để đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Với những thông tin chi tiết trên đây, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể tìm được đáp án chính xác nhất cho câu hỏi Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp hay không? Kèm theo đó là cách dùng gạo nếp để nấu cháo ngon cho các bé đang trong quá trình ăn dặm, nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ. Để đem đến cho bé món cháo gạo nếp thơm ngon hấp dẫn, các ông bố bà mẹ cần nắm được lợi ích và tránh gặp phải những sai lầm khi dùng gạo nấu cháo ăn dặm cho bé.