Từ 6 tháng, bé sẽ bắt đầu bước vào thời kỳ tiếp xúc với những thức ăn khác ngoài sữa. Lúc này, mẹ cần cân nhắc chọn phương pháp ăn dặm nào phù hợp cho con. Hiện nay, có 3 phương pháp ăn dặm được các mẹ lựa chọn là: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW). Cùng Bear đặt lên bàn cân để so sánh ưu điểm của 3 phương pháp này nhé!
Phương pháp ăn dặm truyền thống – phương pháp ăn dặm được các mẹ lựa chọn
Đây là phương pháp lâu đời và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, bắt nguồn từ thời ông bà và lưu truyền tới hiện tại. Với cách ăn dặm này, hầu hết các bé sẽ được ăn bột rồi chuyển dần sang ăn cháo nấu cùng với các nhóm chất đạm, chất xơ, chất béo.
Một số ý kiến cho rằng phương pháp ăn dặm truyền thống còn tồn tại nhiều nhược điểm và chưa phù hợp với trẻ em ngày nay. Nhưng thực tế đây vẫn là phương pháp được lựa chọn top đầu ở Việt Nam bởi có thể cung cấp đa dạng các nhóm chất và chế biến đơn giản.
Ưu điểm:
- Chuẩn bị đồ ăn nhanh chóng, dễ dàng chế biến. Kết hợp với nhiều loại sữa hạt khác nhau, bằng cách sử dụng máy làm sữa hạt bear.
- Bé có thể ăn được lượng thức ăn nhiều hơn so với các phương pháp khác, do đó tăng cân tốt hơn.
- Tiết kiệm thời gian ở khâu chế biến và cho bé ăn, vì mẹ có thể hỗ trợ xúc cho bé ăn.
- Không tốn công sức và thời gian dọn dẹp như các phương pháp BLW, ăn dặm kiểu Nhật.
- Gia đình ủng hộ (Đặc biệt là thế hệ ông bà).
Nhược điểm:
- Đồ ăn xay nhuyễn nên sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhai, nuốt của con ở giai đoạn vàng.
- Bé khó cảm nhận được hương vị riêng của từng món ăn vì tất cả đã được xay và trộn đều.
- Mẹ khó nhận biết được bé ưa thích món ăn nào và có thể dị ứng với đồ ăn gì.
- Bé sẽ dễ bị ăn thụ động vì được xúc cho ăn, không được chủ động bữa ăn ngay cả khi đã no.
- Không ít gia đình còn lạm dụng các thiết bị điện tử để hỗ trợ bé ăn nhanh, ăn nhiều, ép bé ăn hoặc thậm chí cho bé đi ăn rong.
- Bé thường có kỹ năng nhai và xúc chậm hơn so với các phương pháp khác.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật – phương pháp ăn dặm được các mẹ lựa chọn
Phụ nữ Nhật thường rất tỉ mỉ, khi có gia đình thì họ toàn tâm toàn ý ở nhà chăm sóc chồng con. Vì vậy, phương pháp nuôi con của họ cũng rất đáng để học tập. Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ được ăn riêng nhiều loại thức ăn trong khay với đủ 3 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, đạm và vitamin cùng 3 màu sắc tiêu chuẩn: vàng – đỏ – xanh. Nhờ đó, bé sẽ được cảm nhận hương vị của từng loại thức ăn khác nhau, bắt đầu từ cháo rây với độ thô tăng dần theo từng độ tuổi.
Ưu điểm:
- Bé rèn được kỹ năng ăn thô tốt, đặc biệt là khả năng nhai nhanh chóng hơn so với ăn dặm truyền thống.
- Bé được làm quen với đa dạng các đồ ăn, tăng khả năng cảm nhận mùi vị.
- Mẹ dễ dàng nhận biết được món ăn yêu thích của con và tránh được những thực phẩm con bị dị ứng nếu có.
- Bé có hứng thú với đồ ăn hơn do thực đơn da dạng, kích thích thị giác.
- Bé không bị ép ăn, tự chủ động trong việc ăn uống và tránh được biếng ăn, kén ăn sau này.
- Có thể trữ đông thực phẩm bằng khay mà không lo mất chất dinh dưỡng, từ đó tiết kiệm thời gian chế biến.
Nhược điểm
- Cần chuẩn bị đa dạng các thực đơn, đảm bảo cân bằng các nhóm chất cho bé. Mẹ có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách sử dụng nồi nấu chậm bear 2.5l.
- Khi mới bắt đầu, lượng thức ăn bé nạp vào có thể ít hơn so với ăn dặm truyền thống.
- Cần bảo quản đồ ăn kỹ lưỡng để tránh nhiễm khuẩn và giảm đi hương vị.
- Thường gặp phải những ý kiến trái chiều.
Phương pháp bé tự chỉ huy (BLW)
Phương pháp này là một trong những phương pháp ăn dặm được các mẹ lựa chọn và áp dụng khi cho con ăn dặm trong vài năm trở lại đây. Trước đó thì phương pháp này đã rất phổ biến tại các nước phương Tây bởi đề cao tính tự chủ của bé trong các bữa ăn.
Với phương pháp này, bé được tự do trải nghiệm các loại thực ăn khác nhau, đa dạng từ màu sắc, kích thước cho tới hương vị. Con sẽ được ăn thô như người lớn ngay từ thời điểm bé bắt đầu ăn dặm, sử dụng chính đôi tay của mình thay vì thìa, dĩa như các phương pháp khác.
Ưu điểm:
- Tập cho bé thói quen ngồi vào bàn ăn như người lớn, bé có thể được tham gia bữa ăn cùng mọi người trong gia đình.
- Mẹ dễ dàng nhận biết con thích ăn món gì và bị dị ứng món nào.
- Bé chủ động kiểm soát thức ăn, lượng ăn và tốc độ ăn, thoải mái khám phá các hương vị yêu thích mà không có tình trạng ép ăn.
- Bé phát triển tốt các kỹ năng cầm nắm, bốc nhón, nhai nuốt.
- Không cần tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị đồ ăn vì bé sẽ ăn những món gần tương tự với cả gia đình, chỉ khác chút là mềm hơn và không nêm thêm gia vị.
- Tạo thói quen ăn uống tự lập cho bé sau này.
Nhược điểm:
- Lượng thức ăn đưa vào cơ thể bé thường ít hơn so với các phương pháp khác vì chủ yếu là phát triển kỹ năng.
- Mẹ tốn thời gian dọn dẹp bởi bé sẽ ném, làm rơi vãi và bẩn quần áo, đầu tóc…
- Mẹ cần trang bị các kỹ năng xử lý hóc nghẹn và thường phải dành thời gian tìm hiểu những món ăn phù hợp với độ tuổi của bé.
- Bé thường có phản xạ ọe, trớ trong thời gian mới tập ăn nên mẹ phải bình tĩnh và kiên nhẫn đồng hành cùng con. Trong trường hợp đó các bậc phụ huynh có thể sử dụng máy xay ăn dặm bear để khắc phục tình trạng này.
- Thường vướng phải sự phản đối từ ông bà.
Với những ưu, nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm được các mẹ lựa chọn mà Bear Việt Nam vừa chia sẻ phía trên, hy vọng bố mẹ sẽ chọn cho con cách phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể kết hợp linh hoạt các phương pháp với nhau hoặc áp dụng riêng phương pháp tùy theo nhu cầu của gia đình. Và dù bé có ăn dặm theo phương pháp nào thì mục tiêu vẫn là con được phát triển khỏe mạnh và luôn vui tươi.