Không ít chị em khi sử dụng nồi nấu cháo chậm Bear gặp phải các sự cố mà có đèn báo hiệu nhưng chưa biết cách khắc phục. Cùng Bear tham khảo ngay những lưu ý khi dùng nồi nấu cháo chậm Bear và cách xử lý sự cố nồi nấu cháo chậm Bear báo E0, OFF hay không khởi động được trong bài viết này nhé.
1. Cách nhận biết biết đèn báo trên nồi nấu chậm Bear
Nồi nấu chậm Bear khi bị lỗi thường có những đèn báo giúp người dùng dễ hiểu và khắc phục sự cố chuẩn nhất. Dưới đây là gợi ý đọc hiểu những ký hiệu mà chiếc nồi nấu chậm nhà bạn đang “kêu cíu” để có thể sử dụng tiếp.
Đèn báo OF: Khi màn hình Led của nồi nấu chậm hiện chữ “OF” lúc này nồi có thể trong các trường sau:
+ Nồi nấu chậm đang trong trạng thái nghỉ hoặc chưa hoạt động, chưa được chọn chế độ nấu.
+ Đã hoàn thành nấu chín thực phẩm và kết thúc quá trình giữ ấm.
Đèn báo EO: “EO” là thông báo thường xuyên gặp phải của nồi nấu chậm Bear các phiên bản nấu cách thủy. Tuy nhiên đây không phải là lỗi gì quá nghiêm trọng đâu nhé cả nhà. Đèn sẽ báo “EO” khi nồi:
+ Bị cạn hết nước trong thân nồi và để khắc phục bạn chỉ cần thêm nước vào thân nồi là xong nhé. Lưu ý không thêm nước quá vạch Max của nồi để đảm bảo an toàn khi sử dụng nhé.
+ Phần lõi đun bị bẩn do đun lâu ngày có cặn vôi từ nước bám vào. Cách khắc phục lỗi này vô cùng đơn giản bạn chỉ cần cho chút giấm loãng vào và bật đun một lúc để vệ sinh phần lõi đun của nồi nấu chậm và rửa sạch lại là được nhé.
Màn hình LED hiển thị số: Thể hiện nồi đang trong quá trình nấu và đếm ngược thời gian nấu.
Đèn nút PRESET sáng: Nồi nấu chậm Bear đang trong chế độ hẹn giờ nấu. Để bỏ chọn hẹn giờ bạn chỉ cần ấn chọn lại chế độ nấu là được nhé.
Đèn báo hiệu sáng ở các chế độ: Nồi nấu chậm đang thực hiện nấu ăn theo chế độ tương ứng mà đèn báo sáng.
Trên đây là một vài dấu hiệu nhận biết và đọc hiểu đèn báo trên bảng điều khiển nồi nấu chậm Bear mà mẹ nào cũng nên nắm được nhé. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách sử dụng nồi nấu chậm Bear bản quốc tế tại video dưới đây nhé:
2. Những lưu ý nên biết khi dùng nồi nấu cháo chậm Bear
Ngoài việc biết cách sử dụng và đọc hiểu bảng điều khiển nồi nấu chậm cho bé của Bear thì để tăng độ bền cho nồi bạn nên áp dụng những lưu ý sau đây trong quá trình sử dụng nhé!
– Nên đặt nồi ở mặt bàn bằng phẳng và khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời để không gây ra phản ứng sinh nhiệt trong quá trình nấu nhé.
– Kiểm tra nguồn điện gia đình có tương ứng với nguồn điện 220V mà nồi nấu chậm Bear sử dụng hay không? lưu ý không dùng nguồn điện khác để cắm nồi nhé, dễ gây ra quá tải hoặc tải trọng yếu gây cháy nổ hoặc làm giảm độ bền của nồi nấu chậm.
– Nên tắt nồi trước khi ngắt nguồn điện, lưu ý tuyệt đối không ngắt nguồn điện đột ngột khi nồi đang hoạt động bình thường.
– Không đổ nước quá vạch max đã quy định trong thân nồi để tránh trào nước ra ngoài khi đặt thố sứ vào, gây nguy hiểm khi sử dụng.
– Khi sử dụng thố sứ nên cho lượng thức ăn vừa đủ tránh trường hợp thức ăn quá đầy trào ra ngoài gây nguy hiểm và khó vệ sinh nồi.
– Khi vệ sinh nồi không dùng chất tẩy rửa mạnh hay vật sắc nhọn, bùi nhùi sắt để chà xát gây trầy xước thân nồi và lòng nồi.
– Khi nồi bị cạn nước trong quá trình nấu nên ngắt nguồn điện rồi mới thêm nước vào thân nồi.
Lưu ngay những gợi ý trên để sử dụng nồi nấu chậm Bear đúng cách và giúp tăng độ bền cho sản phẩm nhé cả nhà. Ngoài ra bạn có thể tham khảo ngay các phiên bản nồi nấu chậm Bear chính hãng dưới đây với 3 phiên bản 3 dung tích khác nhau nhé!