Hướng dẫn cách nấu cháo cho bé 9 tháng vừa ngon, vừa bổ dưỡng

5/5 - (2 bình chọn)

Hướng dẫn cách nấu cháo cho bé 9 tháng thơm ngon, bổ dưỡng

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng giúp bé phát triển, tăng cường sức khỏe là vấn đề được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm đến. Các bé đang ở giai đoạn 9 tháng tuổi cần được bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bạn cần chuẩn bị các thực phẩm sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh khi áp dụng cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi. Để các ông bố bà mẹ không còn phải lo lắng khi lên thực đơn nấu cháo cho bé 9 tháng, Bear Việt Nam sẽ chia sẻ tới bạn các bước thao tác thực hiện vô cùng đơn giản.

Bé 9 tháng tuổi ăn được gì?

9 tháng là khoảng thời gian bé đang bắt đầu tập ngồi và đã mọc được 2 – 4 cái răng, nên bé rất có hứng thú với việc nhai và gặm nhấm. Ngoài ra đây cũng là thời điểm các bé hoạt động nhiều, cần được bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu. Nhiều ông bố bà mẹ thắc mắc rằng không biết bé 9 tháng tuổi ăn được gì? Giai đoạn này bé đã ăn được các loại thực phẩm sau:

– Rau củ quả: Là thành phần không thể thiếu cung cấp cho bé lượng vitamin và chất xơ vô cùng dồi dào. Giai đoạn này, các bậc phụ huynh cần cho bé tập làm quen với các loại rau củ quả khác nhau như: khoai tây, khoai lang, cà rốt, súp lơ, rau cải ngọt, rau ngót, củ dền,…

– Các loại thịt và hải sản: Với các bé 9 tháng tuổi đang trong giai đoạn ăn dặm, phụ huynh có thể cho trẻ ăn bữa phụ bằng thịt lợn, thịt bò, tôm, cá, cua,… Những loại thịt và hải sản có chứa rất nhiều canxi, chất đạm, omega-3, kẽm,… đây là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

– Hoa quả, trái cây: Là những thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, vitamin, carbohydrate, kali và chất xơ tốt cho sức khỏe làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.

Bé 9 tháng tuổi ăn được gì?
Bé 9 tháng tuổi ăn được gì?

Hướng dẫn cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi tăng cân

Chế độ ăn uống bé cần được điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đối với các bé đang ở trong giai đoạn 9 tháng tuổi. Với các cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi dưới đây, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Nấu cháo cá hồi bí đỏ cho bé 9 tháng tuổi

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 30gr – 40gr cá hồi.
  • 20gr – 30gr bí đỏ.
  • 30gr – 40gr gạo tẻ.
  • Hành lá, hành khô.
  • Gia vị ăn dặm dành riêng cho bé 9 tháng tuổi.

Các bước thao tác thực hiện:

  • Làm sạch cá hồi và hấp với một ít gừng để giảm mùi tanh của cá. Khi cá chín, gỡ bỏ xương và băm nhuyễn.
  • Phi hành khô đã được đập dập thái nhỏ với cá hồi.
  • Bí đỏ được gọt vỏ và hấp chín sau đó mang đi xay nhuyễn.
  • Cho khoảng 500ml nước vào nồi nấu chậm cùng với gạo tẻ để nấu cháo.
  • Thêm cá hồi và bí đỏ vào cháo, khuấy đều cho đến khi cháo sôi.
  • Thả hành lá đã được thái nhỏ vào, sau đó nêm nếm gia vị ăn dặm của bé và tắt bếp.
Cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi với cá hồi bí đỏ
Cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi với cá hồi bí đỏ

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng với trứng và khoai lang

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Khoai lang: 1 củ.
  • Trứng gà: 1 quả.
  • Sữa tươi không đường: 200 – 250ml.

Các bước thao tác thực hiện:

  • Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ.
  • Cho khoai và trứng gà vào nồi rồi luộc cho đến khi khoai chín mềm.
  • Tiếp đến bạn thêm 230ml sữa tươi không đường, khoai lang đã luộc chín và lòng đỏ trứng gà vào một chiếc nồi.
  • Nấu hỗn hợp trong vòng 5 – 7 phút trên bếp lửa vừa đủ.
  • Khi cháo đã chín mềm, bạn hãy dùng máy xay sinh tố cầm tay để xay nhuyễn cháo.
Cách nấu cháo cho bé 9 tháng với trứng và khoai lang
Cách nấu cháo cho bé 9 tháng với trứng và khoai lang

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng với thịt lợn rau ngót

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 20gr – 30gr thịt lợn nạc.
  • 20gr – 30gr rau ngót.
  • 30gr – 50gr gạo tẻ.
  • Hành lá.
  • Các loại gia vị ăn dặm.

Các bước thao tác thực hiện:

  • Đem vo sạch gạo trong vòng 30 phút – 1 tiếng trước khi nấu. Sau đó cho gạo vào nồi và nấu trong vòng 1 giờ để cháo được chín mềm và nhừ.
  • Thịt lợn rửa sạch, xay nhuyễn và ướp cùng với các gia vị ăn dặm của bé trong vòng vòng 5 phút.
  • Rau ngót tước lá, mang đi rửa sạch và vo thật kỹ. Để rau ngót ráo nước sau đó băm thật nhỏ.
  • Phi hành thật vàng và thơm, sau đó cho phần thịt đã ướp vào xào thật chín.
  • Khi cháo đã chín bạn hãy cho phần thịt và rau ngót vào nấu thêm trong vòng 5 – 7 phút rồi tắt bếp cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo cho bé 9 tháng với thịt lợn rau ngót
Cách nấu cháo cho bé 9 tháng với thịt lợn rau ngót

Nấu cháo cua với cà rốt cho bé 9 tháng tuổi

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Cua biển: 1 con (1kg – 1.2kg).
  • Cà rốt: 1 củ.
  • Hành tím: 1 củ.
  • Hành ngò: 1 củ.
  • Cháo trắng đã được nấu chín.
  • Gia vị ăn dặm của bé.

Các bước thao tác thực hiện:

  • Rửa sạch cu biển sau đó bóc vỏ mang đi hấp. Khi cua chín bạn vớt cua ra, tách phần thân và mai cua sau đó gỡ lấy thịt. Tiếp đến bạn cần băm hoặc xay nhuyễn thịt cua.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, luộc chín rồi dùng máy xay để xay nhuyễn.
  • Phi hành tím thật vàng và thơm, sau đó cho thịt cua vào xào chín.
  • Cho phần cháo trắng đã chuẩn bị, cà rốt đã xay nhuyễn và phần thịt cua đã xào vào nồi rồi ninh trong vòng 5 – 7 phút.
  • Nêm nếm gia vị ăn dặm thật vừa rồi múc ra bát để thưởng thức.
Nấu cháo cua với cà rốt cho bé 9 tháng tuổi
Nấu cháo cua với cà rốt cho bé 9 tháng tuổi

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng với tôm mướp hạt sen

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo tẻ, gạo nếp: 40gr – 50gr.
  • Tôm tươi: 100gr – 150gr.
  • Hạt sen: 70gr – 100gr.
  • Hành lá, hành tím.
  • Gia vị ăn dặm của bé.

Các bước thao tác thực hiện:

  • Gạo tẻ và gạo nếp mang đi ngâm trong vòng 10 phút, sau đó vo sạch và để ráo nước.
  • Bóc vỏ, bỏ chi và giữ lại phần đầu của tôm. Mang tôm đi rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Hạt sen tách vỏ, bỏ tâm, ngâm nước trong khoảng 30 phút.
  • Phi hành tím thật thơm, sau đó cho phần đầu tôm vào xào nhanh với lửa nhỏ trong vòng 3 phút. Cho khoảng 450ml nước vào, đậy nắp và đun sôi trong khoảng 5 phút rồi vớt đầu tôm ra.
  • Cho hạt sen, gạo nếp và gạo tẻ đã ngâm vào nồi vào nấu thành cháo.
  • Khi cháo đã chín nhừ, bạn hãy cho phần thịt tôm đã được sơ chế vào và khuấy thật đều.
  • Đun thêm khoảng 5 phút sau đó nêm nếm gia vị ăn dặm sao cho thật vừa rồi tắt bếp.
Cách nấu cháo cho bé 9 tháng với tôm mướp hạt sen
Cách nấu cháo cho bé 9 tháng với tôm mướp hạt sen

Những nguyên tắc cần nhớ khi cho bé 9 tháng ăn dặm

Giống với cách nấu cháo cho bé 7 tháng, khi thực hiện các cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi bạn cần phải ghi nhớ những nguyên tắc quan trọng sau:

– Cho bé bú sữa mẹ với tần suất 3 – 4 lần/ ngày: Bên cạnh việc cho bé tập làm quen với việc ăn dặm, các bậc phụ huynh cần duy trì cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức (khoảng 500ml – 600ml/ ngày).

– Thực đơn ăn dặm của bé có đầy đủ dưỡng chất: Tinh bột – chất đạm – chất béo – vitamin – khoáng chất thiết đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

– Cho bé ăn đầy đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ: Với bữa chính phụ huynh có thể cho bé ăn cháo hoặc đổi món qua nui và mỳ. Bữa phụ hàng ngày có thể cho bé ăn trái cây, nước ép, sữa chua, váng sữa,… để bổ sung khoáng chất và vitamin.

Với những cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi được tổng hợp trên đây, các bậc phụ huynh sẽ không còn phải lo lắng khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên lựa chọn những nguyên liệu sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh gây ảnh hướng xấu cho bé. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều kinh nghiệm, kiến thức có ích khi chuẩn bị cho bé những bữa ăn dặm hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin khuyến mại Nhập email của bạn để chúng tôi có thể gửi cho bạn những thông tin ưu đãi mới nhất dành riêng cho bạn!

    Bear Việt Nam

    19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    1800.6161

    cskh@bearvietnam.vn

    MST: 0108085048 – Ngày cấp: 06/12/2017

    Nơi cấp: sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

    Đại Diện: Ông Lê Anh Tuấn – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    Trạng thái bảo vệ DMCA.com

    Kết nối với chúng tôi

    Bảo hành sản phẩm