Côn trùng có hại khó kiểm soát, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với con người, cây trồng và môi trường xung quanh. Những loài côn trùng tai hại này có tốc độ phát triển mạnh mẽ, gia tăng một cách nhanh chóng gây bất lợi lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Vậy đâu là những loài côn trùng có hại cho con người, cây trồng và nền nông nghiệp? Hãy cùng Bear Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về những loài côn trùng độc hại thông qua nội dung bài viết dưới đây, để có thể đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả.
Sâu bướm – côn trùng có hại cho cây trồng
Sâu bướm là một trong những côn trùng có hại nghiêm trong cho mùa màng của người nông dân. Nguyên nhân là do sâu bướm thiếu men tiêu hóa xenlulô làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kém, khiến chúng phải ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Để bảo vệ cây trồng khỏi sâu bướm, có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ như thu hút các loài chim ăn sâu, thuốc trừ sâu,…
Rệp giường – có khả năng gây bệnh nguy hiểm
Rệp giường được biết đến là loài côn trùng gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của con người và nhiều loài động vật khác. Rệp giường có thể cắn vào da của động vật hoặc con người trong lúc đang ngủ để hút máu, khiến phần da bị đỏ và nổi mẩn ngứa. Nếu không bị nhiễm trùng các vết cắn này thường tự khỏi sau vài ngày. Để giảm thiểu ngứa và mất ngủ, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng và thuốc kháng histamin.
Kiến ba khoang – côn trùng có hại đối với con người
Tuy là loài côn trùng có ích đối với người nông dân, nhưng kiến ba khoang lại vô cùng nguy hại khi tiếp xúc trực tiếp với con người. Khi bị kiến ba khoang trích, lượng độc tố nhỏ trên cơ thể sẽ khiến da nổi bọng nước, gây ngứa rát, viêm da, loét da,… Đặc biệt, chất độc pederin trong cơ thể kiến ba khoang có thể lan rất nhanh và lan rộng trên vùng da bị thương nếu người bệnh đập hay gãi vết thương.
Ốc sên và sên đất – mối hại lớn của nền nông nghiệp
Ốc sên và sên đất là những loài côn trùng có tốc độ di chuyển chậm nhưng lại có tốc độ tàn phá rất nhanh. Chúng thường ăn lá và thân của các loại rau và cây trồng ngắn ngày. Nếu không được kiểm soát kịp thời, ốc sên và sên đất có thể làm hại nghiêm trọng đến vườn rau của bạn. Vết cắn của ốc sên có thể làm cho cây trồng bị nhiễm bệnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất của nền nông nghiệp.
Muỗi – loài côn trùng có hại cho môi trường
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với con người do muỗi gây ra. Loài côn trùng này thường có sự phát triển mạnh mẽ ở những khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các triệu chứng của sốt xuất huyết bao gồm cảm giác đau đớn toàn thân và xương khớp, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Đây là một trong những căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến 40% dân số trên toàn cầu và là nguyên nhân gây bệnh nhiều nhất.
Ong bắp cày – loài vật làm giảm năng suất cây trồng
Ong bắp cày nằm trong số các loài côn trùng có hại đối với cây trồng, làm giảm hiệu suất của nền nông nghiệp Việt Nam. Loài vật này được biết đến với tính cách hung dữ và thường tấn công những kẻ mà chúng cho rằng gây nguy hại đến tổ của mình. Nọc độc của loài ong bắp cày rất nguy hiểm, có thể gây ra sốc và tê liệt hệ thần kinh nghiêm trọng. Khi bị loài vật này tấn công, bạn cần phải chữa trị ngay lập tức hoặc tham khảo những mẹo hay mỗi ngày không gây nguy hiểm cho tính mạng.
Ruồi vàng – côn trùng có hại đối với môi trường
Trong lĩnh vực trồng trọt, ruồi vàng được xem là mối đe dọa lớn đối với những vườn trồng cây ăn trái. Đặc biệt là vào mùa quả chín, số lượng ruồi vàng sẽ tăng đáng kể. Khi ấu trùng nở từ trứng ra, chúng sẽ lặn vào bên trong quả để ăn thịt quả và cùi. Khi trưởng thành, ruồi vàng sẽ đục lỗ trên vỏ quả rồi bay ra ngoài hoặc rơi xuống đất để trở thành nhộng trong đất khiến việc tiêu diệt ruồi vàng trở nên khó khăn.
Con rệp – loài côn trùng độc hại cho cây trồng
Khi bị tấn công bởi rệp, cây trồng sẽ mất dần các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển, dẫn đến rụng lá, rụng cành, khô héo và chết dần. Điều đáng ngại hơn, rệp sẽ tiết ra nước bọt kèm theo mật ngọt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm gây hại khác. Việc kiểm soát và tiêu diệt rệp rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe và sự sống của cây trồng, đảm bảo cho năng suất và chất lượng sản phẩm.
Sâu róm – côn trùng có hại đối với con người
Sâu róm là một trong những côn trùng có hại cho con người, có thể gây ngứa rát khi tiếp xúc trực tiếp với phần lông gai của chúng. Chất gây ngứa rát của sâu róm là do lông gai tiết ra và có thể khiến da con người bị mề đay, phát ban và dị ứng. Một số loài sâu róm có lông gai mạnh hơn và có thể gây ra cảm giác đau đớn tại vùng da tiếp xúc. Đặc biệt là khi sâu róm tiếp xúc trực tiếp với làn da của trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng tiêu cực và nguy hiểm tới tính mạng.
Xem thêm: Tirôxin sinh ra từ đâu? Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là gì?
Bọ chét – loài vật có hại cho cây trồng
Bọ chét được biết đến là loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm, có thể truyền ấu trùng sán dây và bệnh sốt phát ban cho con người. Đặc biệt, bọ chét còn là tác nhân gây ra bệnh dịch hạch nghiêm trọng từ các loài gặm nhấm hoang dã sang con người. Nếu bạn bị cắn bởi bọ chét, hãy đề phòng và giữ vệ sinh chặt chẽ trong nhà cửa để tránh bị tấn công.
Ong vò vẽ nguy hiểm tới tính mạng con người
Ong vò vẽ là một trong những con côn trùng có hại gây nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Nọc độc của ong vò vẽ có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, làm tan máu, vỡ hồng cầu, gây rối loạn đông máu, tổn thương cơ và thận nặng nề,… Việc không xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân. Do đó, nếu gặp phải ong vò vẽ, người dân cần cẩn trọng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Mối – côn trùng gây bất lợi đối với con người
Mối là một loại côn trùng có hại đối với nhiều công trình xây dựng và đồ dùng quan trọng của con người. Đàn mối có sức ăn cực kỳ khủng khiếp, có thể phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống, thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá. Nếu không kiểm soát được số lượng mối, chúng có thể gây ra những tổn thất đáng kể cho tài sản và nguồn vốn đầu tư của bạn.
Gián – tác nhân gây nhiều căn bệnh truyền nhiễm
Dù không phải là nguyên nhân gây bệnh, nhưng gián lại là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn,… Ngoài ra, gián còn mang theo các trứng giun gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt, và những rối loạn về hô hấp khác tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tiêu diệt gián, hoặc đặt các thiết bị chống gián để giúp bảo vệ sức khỏe và không gian sống của mình.
Xem thêm: 3 khung giờ sinh cực tốt – khung giờ sinh may mắn
Bọ trĩ – loài dịch hại phổ biến trên cây trồng
Bọ trĩ là một loại côn trùng có hại phổ biến trong nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây trồng. Bọ trĩ thường tấn công đến các loài cây đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam như lúa, dưa hấu, dưa leo, xoài, hoa hồng,… Sức tàn phá của bọ trĩ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, suy giảm sức sống và làm cho cây kém phát triển hơn do bị hút chích nhựa cây, không đủ dinh dưỡng để phát triển.
Ruồi trâu – loài côn trùng có hại đối với con người
Ruồi trâu là một loại côn trùng rất nguy hiểm đối với con người. Khi ruồi trâu đốt sẽ để lại vết đau nhức dai dẳng và có thể kéo dài trong nhiều ngày. Hơn nữa, vết đốt của ruồi trâu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sốt cao, co giật và thậm chí là hôn mê, đe dọa đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. Vì vậy, việc tiêu diệt và ngăn chặn sự xuất hiện của ruồi trâu là rất cần thiết.
Những loài côn trùng có hại trên đây sẽ gây tổn thất nặng nề cho con người, cây trồng và nền nông nghiệp của Việt Nam. Dưới sự ảnh hưởng tiêu cực của các loài vật gây hại này, bạn cần đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất để làm giảm sự phát triển của chúng và đảm bảo hiệu suất của nền nông nghiệp. Hy vọng rằng, với những thông tin chi tiết trong bài viết này sẽ giúp bạn giảm thiểu được sự tác động của các loài côn trùng có hại.