Kinh doanh đồ gia dụng cần chuẩn bị vốn từ 2 triệu – 8 tỷ đồng tùy vào mô hình kinh doanh, mặt hàng, quy mô cửa hàng, chi phí mặt bằng… Bài viết dưới đây sẽ chi tiết số vốn cần chuẩn bị khi kinh doanh đồ gia dụng theo mô hình kinh doanh online, mở cửa hàng nhỏ và mở siêu thị mini đồ gia dụng.
Kinh doanh online đồ gia dụng tại nhà (khoảng 2 – 70 triệu)
Hiện nay có khá nhiều mô hình kinh doanh online tại nhà, phổ biến nhất là Facebook (bán hàng qua page, trang cá nhân, hội nhóm), sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tik Tok Shop…), affiliate và dropshipping. Mỗi mô hình có cách vận hành riêng nên số vốn cũng sẽ khác nhau.

Vốn kinh doanh online đồ gia dụng sẽ được phân chia thành 3 đầu mục sau:
- Vốn đầu tư ban đầu: Bao gồm chi phí nhập hàng, chi phí xây dựng kênh bán hàng, chi phí chụp ảnh sản phẩm…
- Chi phí vận hành hàng tháng: Bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí duy trì gian hàng, chi phí vận chuyển, chi phí đóng gói và chi phí chăm sóc khách hàng…
- Vốn dự phòng: Dự trù cho các rủi ro như hàng tồn kho, chi phí đổi trả, giảm giá hoặc duy trì hoạt động khi doanh thu chưa ổn định.
Chi tiết các hạng mục chi phí cần bỏ ra khi kinh doanh online đồ gia dụng đó là:
Khoản mục chi phí | Facebook (Page/Group/Cá nhân) | Sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tik Tok Shop…) | Affiliate Marketing | Dropshipping |
1. Vốn đầu tư ban đầu | ||||
1.1. Đăng ký kinh doanh (nếu có) | 0 – 500.000 VNĐ | 0 – 500.000 VNĐ | 0 | 0 |
1.2. Xây dựng gian hàng online | 0 | 0 | 0 – 5.000.000 VNĐ | 0 – 5.000.000 VNĐ |
1.3. Thiết kế gian hàng online | 0 | 0 – 2.000.000 VNĐ | 0 – 5.000.000 VNĐ (tùy thuộc mô hình triển khai) | 0 – 5.000.000 VNĐ (tùy thuộc mô hình triển khai) |
1.4. Chụp ảnh, quay video sản phẩm | 500.000 – 1.000.000 VNĐ | 500.000 – 1.000.000 VNĐ | 0 – 500.000 VNĐ (sử dụng nguồn ảnh/video miễn phí từ nhà cung cấp hoặc mua sản phẩm về tự quay chụp). | 0 – 500.000 VNĐ (sử dụng nguồn ảnh/video miễn phí từ nhà cung cấp hoặc mua sản phẩm về tự quay chụp). |
1.5. Mua hàng tồn kho ban đầu | 5.000.000 – 50.000.000+ VNĐ | 5.000.000 – 50.000.000+ VNĐ | 0 VNĐ | 0 VNĐ |
2. Chi phí vận hành hàng tháng | ||||
2.1. Chi phí Quảng cáo/Marketing | 2.000.000 – 10.000.000+ VNĐ | 2.000.000 – 10.000.000+ VNĐ | 1.000.000 – 5.000.000+ VNĐ | 2.000.000 – 5.000.000+ VNĐ |
2.2. Phí nền tảng (Sàn/Shopify/Hosting) | 0 | 0 – 5% Doanh thu + Phí cố định + Phí voucher | 0 – 500.000 VNĐ | 500.000 – 2.000.000+ VNĐ |
2.3. Chi phí đóng gói và vận chuyển | 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ | 1.500.000 – 3.000.000 VNĐ | 0 | 0 |
2.4. Chi phí nhập lại hàng tồn kho | Tùy doanh số | Tùy doanh số | 0 | 0 |
3. Vốn dự phòng | 3.000.000 VNĐ | 6.000.000 VNĐ | 0 | 0 |
Tổng vốn ước tính | 12.000.000 – 70.000.000 VNĐ | 20.000.000 – 40.000.000 VNĐ | 2.000.000 – 7.000.000 VNĐ | 2.000.000 – 7.000.000 VNĐ |
Cửa hàng nhỏ và vừa (khoảng 5 trăm – 8 trăm triệu)
Kinh doanh đồ gia dụng theo mô hình cửa hàng nhỏ và vừa đòi hỏi một khoản vốn đầu tư ban đầu đáng kể hơn so với kinh doanh online thuần túy, chủ yếu tập trung vào mặt bằng, setup cửa hàng và nhập hàng tồn kho ban đầu.

Dưới đây là bảng phân tích chi tiết các khoản mục chi phí khi kinh doanh đồ gia dụng mô hình cửa hàng nhỏ và vừa:
Khoản mục chi phí | Chi tiết cần chuẩn bị | Ước tính số vốn (VNĐ) |
1. Vốn đầu tư ban đầu | ||
1.1. Thuê mặt bằng | Thường cần đặt cọc 3 – 6 tháng | 30.000.000 – 150.000.000+ |
1.2. Trang trí cửa hàng | Sơn sửa, làm sàn, trần, vách ngăn (nếu cần), decor | 20.000.000 – 50.000.000 |
1.3. Biển hiệu, bảng hiệu | Thiết kế, thi công biển quảng cáo | 5.000.000 – 20.000.000 |
1.4. Nhập hàng tồn kho ban đầu | Nhập các các mặt hàng gia dụng đa dạng để trưng bày/bán | 50.000.000 – 200.000.000+ |
1.5. Kệ trưng bày | Kệ, giá, tủ, bàn thu ngân… | 10.000.000 – 25.000.000 |
1.6. Giấy phép kinh doanh | Lệ phí đăng ký, con dấu (nếu có) | 1.000.000 – 3.000.000 |
1.7. Chi phí marketing khai trương | Quảng cáo local, tờ rơi, khuyến mãi ngày đầu | 5.000.000 – 20.000.000 |
2. Chi phí vận hành hàng tháng | ||
2.1. Tiền thuê mặt bằng hàng tháng | Tiền thuê cố định hàng tháng | 10.000.000 – 30.000.000+ |
2.2. Chi phí điện, nước, Internet | Tiền điện, nước, phí internet, điện thoại | 1.000.000 – 3.000.000 |
2.3. Lương nhân viên | Lương cứng, thưởng (nếu có). Ít nhất 1-2 nhân viên | 10.000.000 – 30.000.000+ |
2.4. Chi phí marketing/quảng cáo | Chạy quảng cáo local, online (Facebook), in ấn | 3.000.000 – 15.000.000+ |
2.5. Vốn nhập hàng bổ sung | Mua bổ sung các mặt hàng bán chạy hoặc hết hàng | 15.000.000 – 60.000.000+ |
2.6. Chi phí đóng gói | Túi, hộp, vật liệu đóng gói | 500.000 – 2.000.000 |
2.7. Chi phí khác (vệ sinh, sửa chữa nhỏ…) | 500.000 – 2.000.000 | |
3. Vốn dự phòng | Khoản dự trữ cho 3 – 6 tháng chi phí vận hành | 100.000.000 – 200.000.000 |
Tổng vốn ước tính | 500.000.000 – 800.000.000 VNĐ |
Cửa hàng lớn/siêu thị mini đồ gia dụng (khoảng 4 – 8 tỷ)
Kinh doanh đồ gia dụng theo mô hình cửa hàng lớn/siêu thị mini đòi hỏi một khoản đầu tư và chi phí vận hành tương đối lớn. Trong đó phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất là phí thuê mặt hàng, setup cửa hàng và nhập hàng ban đầu.

Dưới đây là phân tích chi tiết các nguồn vốn và chi phí khi kinh doanh đồ gia dụng theo mô hình cửa hàng lớn/siêu thị mini:
Hạng mục chi phí | Chi tiết cần chuẩn bị | Ước tính số vốn (VNĐ) |
1. Vốn đầu tư ban đầu | ||
1.1. Chi phí thuê mặt bằng | Tiền cọc thuê mặt bằng (thường 3-6 tháng) | 150.000.000 – 300.000.000 |
1.2. Chi phí cải tạo & setup cửa hàng | Cải tạo, sửa chữa mặt bằng (sơn sửa, lát sàn, trần…), làm biển hiệu, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, điều hòa, hệ thống điện nước phù hợp… | 300.000.000 – 700.000.000 |
1.3. Chi phí mua sắm trang thiết bị | – Kệ trưng bày, giá đỡ hàng hóa
– Quầy thu ngân, bàn ghế văn phòng làm việc – Hệ thống camera an ninh, báo động – Hệ thống PCCC (nếu cần) – Máy tính, máy in, máy scan |
200.000.000 – 400.000.000 |
1.4. Chi phí phần mềm quản lý | Hệ thống phần mềm quản lý bán hàng (POS) & kho
– Hệ thống mạng Internet, điện thoại – Chi phí lắp đặt ban đầu |
50.000.000 – 100.000.000 |
1.5. Chi phí nhập hàng tồn kho ban đầu | Mua sắm các mặt hàng đồ gia dụng với số lượng và chủng loại đa dạng để trưng bày và bán. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất. | 1.000.000.000 – 3.000.000.000+ |
1.6. Chi phí pháp lý & thủ tục | Đăng ký kinh doanh, giấy phép con (nếu có), chi phí tư vấn pháp lý ban đầu… | 10.000.000 – 30.000.000 |
1.7. Chi phí marketing khai trương | Thiết kế POSM (poster, banner), quảng cáo trên các kênh ban đầu, tổ chức sự kiện khai trương… | 30.000.000 – 80.000.000 |
2. Chi phí vận hành hàng tháng | ||
2.1. Chi phí thuê mặt bằng | Tiền thuê mặt bằng hàng tháng. | 50.000.000 – 100.000.000 |
2.2. Chi phí lương nhân viên | Lương cứng, thưởng, phụ cấp, đóng bảo hiểm… cho đội ngũ (quản lý, bán hàng, thu ngân, kho/giao nhận…). Ước tính 4-6 nhân viên. | 40.000.000 – 80.000.000 |
2.3. Chi phí điện, nước, Internet | Tiền điện (rất cao do chiếu sáng, điều hòa, trưng bày sản phẩm hoạt động), nước, internet, điện thoại… | 10.000.000 – 25.000.000 |
2.4. Chi phí marketing & quảng cáo | Chi phí chạy quảng cáo online/offline, khuyến mãi, tổ chức sự kiện nhỏ, in ấn POSM… | 10.000.000 – 30.000.000 |
2.5. Chi phí bảo trì & sửa chữa | Chi phí bảo trì định kỳ thiết bị (điều hòa, hệ thống điện), sửa chữa nhỏ phát sinh tại cửa hàng… | 5.000.000 – 15.000.000 |
2.6. Chi phí phần mềm & dịch vụ | Phí duy trì phần mềm quản lý bán hàng, các dịch vụ hỗ trợ khác (nếu có)… | 3.000.000 – 8.000.000 |
2.7. Thuế và các khoản phí khác | Thuế môn bài (nộp hàng năm), thuế GTGT, thuế TNDN (tạm nộp quý/tháng), các loại phí hành chính khác… | 5.000.000 – 20.000.000+ |
2.8. Chi phí khác | Chi phí văn phòng phẩm, vệ sinh, giao hàng (nếu có), tiếp khách, chi phí đi lại… | 5.000.000 – 10.000.000 |
3. Vốn dự phòng | ||
Dự phòng cho chi phí vận hành | Khoản tiền để chi trả chi phí vận hành (mục II) trong những tháng đầu chưa có doanh thu hoặc doanh thu thấp, hoặc khi gặp khó khăn đột xuất. | 500.000.000 – 1.500.000.000 |
Dự phòng cho rủi ro | Chi phí sửa chữa lớn đột xuất (điều hòa hỏng, hệ thống điện gặp vấn đề), chi phí pháp lý bất ngờ, mất mát hàng hóa… | 100.000.000 – 300.000.000 |
Dự phòng vốn nhập hàng | Dự trữ thêm vốn để nhập hàng khi có cơ hội tốt (giá tốt, hàng hot) hoặc khi nhu cầu thị trường tăng đột biến. | 100.000.000 – 500.000.000+ |
Tổng vốn ước tính | 4.000.000.000 – 8.000.000.000 VNĐ |
9 bí quyết tối ưu nguồn vốn kinh doanh đồ gia dụng
Để tối ưu được nguồn vốn ban đầu khi kinh doanh đồ gia dụng, bạn tham khảo thêm 9 bí quyết sau:
Bắt đầu từ quy mô nhỏ, online trước
Khi mới bắt đầu kinh doanh đồ gia dụng, thay vì bỏ ra một khoản tiền lớn để mở cửa hàng truyền thống, bạn có thể bắt đầu từ quy mô nhỏ qua các kênh online. Việc bán hàng trực tuyến giúp giảm thiểu chi phí mặt bằng, nhân viên và các chi phí phát sinh khác.

Bạn có thể thử nghiệm và tìm kiếm thị trường mục tiêu qua các nền tảng như Facebook, Instagram, Shopee, Lazada hoặc website riêng của mình. Điều này cho phép bạn tiết kiệm nguồn vốn ban đầu và điều chỉnh chiến lược dễ dàng hơn mà không gặp phải nhiều rủi ro.
Tập trung vào một ngách sản phẩm cụ thể, độc đáo
Thay vì phải nhập đủ loại sản phẩm từ nồi niêu, xoong chảo đến máy hút bụi, tủ lạnh, bạn chỉ cần tập trung nhập sâu vào một nhóm sản phẩm nhất định (ví dụ: chỉ bán đồ gia dụng nhà bếp thông minh hoặc chỉ bán đồ gia dụng làm sạch chuyên dụng). Điều này giúp giảm tổng giá trị hàng tồn kho cần có ban đầu.

Tìm nguồn hàng tận gốc, giá tốt
Lấy hàng trực tiếp từ nhà phân phối chính hãng hoặc chợ đầu mối lớn giúp bạn có giá nhập thấp, đảm bảo chất lượng và có thể thương lượng chính sách chiết khấu tốt hơn. Tránh nhập qua nhiều khâu trung gian để giảm chi phí vốn.
SUBE Việt Nam là đơn vị nhập khẩu và phân phối đồ gia dụng thông minh từ thương hiệu nổi tiếng Bear. Công ty chuyên cung cấp nguồn hàng chính hãng với chiết khấu hấp dẫn cho các đại lý, nhà phân phối trên toàn quốc.
Tất cả các lô hàng sản phẩm Bear do SUBE phân phối đều nhập trực tiếp từ nhà máy sản xuất Bear theo đường chính ngạch, có đầy đủ hóa đơn nhập khẩu và chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Những lợi ích khi hợp tác phân phối đồ gia dụng Bear chính ngạch tại Việt Nam đó là:

Cân nhắc dropshipping hoặc order không cần ôm hàng nhiều
Với vốn ít, bạn có thể áp dụng mô hình dropshipping hoặc đặt hàng theo đơn để giảm thiểu vốn lưu động, tránh tồn kho đọng vốn và giảm rủi ro hàng hóa lỗi thời hoặc không bán được. Bạn không cần bỏ ra hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để “ôm” hàng vào kho hay chi phí thuê mặt bằng, thiết kế cửa hàng, vận hành… Vốn chỉ được chi khi có đơn hàng từ khách và nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và giao hàng đến tay khách hàng.
Tận dụng tối đa các kênh Marketing 0 đồng (SEO, Content, Social Media tự nhiên)
Marketing 0 đồng là một cách hiệu quả để tiết kiệm chi phí quảng cáo. Hãy tối ưu hóa website của bạn với SEO (Search Engine Optimization) để có thể xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm như Google, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm của bạn.

Bạn cũng có thể kết hợp tạo nội dung hữu ích và hấp dẫn cho khách hàng qua các bài blog, video hướng dẫn hoặc bài viết chia sẻ trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok). Đặc biệt, mạng xã hội là nơi bạn có thể tạo dựng cộng đồng, kết nối với khách hàng tiềm năng mà không phải chi trả cho quảng cáo.
Tự làm các công việc có thể (thiết kế, bán hàng, giao hàng ban đầu…)
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tự làm các công việc như thiết kế hình ảnh, banner quảng cáo, giao hàng ban đầu hoặc chăm sóc khách hàng. Thực tế, có rất nhiều công cụ miễn phí hoặc chi phí thấp có thể giúp bạn thiết kế chuyên nghiệp mà không cần thuê nhân viên (như Canva, PicMonkey). Việc tự làm sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí vận hành trong giai đoạn đầu của kinh doanh.
Quản lý hàng tồn kho hiệu quả, tránh đọng vốn
Quản lý kho hàng chính là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu nguồn vốn. Việc để hàng tồn kho quá lâu không chỉ làm tăng chi phí lưu kho mà còn làm giảm khả năng thanh khoản vốn. Hãy luôn theo dõi và dự báo nhu cầu tiêu thụ của khách hàng để tránh tình trạng hàng hóa tồn đọng. Bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm quản lý kho để tối ưu quy trình này, giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đàm phán với nhà cung cấp để có chính sách tốt
Khi bạn đã tìm được những nhà cung cấp uy tín, hãy đàm phán để có mức giá tốt nhất hoặc chính sách thanh toán linh hoạt. Đôi khi, bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp giảm giá, chiết khấu hoặc hỗ trợ miễn phí chi phí vận chuyển nếu đặt hàng số lượng lớn.
Bạn cũng có thể đàm phán để có những ưu đãi về bảo hành, đổi trả hoặc các chương trình khuyến mãi nhằm giảm chi phí cho khách hàng của mình.

Tái đầu tư lợi nhuận một cách khôn ngoan
Một trong những bí quyết quan trọng để duy trì và phát triển kinh doanh chính là tái đầu tư lợi nhuận. Sau khi đã có lợi nhuận, hãy xem xét việc đầu tư lại vào các lĩnh vực cần thiết như phát triển sản phẩm mới, mở rộng marketing hoặc cải thiện hệ thống bán hàng. Tái đầu tư một cách khôn ngoan sẽ giúp bạn phát triển bền vững, tối ưu hóa quy trình và tăng trưởng doanh thu.
Việc chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ và hợp lý là yếu tố then chốt để đảm bảo sự thành công khi kinh doanh đồ gia dụng. Bằng cách tính toán chi tiết các chi phí đầu tư, vận hành và dự phòng, bạn sẽ có nền tảng vững chắc để phát triển bền vững. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố cần thiết trong việc chuẩn bị vốn kinh doanh. Chúc bạn thành công trên con đường khởi nghiệp!