Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh được rất nhiều người ứng dụng trong quá trình mang thai. Để làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi ở bà bầu, bạn có thể sử dụng các cách chữa trị khác nhau từ xông hơi, kê gối cao, tập thể dục cho đến dùng miếng dán thông mũi, bổ sung vitamin C, uống trà gừng nóng,…
Phụ thuộc vào từng tình trạng và nguyên nhân gây ra sẽ có những cách trị nghẹt mũi cho mẹ bầu khác nhau. Hãy cùng Bear Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng nghẹt mũi ở các bà bầu thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu
Tình trạng nghẹt mũi trong giai đoạn mang thai xảy ra thường xuyên ở các mẹ bầu. Tuy nhiên tình trạng nghẹt mũi này đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gây ra những nguy hại không tốt cho sức khỏe cơ thể của mẹ bầu và thai nhi.
– Cảm lạnh hoặc cảm cúm: Điều này xảy ra do nhiễm virus cấp tính của đường hô hấp gây ra. Tình trạng này sẽ khiến cơ thể của mẹ bầu cảm thấy ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi kéo dài,…
– Dị ứng khi mang thai: Tình trạng này xảy ra khi mẹ bầu nạp vào cơ thể những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, trứng, đậu phộng,… Hiện tượng dị ứng thực phẩm ở mẹ bầu thường xuất hiện những biểu hiện như: nghẹt mũi, nổi mề đay, phát ban đỏ, ngứa tai, ngứa họng,…
– Viêm mũi: Được biết đến là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với những yếu tố dị nguyên trên đường hô hấp. Khi gặp phải tình trạng bị viêm mũi, thai phụ thường xuất hiện một số triệu chứng như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, mắt đỏ, đau đầu, nhức mũi,…
– Viêm xoang: Là tình trạng xảy ra khi lớp niêm mạc ở các xoang bị sưng, làm cản trở chất nhầy chảy ra khỏi các xoang. Điều này khiến các mẹ bầu gặp phải triệu chứng: nghẹt mũi, tăng áp lực, cảm thấy khó chịu ở các vùng má, mũi và mắt.
Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Triệu chứng nghẹt mũi xảy ra thường xuyên khiến thai phụ luôn phải thở mạnh bằng miệng, không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Điều này làm cho mẹ và thai nhi ở trong tình trạng thiếu oxy, dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và cơ thể:
– Tăng huyết áp khi mang thai: Đây là một bệnh lý thường xuyên xảy ra đối với các mẹ bầu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây hiểm tới mẹ và thai nhi.
– Làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật: Đây là một hội chứng bệnh lý toàn thân có thể gây biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Nếu không phòng ngừa bệnh tiền sản giật kịp thời, mẹ bầu sẽ bị suy thận cấp, hoại tử ống thận, vỡ gan suy gan,… Còn thai nhi sẽ chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu, sinh non, tử vong chu sinh,…
– Thai nhi không được cung cấp đủ oxy: Do nghẹt mũi sẽ dẫn đến những tình trạng như sinh non, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, phát triển chậm,…. Sau khi bé chào đời, còn có nguy cơ mắc phải các bệnh gây tàn tật và tử vong cao như bại não, mù,…
– Suy nhược cơ thể: Nghẹt mũi còn khiến mẹ bầu bị cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến việc suy nhược cơ thể do ngủ không đủ giấc. Tình trạng suy nhược cơ thể có sức ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, vị giác và khả năng ăn bị giảm sút. Khi đó, thai nhi không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nên cơ thể không được phát triển một cách toàn diện.
>> Xem thêm: Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thay đổi như thế nào <<
Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu ngay tại nhà đơn giản
Nghẹt mũi được biết đến là tình trạng hoàn toàn bình thường đối với các mẹ bầu khi mang thai. Khi mắc phải triệu chứng nghẹt mũi, các mẹ bầu thường hạn chế việc dùng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh. Bởi trong thuốc kháng sinh có nhiều chất gây hại cho thai nhi.
Hãy cùng Bear Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu mà không cần dùng đến thuốc hoặc các thực phẩm chức năng khác.
Xông hơi – cách trị nghẹt mũi cho bà bầu
Xông hơi là biện pháp dân gian được dùng để cải thiện tình trạng nghẹt mũi tạm thời, nhưng mại lại hiệu quả vô cùng tốt. Mặc dù không thể chữa trị dứt điểm triệu chứng nghẹt mũi nhưng cũng có thể giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Bạn chỉ cần đun nước sôi vào một chiếc nồi lớn, sau đó dùng một chiếc khăn mềm có kích thước lớn dùng để trùm đầu. Tiếp đến bạn hãy đặt chậu nước xông hơi xuống dưới đất, di chuyển mặt sát với chậu nước để hơi bốc lên. Hít lấy hơi nước trong khoảng 5 – 7 phút.
Trị nghẹt mũi bằng nước ấm, chanh và mật ong
Một trong những cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả nhất đó là uống nước ấm pha với chanh và mật ong. Không chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng nghẹt mũi, mà còn giúp mẹ bầu giảm thiểu các tình trạng như ốm nghén, thèm chua, thiếu dinh dưỡng,…
Ngoài ra hỗn hợp nước ấm pha với chanh và mật ong còn bổ sung rất nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu và các khoáng chất khác như Canxi, Photpho, Magie,… Từ đó giúp mẹ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp cơ thể bé hình thành và phát triển khỏe mạnh.
Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu bằng tỏi
Tình trạng nghẹt mũi xảy ra liên tục khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng xấu đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi bằng việc sử dụng tỏi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi có nhiều công dụng, đặc tính giúp điều trị tình trạng sổ mũi và nghẹt mũi.
Lưu ý rằng bạn không nên nhét tỏi vào mũi hay dùng nước tỏi nhỏ vào mũi, bởi việc làm này có thể dẫn tới một số rủi ro như kích ứng, bị mắc kẹt trong đường thở, nhiễm trùng,… Thay vào đó bạn có thể xông hơi với tỏi, hít tỏi tươi,…
>> Tham khảo thêm: Cách dưỡng thai khi bị bóc tách các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý <<
Miếng dán thông mũi cho bà bầu chữa nghẹt mũi
Miếng dán thông mũi được đánh giá là cách chữa trị nghẹt mũi cho bà bầu được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi miếng dán thông mũi chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng mở rộng đường thở, khiến hệ hô hấp lấy được nhiều oxy hơn. Từ đó, các mẹ bầu có thể cải thiện được tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi,….
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, miếng dán thông mũi phát huy tác dụng hiệu quả nhất là vào ban đêm. Chỉ cần sử dụng theo đúng hướng dẫn trên bao bì, các mẹ bầu đã có thể khắc phục được tình trạng nghẹt mũi của mình. Điểm cộng lớn nhất của miếng dán thông mũi là không mang lại bất kỳ tác dụng phục gây hại nào cho mẹ và bé.
Trị nghẹt mũi bằng cách dùng máy phun sương tạo độ ẩm
Chiếc máy phun sương tạo độ ẩm sẽ giúp nhiệt độ phòng của bạn luôn ở mức tốt nhất cho sức khỏe là 55 – 65%. Khi hít thở và hoạt động trong một môi trường sống có mức độ ẩm này, các mẹ bầu sẽ cải thiện được tình trạng nghẹt mũi, cảm cúm, khô môi, rát họng. Thêm vào đó, chiếc máy phun sương tạo độ ẩm còn giúp mẹ và bé cảm thấy thoải mái, tinh thần vui vẻ, không thiếu oxy khi hô hấp,…
Máy phun sương tạo ẩm Bear nằm trong top những loại máy được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên các mẹ bầu nên dùng khi mang thai. Bởi thiết kế máy được ứng dụng công nghệ lọc hiện đại, sạch 99% bụi bẩn trong không khí và ức chế sự phát triển của vi khuẩn cực tốt. Chiếc máy phun sương tạo ẩm đến từ thương hiệu Bear hoàn toàn có thể cung cấp độ ẩm trong suốt 4 mùa.
Trà gừng nóng – Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu
Không chỉ tỏi tươi, củ gừng cũng nằm trong top những thực phẩm được nhiều người ứng dụng khi điều trị tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu. Bởi trong gừng có chứa nhiều hợp chất thực vật gingerols và shogaols, giúp mẹ bầu khắc phục triệu chứng nghẹt mũi và buồn nôn khi mang thai.
Để có thể phát huy tất cả các công dụng, bạn hãy uống trà gừng hay vì sử dụng củ gừng tươi. Bởi khi nấu trà gừng lượng gingerol sẽ có nhiều hơn trong gừng tươi. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng 900ml trà gừng mỗi ngày, tránh việc chảy máu âm đạo, đông máu, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,…
Bổ sung nhiều vitamin C – Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu
Nếu các mẹ bầu đang gặp phải tình trạng nghẹt mũi nặng và thường xuyên, thì cách trị nghẹt mũi tốt nhất lúc này đó là nghỉ ngơi và bổ sung nhiều vitamin C. Việc này có thể giúp các mẹ bầu tăng khả năng miễn dịch làm giảm các triệu chứng đang gặp phải. Ngoài ra vitamin C còn là dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể mẹ trở nên khỏe mạnh và thai nhi có sự phát triển tốt hơn.
Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu – Tập thể dục tại nhà
Đi bộ hoặc tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà là cách tốt nhất để điều trị triệu chứng nghẹt mũi và cải thiện tình trạng sức khỏe. Tuyệt đối không tập thể dục ngoài trời, đặc biệt là những nơi có nhiều xe cộ đi lại, nhiều khói bụi, mùi xăng xe,… khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn. Các thai phụ cũng cần kết hợp thêm các bài tập tốt cho tim mạch, với tần suất thường xuyên để cải thiện tình trạng lưu thông máu.
Kê gối cao đầu – cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả
Bên cạnh việc tập thể dục tại nhà, cách trị nghẹt mũi cho bà bầu được ứng dụng nhiều nhất đó là kê gối cao trước khi ngủ. Bởi khi nằm trên một chiếc gối cao, mũi của bạn sẽ cao hơn phần tim khi đó mũi sẽ rút hết nước nhầy. Nhờ đó mà tình trạng nghẹt mũi, cảm cúm, đau đầu, đau nhức cơ bắp được cải thiện một cách rõ ràng.
Lưu ý khi dùng các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong giai đoạn đang mang thai xảy ra rất phổ biến ở các mẹ bầu. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những phương pháp trên, để cải thiện và khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn cần lưu ý:
– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để điều trị: Bởi trong giai đoạn mang thai bé cực kỳ nhạy cảm, các mẹ bầu không nên tự ý dùng sử dụng thuốc tại các quầy thuốc địa phương. Các mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn và kê đơn từ bác sĩ, tránh gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
– Dùng các loại thuốc xịt mũi phù hợp: Bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên tai mũi họng. Bởi không phải loại thuốc xịt mũi nào cũng an toàn cho các bà bầu khi mang thai.
– Thường xuyên khám thai định kỳ: Khi các mẹ bầu tái khám định kỳ, sẽ giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là đối với các thai phụ đang gặp phải tình trạng nghẹt mũi, bác sĩ có thể đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời.
Với những cách trị nghẹt mũi cho bà bầu được tổng hợp trên đây, Bear tin rằng bạn đọc sẽ không gặp phải khó khăn khi gặp phải tình trạng này. Các bà bầu có thể áp dụng những cách chữa trị này ngay tại nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Trong trường hợp tình trạng không được cải thiện, mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.