Hầu hết các mẹ đều biết giai đoạn ăn dặm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của con cả về thể chất và trí tuệ. Để con yêu phát triển toàn diện, mẹ cần xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này trở nên đơn giản hơn nếu mẹ áp dụng một số món ăn theo tư vấn của các chuyên gia đầu ngành. Hãy cùng Bear Việt Nam khám phá ngay chế độ ăn dặm giúp bé lớn nhanh, khỏe mạnh nhé!
Những thực phẩm mẹ cần ưu tiên trong thực đơn ăn dặm của bé
Một khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng trước tiên cần đảm bảo sự cân bằng của 4 nhóm chất: bột đường, chất đạm, chất béo và các loại vitamin. Ngoài ra, thời điểm này hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên mẹ nên bổ sung rau củ, trái cây giàu vitamin và chất xơ nhiều hơn so với chất béo và đường.
Đặc biệt, không phải bé nào cũng hợp tác ăn dặm tất cả các món mẹ chế biến ngay từ đầu. Nếu con không thích một loại thức ăn nào đó, mẹ hãy tôn trọng và không ép bé ăn. Hãy dành cho con thêm thời gian để thích nghi hoặc giới thiệu món khác có hàm lượng dinh dưỡng tương tự như vậy để thay thế.
Dưới đây là một số thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn ăn dặm của bé được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:
- Các loại thịt: thịt đỏ chứa nhiều sắt, thịt trắng nhiều đạm.
- Các loại hải sản: cá hồi, cá ngừ, tôm, cua chứa nhiều canxi và omega 3 tốt cho xương và trí não
- Các loại rau củ: cà rốt, khoai tây, súp lơ, bí đỏ…
- Các loại hoa quả: chuối, táo, đu đủ, bơ, thanh long, kiwi…
- Chế phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai…
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của bé vừa kể trên thì theo khuyến cáo, mẹ không nên bổ sung các thực phẩm như sau vào chế độ ăn dặm của bé:
- Mật ong: Dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng với thực phẩm này không được sử dụng với bé dưới 1 tuổi vì có khả năng gây tác dụng phụ nguy hiểm.
- Gia vị muối, đường, nước mắm…: Vị giác của trẻ nhạy bén hơn nhiều so với người lớn. Bên cạnh đó nhu cầu đường, muối của bé ở thời điểm này rất ít, chỉ cần cung cấp qua các thực phẩm như thịt, cá, rau quả…Mẹ không nên nêm nếm bất kỳ gia vị nào vào thức ăn của bé để tránh cho các cơ quan trong cơ thể bé phải hoạt động quá tải.
- Một số thực phẩm có nguy cơ gây hóc nghẹn: nho, cà chua bi, việt quất…, mẹ nên sơ chế bằng cách cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn trước khi cho bé ăn để đảm bảo an toàn.
Gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho con tăng cân khỏe mạnh
- Cháo thịt bò súp lơ
Thịt bò là một trong những loại thực phẩm hàng đầu giúp cung cấp sắt, phòng ngừa thiếu máu cho bé. Nguồn vitamin và khoáng chất trong thịt bò sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời hơn nếu được kết hợp cùng các loại rau củ, đặc biệt là súp lơ. Trong súp lơ chứa đa dạng các loại vitamin như vitamin B2, B5, B6,…, chất đạm cùng lượng chất xơ dồi dào rất tốt cho tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch cho bé.
Nguyên liệu: Gạo, súp lơ, thịt bò, dầu oliu/ óc chó, hành tím (nếu có).
Cách chế biến:
- Bước 1: Ngâm gạo với nước khoảng 30 phút cho mềm rồi nấu cháo chín, sau đó rây mịn nếu bé mới ăn dặm.
- Bước 2: Cắt nhỏ súp lơ, rửa sạch rồi hấp chín sau đó xay nhuyễn.
- Bước 3: Rửa sạch thịt bò, xay nhuyễn rồi ướp cùng một chút gừng và hành tím. Sau đó cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành rồi xào thịt bò chín.
- Bước 4: Cho thịt bò, súp lơ xay nhuyễn vào nấu cùng với cháo.
- Cháo cá rô rau cải
Sự kết hợp hai thực phẩm này có tác dụng cung cấp rất nhiều canxi, khoáng chất và các vitamin C, A..tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tim mạch của bé phát triển khỏe mạnh.
Nguyên liệu: Gạo, cá rô phi, rau cải xanh, dầu oliu/ óc chó, gừng, hành tím.
Cách chế biến:
- Bước 1: Gạo ngâm với nước khoảng 30 phút, sau đó nấu thành cháo chín rồi rây cho mịn hoặc để nguyên tùy theo độ ăn thô của bé.
- Bước 2: Cá rô phi lọc thịt rồi xay nhuyễn, tiếp tục lọc xương cẩn thận rồi ướp gừng. Cho một chút dầu ăn vào chảo, phi thơm hành rồi xào chín.
- Bước 3: Rau cải xanh rửa sạch rồi cắt nhỏ, xay nhuyễn.
- Bước 4: Đun sôi cháo rồi cho các nguyên liệu cá rô, rau cải xanh đã xay nhuyễn vào trộn đều cho tới khi chín mềm.
- Cháo lươn khoai môn
Thịt lươn chứa rất nhiều dinh dưỡng, được đánh giá là vừa bổ vừa mát, đặc biệt phù hợp với những bé biếng ăn, chậm lớn. Trong khi đó khoai môn lại rất giàu vitamin, khoáng chất như kẽm, sắt, magie….Món cháo này rất thơm ngoan và cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé.
Nguyên liệu: Thịt lươn, khoai môn, đậu xanh, gạo nếp, dầu oliu/ óc chó, hành lá, rau thơm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế lươn, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc. Khi lươn chín, vớt ra để nguội bớt rồi lọc lấy phần thịt nạc. Phần nước luộc lươn vừa xong đem nấu cháo để tăng vị ngọt tự nhiên.
- Bước 2: Gọt vỏ khoai môn, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi hấp qua.
- Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành sau đó cho thịt lươn vừa lọc vào đảo đều tới khi chín mềm.
- Bước 4: Tiếp tục cho khoai môn, thịt lươn vào nồi cháo rồi đảo đều cho nguyên liệu hòa quyện, đợi cháo chín tắt bếp, múc ra bát cho bé ăn.
Lưu ý: Với các bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy xay nhuyễn, rây mịn khoai môn để bé ăn dễ dàng hơn. Các bé đã ăn thô tốt thì chỉ cần xé nhỏ thịt lươn.
- Cháo tôm bí đỏ
Tôm là một trong những hải sản rất giàu canxi, chất đạm cùng nhiều vitamin thúc đẩy xương phát triển khỏe mạnh, đồng thời trong tôm có chứa hàm lượng kẽm lớn kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Bí đỏ được biết đến với khả năng giúp bé phát triển thị giác, trí não cũng như tăng sức đề kháng nhờ chứa nhiều vitamin A, C và các axit béo omega 3, 6…
Thời điểm ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn tôm 1 bữa/ ngày và 2-3 lần/ tuần. Với lân ăn dặm đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn thử một chút rồi theo dõi bé để tránh trường hợp dị ứng hải sản.
Nguyên liệu:
Tôm tươi, bí đỏ, gạo nếp, hành, rau thơm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gọt sạch vỏ bí đỏ, rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ. Hấp chín bí rồi rây mịn.
- Bước 2: Tôm bóc vỏ, rút bỏ chỉ đen, rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn. Nếu trẻ mới ăn dặm, mẹ có thể lọc qua rây thêm lần nữa để tôm nhuyễn mịn, không còn lợn cợn.
- Bước 3: Gạo nếp nấu chín nhừ. Khi cháo chín, cho các nguyên liệu tôm, bí đỏ đã sơ chế vào khuấy đều thêm vài phút rồi tắt bếp.
Những món cháo ăn dặm cho bé sẽ trở nên thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng hơn nếu mẹ sử dụng nồi nấu chậm. Công dụng chính của nồi nấu chậm là làm chín mềm thức ăn trong một thời gian dài ở nhiệt độ lý tưởng (75-135 độ C) nên bảo toàn tối đa dưỡng chất và hương vị của thực phẩm. Không chỉ vậy, nồi nấu chậm còn có khả năng giữ ấm món ăn dặm suốt cả ngày dài nên được rất nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn.
Với nhịp sống bận rộn, để có thể vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo món ăn bổ dưỡng, thơm ngon cho bé thì việc sử dụng nồi nấu chậm Bear chính là giải pháp toàn vẹn.
Không ít mẹ băn khoăn nếu nấu cả ngày như vậy thì có tốn điện không? Câu trả lời là không, trái lại sử dụng nồi nấu chậm Bear còn giúp mẹ tiết kiệm điện nữa. Bởi thực phẩm trong nồi nấu chậm sẽ luôn được duy trì ở mức nhiệt lý tưởng giúp chín đều một cách hoàn hảo.
Mẹ không cần điều chỉnh nhiệt độ cao – thấp như khi sử dụng bếp từ, bếp hồng ngoại hay lửa to – nhỏ nếu dùng bếp ga thông thường, cũng không phải canh mẹ sợ quá lửa và cháy đồ ăn cho bé. Tóm lại, sử dụng nồi nấu chậm Bear sẽ giúp mẹ tiết kiệm tối đa nhiên liệu và điện khi chế biến đồ ăn dặm cũng như những món ngon
Nấu một lần – Ăn cả ngày, vẫn đảm bảo vẹn nguyên dưỡng chất. Đó chính là ưu điểm vượt trội của nồi nấu chậm Bear.
Với thực đơn ăn dặm chuẩn dinh dưỡng theo tư vấn từ các chuyên gia, hy vọng các mẹ có thể tham khảo và lựa chọn các món ngon giúp con phát triển khỏe mạnh. Bear Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng mẹ để chọn cho bé yêu những điều tốt nhất trong suốt hành trình khôn lớn.