Điều cần tránh để nồi nấu chậm bền hơn sẽ giúp bạn giữ được tuổi thọ lâu dài của thiết bị trong suốt quá trình sử dụng. Nồi nấu chậm là món đồ gia dụng được đông đảo người nội trợ yêu thích vì mang lại nhiều lợi ích thiết thực như đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng và hương vị món ăn, giúp người dùng tiết kiệm thời gian… Vậy làm sao để sử dụng nồi đúng cách và giúp nồi bền hơn? Dưới đây là những điều cần tránh để nồi nấu chậm bền hơn.
Nồi nấu chậm là gì? Có thực sự cần thiết?
Nồi nấu chậm là loại nồi chuyên dụng được thiết kế để làm chín thức ăn ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài. Đây là một trong những loại nồi không thể thiếu trong các căn bếp hiện đại nhờ mang đến nhiều lợi ích như:
- Có nhiều chế độ nấu
Người dùng có thể sử dụng nồi để chế biến các món ninh, hầm, kho, súp, tổ yến hay nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ và chủ động điều chỉnh thời gian phù hợp.
- Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho món ăn
Nồi nấu chậm giúp bạn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cũng như hương vị cho mỗi món ăn nhờ cơ chế làm chín thức ăn ở nhiệt độ thấp.
- Độ bền cao và an toàn cho sức khỏe
Nắp vung nồi được làm bằng chất liệu thủy tinh chịu nhiệt, lòng nồi làm từ sứ ceramic cao cấp vừa có độ bền cao vừa đảm bảo an toàn khi đun nấu và không gây hại cho sức khỏe.
- Tiết kiệm điện
Công suất 200W – 220W giúp quá trình đun nấu bằng nồi chuyên nấu chậm không tiêu thụ nhiều điện năng, từ đó tiết kiệm điện cho người sử dụng ngay cả khi được sử dụng liên tục trong thời gian dài.
6 điều cần tránh để nồi nấu chậm bền hơn
Ngoài đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, các bạn cũng cần tránh 6 điều sau để nồi nấu chậm bền hơn:
- Sử dụng nồi để chế biến thức ăn khi chưa kiểm tra độ an toàn của nồi.
Trong một số trường hợp, bộ phận làm nóng của nồi mới mua có thể hoạt động chưa tốt nên nếu sử dụng ngay có thể không nấu chín thức ăn hoặc không làm mất vi khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sống.
- Xếp đầy đồ ăn trong lòng nồi.
Việc xếp đồ ăn đầy lòng nồi có thể khiến thức ăn bị trào trong quá trình nấu, làm ảnh hưởng đến chất lượng nồi.
- Mở nắp vung kiểm tra trong quá trình nấu.
Nắp vung được làm bằng thủy tinh trong suốt và có thiết kế lỗ thoát hơi nước nên bạn không cần mở vung trong quá trình nấu. Ngược lại, việc mở vung có thể gây ảnh hưởng đến điều kiện nấu, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và độ bền nồi.
- Không rã đông đồ đông lạnh trước khi nấu.
Vì làm chín thức ăn ở nhiệt độ thấp nên nếu thực phẩm được đưa vào chế biến khi chưa rã đông hoặc không rã đông hoàn toàn có thể chín không đều, đòi hỏi nhiều thời gian nấu hơn thiết lập của nhà sản xuất.
- Sử dụng nồi để hâm nóng thức ăn.
Hâm nóng thức ăn trong thời gian ngắn không phải chức năng hoạt động của nồi nên nếu thực hiện sẽ làm giảm độ bền nồi.
- Đặt nồi vào nước để vệ sinh.
Chỉ cần vệ sinh lòng nồi sau khi nấu và có thể làm sạch bề mặt ngoài nồi bằng một miếng bọt biển. Nếu đặt nồi vào nước có thể gây chập, cháy và làm hỏng nồi.
Với những điều cần tránh để nồi nấu chậm bền hơn được tổng hợp trên đây, sẽ giúp những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà còn đảm bảo độ bền cho sản phẩm. Nếu đã hiểu rõ công dụng của loại nồi này, đừng bỏ qua cơ hội mua sản phẩm chất lượng cao tại website của Bear Việt Nam tại địa chỉ https://bearvietnam.vn/ các bạn nhé!
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1800.6161