Cách dưỡng thai khi bị bóc tách được rất nhiều mẹ bầu tìm hiểu. Tình trạng có thể đe dọa đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Không chỉ các mẹ và gia đình nên tìm hiểu cách dưỡng thai khi có dấu hiệu thai bị tách.
Thai bị bóc tách thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu đứng ngồi không yên nhanh chóng tìm cách dưỡng thai khi bị bóc tách hiệu quả. Dựa theo tư vấn của các chuyên gia, Bear Việt Nam sẽ tổng hợp những cách làm hiệu quả, giúp mẹ phục hồi nhanh nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Thai bị bóc tách là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách dưỡng thai khi bị bóc tách, chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng này. Như đã thông tin, thai bị bóc tách thường xảy ra ở đầu thai kỳ. Khi khám thai, bác sĩ sẽ phát hiện tình trạng máu tụ quanh túi thai.
>>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn được thịt?
Như vậy, bạn có thể hiểu thai bị bóc tách là tình trạng xuất hiện máu tụ xung quanh túi thai. Mẹ bầu mắc phải tình trạng này sẽ bị doạ sảy thai trong 3 tháng đầu.
Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nguy hiểm dựa trên vùng bị bóc tách. Vùng bóc tách chiếm ½ túi sẽ được coi là bóc tách 50%. Các trường hợp vùng bóc chỉ chiếm 1 góc thì bác sĩ sẽ đo cụ thể là bao nhiêu %.
Tỷ lệ % bóc tách càng lớn thì khả năng sảy thai càng cao. Khả năng sống sót của phôi phai bị đe doạ. Nếu tỷ lệ trên 50% thì khả năng mẹ khó giữ được thai.
Tại sao thai bị bóc tách? Cách dấu hiệu phát hiện thai bị bóc tách
Tình trạng thai bị bóc tách rất dễ bị hiểu nhầm. Đặc biệt là trong giai đoạn từ 7-9 tuần đầu thai kỳ, thai còn quá nhỏ chưa lấp đầy tử cung. Do đó, để tránh làm mẹ hoang mang, bác sĩ sẽ phân tích cụ thể để tìm ra nguyên nhân thai bị bóc tách. Một số nguyên nhân phổ biến là:
- Thai có dấu hiệu bất thường, không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ. Bào thai bị chết và đẩy ra khỏi tử cung của người mẹ.
- Tử cung bị dị dạng, hai sừng, có vách ngăn
- Mẹ bầu mắc phải các căn bệnh như u xơ tử cung. Khối u xuất hiện dưới niêm mạc, dính vào buồng tử cung, nội mạc tử cung.
- Thai phụ thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các loại chất kích thích khác.
- Hoạt động quá mạnh trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể dẫn đến bóc tách thai.
- Thai phụ bị nhiễm ký sinh trùng, siêu vi hoặc chất độc như chì hay thuỷ ngân.
- Sản phụ mắc các bệnh như tiểu đường, tuyến giáp hoặc suy hoàng thể…
Dấu hiệu nhận biết thai bị bóc tách phổ biến nhất là ra máu vùng âm đạo. Ngoài ra, sản phụ có dấu hiệu đau bụng kèm theo.
Cách dưỡng thai khi bị bóc tách – Lời khuyên của chuyên gia
Bóc tách túi thai hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và thực hiện cách dưỡng thai khi bị bóc tách kịp thời. 3 điều bác sĩ nhắc mẹ cần chú ý đó là UỐNG THUỐC ĐẦY ĐỦ – NGHỈ NGƠI HỢP LÝ và ĂN UỐNG DƯỠNG THAI.
Cụ thể, mẹ bầu cần chú ý thực hiện cách dưỡng thai khi bị bóc tách như sau:
Cách ăn uống khi dưỡng thai bị bóc tách
Cách dưỡng thai khi bị bóc tách này là cần thiết. Theo lời khuyên, mẹ nên bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng cùng một số loại rau xanh.
- Ăn các loại cháo bổ dưỡng như cháo gà ác, cháo cá diêu hồng, cháo cá chép, cháo hạt sen…
- Uống nước lá khoai sọ để an thai.
- Ăn củ gai tương nướng chính để làm lành vết bong mang nuôi, tụ dịch dưới màng hiệu quả.
- Ăn các loại rau xanh như rau chân vịt, rau cải kale…
- Bổ sung các thực phẩm giàu sắt và axit folic.
Trong quá trình thực hiện cách dưỡng thai khi bị bóc tách, bạn tránh ăn rau ngót, rau răm, đu đủ xanh… Trong thành phần của các thực phẩm này có chứa chất gây co thắt tử cung. Mẹ bầu sẽ dễ bị sảy thai hơn.
Cách nghỉ ngơi khi dưỡng thai khi bị bóc tách
Bà bầu cần tăng thời gian nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng. Một số vấn đề cần lưu ý đó là:
- Hạn chế đi lại, vận động nhiều
- Tránh căng thẳng, âu lo
- Kiêng quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cách dưỡng thai khi bị bóc tách đặc biệt được bác sĩ nhắc lại nhiều lần.
- Tư thế nằm nghỉ ngơi khi thai bị bóc tách là mẹ cần năm nghiêng về bên trái. Sau khi thai khỏe mạnh, mẹ có thể nằm như vậy để tốt nhất cho con.
Điều trị theo đúng cách của bác sĩ
Uống uống và nghỉ ngơi điều độ nhưng bạn không khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. Hãy thăm khám theo lịch để tránh những rủi ro cho mẹ và bé.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp thông tin và giải đáp chi tiết đến bạn đọc về cách dưỡng thai khi bị bóc tách. Hãy tham khảo thông tin trên và lên lịch điều chỉnh để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé. Tìm hiểu thêm về khung giờ sinh cực tốt để chuẩn bị cho hành trang làm mẹ tốt nhất.