Máy xay sinh tố và máy ép trái cây đều là những thiết bị hỗ trợ người dùng chế biến các món nước trái cây, rau củ để giải nhiệt và bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của 2 dòng máy này là khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến từng loại nước ép riêng biệt. Nếu bạn đang phân vân nên mua máy xay sinh tố hay máy ép trái cây, hãy tham khảo bài viết này để đưa ra quyết định nhé!
Máy xay sinh tố – Thích hợp cho việc pha chế đồ uống đa dạng
Máy xay sinh tố là thiết bị sử dụng lưỡi dao quay tốc độ cao để cắt nhỏ, nghiền nát và trộn đều các nguyên liệu lại với nhau, tạo thành một hỗn hợp đồng nhất và sánh mịn. Thành phẩm cuối cùng giữ lại toàn bộ phần bã, xơ của nguyên liệu ban đầu, khác biệt hoàn toàn so với nước ép.
Cấu tạo
Một chiếc máy xay sinh tố thông thường có cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
- Đế máy: Chứa động cơ điện và các bộ phận điều khiển.
- Cối xay: Là phần chứa nguyên liệu để xay. Cối thường làm bằng nhựa chịu lực, thủy tinh và có nhiều kích thước khác nhau tùy loại máy.
- Lưỡi dao: Thường được đặt ở dưới đáy cối xay, làm bằng thép không gỉ sắc bén. Lưỡi dao có nhiều hình dạng và cách sắp xếp khác nhau để tối ưu hiệu quả cắt và nghiền.
- Nắp đậy: Đảm bảo nguyên liệu không bị văng ra ngoài khi máy hoạt động.

Nguyên lý hoạt động
Khi cắm nguồn điện và nhấn nút khởi động, động cơ ở đế máy nhận điện năng và truyền động tới trục quay kết nối với lưỡi dao ở đáy cối xay. Lưỡi dao quay với tốc độ rất cao tạo ra một lực xoáy bên trong cối xay. Lực xoáy này hút và kéo các nguyên liệu từ phía trên xuống khu vực có lưỡi dao để cắt, nghiền và pha trộn một cách liên tục cho đến khi chúng đạt được độ nhuyễn và kết cấu đồng nhất.

Ưu điểm
- Đa năng, pha chế được nhiều loại đồ uống và món ăn. Bạn có thể làm sinh tố từ trái cây, rau củ, kết hợp với sữa, sữa chua, đá. Ngoài ra, máy xay sinh tố còn làm được sữa hạt, súp kem, cháo, sốt, đồ chấm, thậm chí là xay đá thành tuyết, xay khô các loại hạt, ngũ cốc.
- Có thể điều chỉnh tốc độ xay nhuyễn theo mong muốn.
- Sử dụng đơn giản,, chỉ cần cho nguyên liệu vào cối, đậy nắp và bấm nút là xong.
- Vệ sinh tương đối dễ dàng, chỉ cần rửa cối và lưỡi dao.
Nhược điểm
- Thành phẩm luôn có bã và độ sánh, nếu thích uống nước ép trong cần phải lọc bã.
- Quá trình xay tốc độ cao có thể tạo bọt khí và sinh nhiệt nhẹ, đẩy nhanh quá trình oxy hóa của vitamin trong nguyên liệu nên đồ uống không bảo quản được lâu.
- Tiếng ồn khá to khi máy hoạt động.
Máy ép trái cây – Lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích nước ép tươi
Máy ép trái cây chuyên dụng để chiết xuất nước từ các loại trái cây tươi, rau củ, mang đến những ly nước ép thơm ngon, giàu dưỡng chất mà không chứa xơ hay cặn. Với khả năng tách nước và xơ một cách hoàn hảo, máy ép trái cây có khả tận dụng tối đa các vitamin và khoáng chất có trong trái cây mà không phải lo ngại về việc xử lý xơ hay vỏ.
Cấu tạo
Cấu tạo của máy ép trái cây phức tạp hơn máy xay sinh tố một chút, vì nó cần có cơ chế tách bã. Các bộ phận chính bao gồm:
- Đế máy: Chứa động cơ và bộ phận điều khiển.
- Ống tiếp nguyên liệu: Là nơi đưa trái cây, rau củ vào máy.
- Bộ phận xử lý nguyên liệu: Đây là phần quan trọng nhất, có sự khác biệt giữa các loại máy ép:
- Máy ép ly tâm: Gồm một mâm xay có răng cưa hoặc lưỡi bào sắc bén và một lưới lọc mịn.
- Máy ép tốc độ chậm: Gồm một trục vít xoắn ốc lớn.
- Lưới lọc: Lưới lọc có các lỗ nhỏ li ti giúp giữ lại phần bã và chỉ cho nước chảy qua.
- Cốc chứa bã: Bộ phận này hứng phần bã đã được tách ra khỏi nước.
- Cốc đựng nước ép: Dùng để hứng thành phẩm nước ép.

Nguyên lý hoạt động
Máy ép trái cây có 2 loại máy ép nhanh (ly tâm) và máy ép chậm. Mỗi loại sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau.
- Máy ép ly tâm: Nguyên liệu được đưa vào ống tiếp liệu, mâm xay/lưỡi bào quay với tốc độ rất cao sẽ mài nhỏ hoặc bào nát nguyên liệu. Lực ly tâm được tạo ra đẩy phần nguyên liệu đã xay/bào văng ra xung quanh, đi qua lưới lọc. Nước sẽ lọt qua các lỗ lọc mịn, chảy ra ngoài qua vòi, phần bã xơ sẽ được giữ lại ở lưới lọc hoặc văng vào khoang chứa bã.
- Máy ép chậm: Nguyên liệu được đưa vào ống tiếp liệu, trục vít xoắn ốc quay với tốc độ rất chậm từ từ nghiền nát và ép chặt nguyên liệu vào thành lưới lọc để tách nước ra khỏi bã. Nước ép chảy ra ngoài qua vòi, bã được đẩy ra ngoài qua một cửa riêng vào khoang chứa bã.

Ưu điểm
- Máy ép trái cây giúp tách hoàn toàn nước, không còn xơ hay cặn, mang đến một ly nước ép tinh khiết, thơm ngon.
- Quá trình ép trái cây giúp giữ lại vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu từ trái cây, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nhược điểm
- So với máy xay sinh tố, máy ép trái cây thường có giá thành cao hơn.
- Máy ép trái cây có thể khó vệ sinh hơn do nhiều bộ phận nhỏ và cần làm sạch kỹ lưỡng sau mỗi lần sử dụng, đặc biệt là lưới lọc.
- Máy ép trái cây thường có kích thước lớn hơn máy xay sinh tố, chiếm diện tích hơn trong không gian bếp.
So sánh máy ép trái cây và máy xay sinh tố
Bear Việt Nam đã tổng hợp các so sánh máy ép trái cây và máy xay sinh tố dựa trên 1 số tiêu chí. Bạn tham khảo để cân nhắc xem nên mua loại máy nào nhé!
Tiêu chí so sánh | Máy ép trái cây | Máy xay sinh tố |
Nguyên lý hoạt động | Tách lấy phần nước, loại bỏ hoàn toàn phần bã (chất xơ). Hoạt động bằng lực ly tâm (tốc độ cao) hoặc trục vít ép (tốc độ chậm). | Sử dụng lưỡi dao tốc độ cao để nghiền nát, pha trộn toàn bộ nguyên liệu, giữ lại cả phần bã (chất xơ). |
Công suất | Máy ép ly tâm thường có công suất lớn (khoảng 400W – 1500W) để tạo tốc độ quay cao. Máy ép tốc độ chậm công suất vừa phải hơn (khoảng 150W – 400W) nhưng tạo lực ép mạnh mẽ. | Máy cơ bản khoảng 250W – 500W. Máy công suất lớn có thể lên đến 1000W – 2000W. |
Dung tích | Dung tích của ca/cốc chứa nước ép và hộc chứa bã là chính. Đa dạng tùy dòng máy (cá nhân đến gia đình). | Dung tích của cối xay là chính. Rất đa dạng (cối xay cá nhân nhỏ đến cối lớn 1.5 – 2 lít trở lên). |
Tốc độ xay | Máy ép ly tâm: Rất cao (vài nghìn đến chục nghìn vòng/phút). Máy ép tốc độ chậm: Rất chậm (khoảng 40-80 vòng/phút). | Cao (vài nghìn đến vài chục nghìn vòng/phút). Thường có nhiều mức tốc độ để điều chỉnh. |
Công dụng | Chuyên dùng để ép lấy nước từ trái cây và rau củ, cho ra nước ép trong, không bã. | Đa năng: Làm sinh tố, xay đá, làm súp, sốt, cháo, xay hạt khô, đồ chấm, sữa hạt. |
Lắp đặt | Tương đối phức tạp hơn do có nhiều bộ phận cần lắp ráp. | Thường đơn giản hơn, chỉ gồm đế máy, cối xay và nắp đậy. |
Vệ sinh | Phức tạp hơn, đặc biệt là việc vệ sinh lưới lọc và khoang chứa bã, do bã dễ bị kẹt. | Thường đơn giản hơn, chỉ cần rửa cối và lưỡi dao. |
Tầm giá | Thường có mức giá cao hơn so với máy xay sinh tố cơ bản. Dao động từ 700.000 – 11.000.000 VNĐ/máy. | Rất đa dạng. Máy cơ bản có giá thành rẻ, dễ tiếp cận. Các dòng máy công suất lớn/chuyên nghiệp có giá cao. Dao động từ 400.000 – 5.000.000 VNĐ/máy. |
Gợi ý chọn mua máy xay sinh tố và máy ép trái cây
Từ bảng so sánh trên, bạn đã thấy rõ được những ưu nhược điểm của 2 dòng máy máy và hình dung được chiếc máy nào phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Nếu vẫn còn phân vân, bạn tham khảo thêm gợi ý sau nhé:
Trường hợp nên mua máy ép trái cây:
- Người yêu thích nước ép tươi, nguyên chất.
- Chủ quán kinh doanh nước ép trái cây.
- Cần tìm 1 chiếc máy vừa có thể ép nước, vừa có thể làm kem.
- Người quan tâm đến chất lượng nước ép, muốn nước ép giữ trọn vitamin và khoáng chất.
Nếu bạn chọn mua máy ép chậm, có thể tham khảo dòng máy ép chậm Bear SJ-4H01T đang được SUBE phân phối chính hãng. Máy sử dụng trục ép và lưỡi lọc độc quyền, có khả năng ép kiệt bã, cho ra nước ép nguyên chất 98%, giữ trọn hương vị và vitamin, enzyme trong trái cây, rau củ.

Trường hợp nên mua máy xay sinh tố:
- Người muốn tìm 1 chiếc máy đa năng, vừa có thể làm sinh tố, smoothie, vừa có thể xay hạt, xay nguyên liệu để nấu súp, cháo, nước sốt…
- Người thích uống sinh tố, smoothie…
Nếu bạn chọn mua máy xay sinh tố, có thể tham khảo dòng máy xay sinh tố đa năng Bear SB-MX15L. Máy có đến 6 tốc độ xay khác nhau, có thể xử lý tốt trái cây mềm, rau củ cứng, các loại rau thân mềm, hạt cứng, đá viên… Máy có công suất xay mạnh mẽ sẽ giúp bạn nhanh chóng chuẩn bị những ly đồ uống mát lạnh, thơm ngon.

Hi vọng những so sánh chi tiết về máy xay sinh tố và máy ép trái cây trên đây đã giúp bạn chọn được chiếc máy phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ Bear Việt Nam qua hotline để nhận tư vấn nhiệt tình.