Cách nấu cháo cho bé 6 tháng đang trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến. Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé cần được bổ sung rất nhiều thực phẩm giàu vitamin và các dưỡng chất thiết yếu khác để có thể phát triển một cách toàn diện.
Việc lựa chọn những nguyên liệu khi áp dụng cách nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi, có sức ảnh hướng rất lớn tới sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ. Để việc chế biến món ăn cho bé trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, bear viet nam sẽ chia sẻ tới bạn những công thức nấu cháo thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn dặm
Những bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ có vai trò vô cùng quan trọng, hình thành thói quen ăn uống của trẻ sau này. Vì vậy các bậc phụ huynh cần nhận biết những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm dưới đây:
– Bé có dấu hiệu tăng cân nhanh hơn so với bình thường. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm mới ngoài sữa mẹ, nhằm đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết.
– Bé có thể giữ được tư thế ngồi thẳng mà không cần đến sự giúp đỡ của phụ huynh. Đây là tín hiệu cho thấy bé đã đủ cứng cáp để bắt đầu làm quen với nhiều loại thức ăn đặc hơn.
– Bé thường xuyên cho đồ chơi hoặc tay lên miệng gặp. Luôn cảm thấy thích thú, phấn khích khi nhìn các thành viên trong gia đình đang ăn.
Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì?
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng của bé khi đang ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ không đủ để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của bé trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Dưới đây là một số loại thực phẩm ăn dặm mà bé có thể ăn ngoài sữa mẹ:
– Hoa quả nghiền nhuyễn: Đu đủ, xoài chín, chuối, bơ, táo, lê, dưa gang,… là những loại trái cây chứa nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé. Các bậc phụ huynh có thể cho bé ăn riêng từng loại quả, sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn, trộn chung với sữa công thức hoặc sữa mẹ,…
– Các loại thịt và cá: thịt lợn, thịt bò, gà, cá (đã lọc xương),… là những loại thực phẩm mà bé có thể ăn được khi đã nấu chín, xay nhuyễn và tán mịn.
– Bột ngũ cốc hoặc ngũ cốc xay nhuyễn dành riêng cho bé: Bạn có thể cho bé ăn bữa phụ bằng ngũ cốc ăn dặm dành riêng cho trẻ 6 tháng tuổi, để bổ sung năng lượng cho bé. Ở khoảng thời gian đầu, bạn hãy trộn sữa với ngũ cốc để bé tập làm quen với các loại thức ăn đặc giàu chất dinh dưỡng.
– Rau củ nấu chín, xay nhuyễn hoặc tán mịn: Ngoài nấu chung với cháo, các bậc phụ huynh cũng có thể cho bé ăn riêng bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà rốt, các loại hạt nấu chín cho bé 6 tháng tuổi,…
Hướng dẫn cách nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Khác với cách nấu cháo cho bé 9 tháng, cách nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi cần có sự chuẩn bị kỹ càng hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ. Dưới đây là những công thức nấu cháo dành riêng cho các bé 6 tháng tuổi, giúp các ông bố bà mẹ không còn phải lo lắng khi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.
Cách nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi với cải bó xôi
Cải bó xôi là một loại rau chứa rất nhiều canxi, photpho, magie, sắt, protein và nhiều vitamin thiết yếu khác. Nấu cháo với cải bó xôi giúp xương của bé phát triển, hệ tuần hoàn được củng cố và tăng cường thị lực ở trẻ. Để có một bát cháo cải bó xôi thơm ngon, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và tuân thủ theo các bước đơn giản sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo nấu cháo: 30gr – 50gr.
- Hành tím: 1 củ.
- Cải bó xôi: 40gr – 70gr.
- Gia vị ăn dặm dành riêng cho bé 6 tháng tuổi.
Các bước thao tác thực hiện:
- Rửa sạch thịt bò, để ráo nước sau đó băm thật nhỏ. Hành tím thái nhuyễn sau đó phi thật thơm với thịt bò cho đến khi thịt săn lại.
- Chọn cải bó xôi thật non sau đó mang đi rửa sạch, dùng máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.
- Gạo tẻ mang đi vo thật sạch và ngâm trong khoảng 15 – 30 phút để gạo được mềm ra.
- Sau đó cho gạo vào nồi ăn dặm cho bé cùng với 500ml nước, cài đặt hẹn giờ trong khoảng 1 giờ đồng hồ để cháo được chín nhừ.
- Khi cháo đã chín, bạn hãy tiến hành cho thịt bò và phần cải bó xôi đã được sơ chế vào nồi. Nêm nếm gia vị ăn dặm và ninh thêm trong khoảng 10 phút.
- Múc cháo ra bát để nguội, sau đó sử dụng máy xay ăn dặm Bear để xay cháo thật mịn rồi cho bé thưởng thức.
Nấu cháo trứng cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
6 tháng tuổi là giai đoạn bé đang tập làm quen với việc ăn dặm, vì vậy bạn nên nấu cho bé những món cháo trứng đơn giản không có sự kết hợp với bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Cách nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi với lòng đỏ trứng gà như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Trứng gà ta: 1/2 lòng đỏ.
- Gạo nấu cháo: 30gr – 50gr.
- Nước lọc tinh khiết: 400ml – 600ml.
- Gia vị ăn dặm của bé.
Các bước thao tác thực hiện:
- Cho gạo vào nồi nấu chậm Bear cùng 500ml nước, cài đặt hẹn giờ trong khoảng 1 tiếng để cháo được chín nhừ. Đánh tan lòng đỏ trứng gà đã chuẩn bị sẵn.
- Khi cháo đã chín bạn hãy mở nồi nấu chậm ra, sau đó cho trứng vào cháo một cách từ từ. Một tay đổ một tay khuấy trứng thật đều, để trứng được quyện đều với cháo tránh tình trạng bị đóng cục.
- Tiếp tục khuấy đều cháo trong vòng 5 phút, sau đó để cháo trứng thật nguội.
- Dù cháo đã được nấu chín nhừ, nhưng hạt cháo vẫn còn rất to đối với các bé 6 tháng tuổi. Vì vậy bạn cần sử dụng máy xay để xay cháo thịt mịn. Cuối cùng nêm nếm gia vị ăn dặm và mức ra bát cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo cho bé 6 tháng dễ tăng cân với tôm
Bên cạnh cháo trứng, cháo tôm cũng nằm trong top những món ăn vừa bổ dưỡng vừa dễ ăn được nhiều bé yêu thích. Đặc biệt là khi kết hợp cháo tôm với lá chùm ngây, chắc chắn sẽ đem đến cho bé một món ăn giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Dưới đây là cách nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi với tôm và lá chùm ngây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 20gr – 30gr lá chùm ngây.
- 30gr – 40gr gạo tẻ nấu cháo.
- 30gr – 40gr tôm sú.
- 300ml – 400ml nước dùng tinh khiết.
- 10gr – 20gr hành khô.
- Gia vị ăn dặm của bé.
Các bước thao tác thực hiện:
- Vo gạo thật sạch và ngâm trong khoảng 30 phút để gạo được mềm ra. Sau đó cho gạo vào nồi nấu chậm để ninh thành cháo.
- Tôm sú lột vỏ, bỏ đường chỉ, băm nhuyễn và ướp với gia vị ăn dặm của bé.
- Phi hành khô thật thơm, sau đó cho phần tôm đã ướp vào xào chín. Rửa sạch lá chùm ngây rồi mang đi xay nhuyễn.
- Sau khi cháo đã chín nhừ, tiến hành cho tôm đã xào chín vào và đun thêm trong vòng 10 phút để cháo quyện đều với tôm.
- Tiếp tục cho lá chùm ngây đã xay vào và đun thêm 5 phút để rau được chín. Sử dụng máy xay ăn dặm chuyên dùng để xay đồ ăn chín cho bé để xay cháo thật mịn.
- Múc cháo ra bát để nguội, thêm dầu ăn dặm vào và cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo cho bé 6 tháng với thịt lợn, khoai tây
Khoai tây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nên được nhiều phụ huynh thêm vào thực đơn ăn dặm. Việc nấu cháo khoai tây cùng với thịt lợn sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của hệ tiêu hóa, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Dưới đây là cách nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi với thịt lợn băm và khoai tây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Khoai tây: 30gr – 40gr.
- Cà rốt: 20gr – 30gr.
- Gạo nấu cháo: 50gr – 60gr.
- Thịt lợn nạc: 80gr – 100gr.
- Hành ngò.
- Gia vị ăn dặm cho bé.
Các bước thao tác thực hiện:
- Vo sạch gạo tẻ rồi ngâm trong khoảng 30 phút. Sau đó cho vào nồi nấu chậm để ninh nhừ thành cháo chín.
- Khoai tây, cà rốt mang đi gọt vỏ, rửa sạch rồi dùng máy xay để xay nhuyễn thực phẩm.
- Phần thịt heo nạc bạn mang đi băm thật nhỏ hoặc xay nhuyễn, sau đó ướp cùng với gia vị ăn dặm của trẻ trong vòng 10 phút.
- Khi cháo đã chín nhừ, bạn hãy thả phần cà rốt và khoai tây đã xay nhuyễn vào nồi rồi khuấy đều.
- Đun thêm trong khoảng 5 phút rồi cho phần thịt lợn băm vào và khuấy đều. Tiếp tục ninh cháo thêm trong khoảng 7 – 10 phút, để các nguyên liệu được quyện vào với nhau.
- Nêm nếm gia vị ăn dặm sao cho vừa, tắt bếp và múc ra bát cho bé thưởng thức.
Nấu cháo gà với nấm cho bé 6 tháng thơm ngon
Các bậc phụ huynh có thể thay đổi khẩu vị của bé bằng món cháo gà nấm rơm. Cháo gà nấm rơm được biết đến là một món ăn thơm ngon, dễ ăn và chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng. Để có được một món cháo gà nấm rơm hấp dẫn, bạn cần áp dụng cách nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thịt gà ức: 30gr – 40gr.
- Nấm rơm: 20gr – 30gr.
- Gạo nấu cháo: 40gr – 50gr.
- Hành lá, hành khô.
- Gia vị ăn dặm dành riêng cho bé.
Các bước thao tác thực hiện:
- Vo sạch gạo và ngâm trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Tiếp đến cho gạo vào nồi nấu chậm cùng 400ml nước. Cài đặt hẹn giờ nấu cháo trong vòng 1 tiếng, để cháo được chín nhừ.
- Nấm rơm và thịt gà bạn mang đi rửa sạch rồi băm thật nhỏ. Hành lá và hành khô băm nhuyễn.
- Phi phần hành khô, hành lá đã băm nhuyễn lên cho đến khi ngửi thấy mùi thơm, cho phần thịt gà và nấm rơm vào đảo đều.
- Khi kết thúc thời gian nấu cháo, bạn hãy đổ hỗn hợp gà và nấm vào rồi đun thêm trong khoảng 10 phút.
- Sử dụng máy xay ăn dặm để xay cháo thật nhuyễn và mịn, tránh làm bé bị nghẹn hoặc hóc trong quá trình ăn.
Lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
– Không đun lại cháo nhiều lần: Việc đun lại cháo nhiều lần trong ngày khiến hàm lượng chất dinh dưỡng có trong rau củ, thịt, cá,… biến mất. Không chỉ dừng lại ở đó, hương vị thơm ngon của cháo không còn được như ban đầu làm giảm cảm giác ngon miệng của bé.
– Không nấu cháo bằng nước lạnh: Rất nhiều phụ huynh áp dụng sai cách nấu cháo cho bé 6 tháng bằng nước lạnh, làm mất đi các chất dinh dưỡng bên trong hạt gạo. Do đó, các bậc phụ huynh nên sử dụng nước ấm để nấu cháo cho bé, nhằm giữ được hàm lượng dưỡng chất bên trong hạt gạo.
– Nên cho bé ăn rau củ quả và trái cây theo mùa: Việc lựa chọn rau củ quả và trái cây theo mùa sẽ đảm bảo được độ tươi ngon của thực phẩm. Ngoài ra, còn hạn chế được tối đa dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… có trong trái cây và rau củ quả.
– Không rã đông thịt bằng nước nóng: Khi sử dụng nước nóng để rã đông thịt sẽ khiến chất lượng của thịt bị ảnh hưởng, phá hủy hàm lượng dưỡng chất trong thịt và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn.
Trên đây là những cách nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm cực đơn giản, rất dễ thao tác và thực hiện. Bên cạnh việc ghi nhớ những cách nấu cháo đơn giản này, các ông bố bà mẹ cần chọn nguồn nguyên liệu sạch, an toàn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để bé không gặp phải tình trạng chán ăn và có sự phát triển toàn diện, các bậc phụ huynh cũng cần linh hoạt thay đổi khẩu vị của bé.