Bao nhiêu tuần em bé quay đầu? Em bé quay đầu là hiện tượng gì? Em bé quay đầu sớm có sao không? Mỗi bước phát triển của bé đều đem đến niềm vui, sự hạnh phúc cho mọi ông bố bà mẹ. Và khoảnh khắc bé quay đầu trong bụng mẹ là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của bé. Điều này đảm bảo sự phát triển của thai nhi diễn ra bình thường và báo hiệu cho quá trình sinh sắp diễn ra.
Mọi người thân trong gia đình sẽ có cơ hội được theo dõi sự phát triển, đồng hành trong mỗi bước tiến nhỏ của bé. Hãy cùng Bear tìm hiểu rõ hơn về vấn đề Bao nhiêu tuần em bé quay đầu, những dấu hiệu đáng chú ý khi bé quay đầu là gì? Cùng những thông tin vô cùng thú vị liên quan đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ.
Em bé quay đầu là hiện tượng gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc Bao nhiêu tuần em bé quay đầu, mẹ bầu cần hiểu được hiện tượng em bé quay đầu là gì? Em bé quay đầu là một trong những quá trình rất quan trọng khi đang mang thai. Khi thai nhi dần dịch chuyển tư thế để đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ để tạo áp lực cho tử cung. Tư thế chính xác này sẽ được giữ đến khi sinh, khi tử cung mở rộng và các cơn co thắt xuất hiện, giúp thai được đẩy ra ngoài một cách dễ dàng và an toàn nhất.
Bao nhiêu tuần em bé quay đầu?
Bao nhiêu tuần em bé quay đầu? Em bé quay đầu khi nào? Tuần thứ mấy em bé quay đầu? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào số lần mang thai của người phụ nữ.
Ở lần đầu tiên mang thai, cơ thể của các mẹ bầu chưa làm quen được với việc mang thai, nên xương chậu và tử cung chưa bị ảnh hưởng quá nhiều. Vì vậy, trong lần mang thai đầu tiên bé sẽ quay đầu vào tuần thứ 34 đến tuần thứ 35. Đối với các mẹ bầu mang thai lần thứ hai trở đi, thường sẽ có sự trì hoãn và thai nhi sẽ quay đầu muộn hơn so với lần đầu. Do đó ở lần mang thai thứ hai bé sẽ quay đầu từ tuần thứ 36 đến tuần thứ 37.
Xem thêm: 3 khung giờ sinh cực tốt giúp bé giàu sang phú quý cả đời
Dấu hiệu em bé quay đầu dễ nhận biết
Bên cạnh thắc mắc Bao nhiêu tuần em bé quay đầu? Nhiều bà mẹ còn tò mò về những dấu hiệu nhận biết bé quay đầu. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy em bé quay đầu đúng vị trí:
– Ấn tay nhẹ vào vùng xương mu: Khi thai nhi đã xoay đầu hoàn toàn, đầu của bé sẽ hướng về phía âm đạo và tạo áp lực trực tiếp đến tử cung để chuẩn bị cho quá trình sinh. Vì thế, mẹ bầu chỉ cần nhẹ nhàng ấn vào vùng xương quanh mu. Nếu phát hiện phần đầu của bé cứng tròn thì đó là dấu hiệu bé đã ổn định và đúng vị trí. Nếu thai nhi chưa xoay đầu, phần mông của bé sẽ có cảm giác ấn mềm hơn so với phần đầu.
– Hãy lắng nghe nhịp tim: Trong những tháng cuối của thai kỳ, người lớn có thể nghe được nhịp tim của thai nhi bằng cách áp tai vào bụng. Vì vậy, bạn có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim của con. Nếu tiếng nhịp tim được nghe ở vùng bụng dưới, có khả năng cao rằng thai nhi đã quay đầu hoàn toàn và đang ở vị trí đầu.
– Sự thay đổi của cử động thai: Mẹ có thể tự nhận biết dấu hiệu thai nhi quay đầu thông qua cách thai nhi di chuyển trong bụng. Khi thai nhi đã quay đầu, mẹ sẽ cảm thấy khác biệt rõ rệt so với các lần di chuyển trước đó, có thể là tiếng nấc hoặc những cú đạp nhẹ ở vùng bụng dưới hoặc cú đá mạnh ở vùng bụng trên.
Bao nhiêu tuần em bé quay đầu? Em bé quay đầu mẹ có bị đau bụng không?
Bao nhiêu tuần em bé quay đầu? Em bé quay đầu mẹ có bị đau bụng không? Em bé quay đầu thường không gây ra triệu chứng khó chịu cho các mẹ bầu. Tuy nhiên trong quá trình quay đầu, em bé có thể thực hiện những chuyển động lớn hoặc xoay mạnh đầu. Đặc biệt khi em bé đang ở trong giai đoạn cuối của thai kỳ, sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Một số mẹ bầu còn cảm nhận được cơn đau nhức, đặc biệt là ở phần bụng dưới hoặc xung quanh vùng xương chậu.
Điều này xảy ra là do áp lực và chuyển động của đầu thai nhi tác động lên các cơ và dây thần kinh trong khu vực này. Cơn đau có thể thay đổi từ nhẹ đến vừa phải và không kéo dài trong thời gian ngắn. Lúc này mẹ bầu có thể áp dụng một số cách để làm giảm cơn đau như: nghỉ ngơi, thư giãn, sử dụng túi giữ ấm, thay đổi tư thế nằm và ngồi, massages nhẹ nhàng,…
Nguyên nhân thai nhi không quay đầu
Tình trạng thai nhi không quay đầu có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu, nhận biết và nắm được những nguyên nhân này có thể xác định chính xác tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Từ đó đưa ra những quyết định cũng như biện pháp phù hợp, đảm bảo sự phát triển an toàn trong quá trình mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé không quay đầu:
– Mẹ bầu bị u xơ tử cung: U xơ tử cung là sự phát triển không bình thường của các tế bào cơ tử cung, tạo ra các khối u xơ. Khi u xơ xuất hiện gần khu vực tử cung hay cổ tử cung, có thể gây ảnh hưởng đến không gian mà thai nhi có thể quay đầu. Điều này dẫn đến nhiều sự hạn chế trong quá trình quay đầu tự nhiên của thai nhi.
– Dây rốn của bé quá dài: Dây rốn là một dây nối giữa thai nhi và tử cung của mẹ, mang các chất dinh dưỡng và oxy đến thai nhi. Khi dây rốn quá dài có thể bị quấn quanh cổ hoặc cơ thể của thai nhi, gây ra sự hạn chế của thai nhi khi quay đầu trong tử cung.
– Lượng nước ối không cân đối: Quá ít hoặc quá nhiều nước ối xung quanh thai nhi cũng có thể tạo ra không gian hạn chế hoặc tác động không mong muốn lên việc quay đầu của thai nhi. Khi lượng nước ối cân đối, thai nhi mới có đủ không gian để thực hiện quá trình quay đầu tự nhiên.
– Trường hợp đa thai: Trong trường hợp đa thai (sinh đôi), vị trí quay đầu có thể ảnh hưởng bởi việc các bé nằm đối nghịch nhau trong tử cung. Khi có hai bé ở trong cùng một tử cung sẽ dẫn đến việc không có đủ không gian cho cả hai để quay đầu cùng một hướng.
– Tử cung bị dị dạng: Tử cung có thể bị dị dạng do một số yếu tố như di căn, các khối u xơ lớn, hoặc những thay đổi cơ học khác. Những biến đổi này có thể tạo ra không gian hạn chế cho thai nhi khi di chuyển và quay đầu.
Tìm hiểu thềm: Thai nhi 1 tuổi có linh hồn chưa?
Bao nhiêu tuần em bé quay đầu? Thai nhi không quay đầu có ảnh hưởng gì không?
– Nguy cơ kẹt trong ngả âm đạo: Việc thai nhi không quay đầu có thể gây ra nguy cơ em bé bị kẹt trong ngả âm đạo trong quá trình sinh nở. Ngả âm đạo là lối ra chính của em bé từ tử cung ra ngoài, làm tăng khả năng bị mắc kẹt ở một vị trí không thể tiến xa hơn trong quá trình chuyển dạ. Điều này có thể gây ra sự khó khăn, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong quá trình sinh nở.
– Khả năng cung cấp oxy giới hạn: Khi thai nhi không quay đầu có thể khiến mẹ không thể cung cấp đủ oxy cho em bé thông qua dây rốn trong suốt quá trình chuyển dạ. Dây rốn là một kênh dẫn dầu từ thai nhi đến mẹ thông qua màng rốn. Việc em bé không quay đầu có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất cho em bé.
– Ảnh hưởng đến tình mạng của trẻ: Thai nho không quay đầu còn có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng của em bé. Việc em bé bị kẹt trong ngả âm đạo và không nhận đủ oxy có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí là nguy cơ tử vong cho thai nhi.
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp mẹ bầu có được đáp án chính xác nhất cho câu hỏi Bao nhiêu tuần em bé quay đầu? Cùng với đó là những dấu hiệu nhận biết khoảng thời gian mà em bé quay đầu, nhằm nắm rõ được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Hy vọng bài viết này đã đem đến những thông tin, kiến thức hữu ích trong quá trình mang thai.