Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường có nên đi gặp bác sĩ không?

mang bear về cho mẹ

Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường và không biết bắt nguồn từ đâu, khiến nhiều ông bố bà mẹ gặp phải khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ. Sốt nằm trong số những triệu chứng hoặc dấu hiệu của các căn bệnh thường gặp ở trẻ như: mọc răng, cảm nắng, sốt xuất huyết, tiêu chảy, thiếu nước,…

Việc nắm bắt được nguyên nhân và cách xử lý tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường là rất quan trọng. Khi đó các ông bố bà mẹ sẽ có những phương án can thiệp kịp thời, nhằm đảm bảo sức khỏe của trẻ. Trong bài viết dưới đây Bear Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường.

Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường có nguy hiểm không?

Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường là tình trạng không quá nguy hiểm. Lúc này bố mẹ không cần lo lắng, hãy để bé tiếp tục chơi đùa và theo dõi thêm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bé vận động chơi đùa trong lúc sốt sẽ khiến cơ thể bé toát mô hôi, thải độc và giảm sốt cực tốt mà không cần dùng đến thuốc.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được quá chủ quan và cần theo dõi liên tục những biểu hiện không rõ nguyên nhân. Việc này sẽ giúp các ông bố bà mẹ sẽ đưa ra phương án và những biện pháp can thiệp kịp thời. Bạn cần thường xuyên đo nhiệt độ của bé xem có ổn định không? Có nôn, ho hay sổ mũi không? Có xảy ra tình trạng tiêu chảy không? Phân của bé có lên xuống thất thường không?

Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường có nguy hiểm không?
Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường có nguy hiểm không?

Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng là hiện tượng gì?

Dấu hiệu nhận biết bé bị sốt nặng và nhẹ

Các bậc phụ huynh cần phân biệt sự khác nhau giữa sốt nặng và nhẹ ở trẻ để có thể đưa ra quyết định nhanh chóng kịp thời. Cách phân biệt đơn giản nhất giữa sốt nặng và sốt nhẹ là nhờ vào việc sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể. Múc độ sốt ở trẻ thường được phân biệt theo các mức như sau:

– Sốt nhẹ: nhiệt độ dao động từ 37.5°C đến 38 °C.

– Sốt trung bình: nhiệt độ khoảng 38.1°C đến 39°C.

– Sốt cao: nhiệt độ dao động từ 39.1°C đến 41°C.

– Sốt quá cao: nhiệt độ vượt quá 41.1°C.

Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý và theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên. Đồng thời, các mẹ cũng cần tìm cách để hạ sốt tránh để bé bị sốt quá cao và gây ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của bé. Ngoài ra, sốt cũng có rất nhiều loại khác nhau như sốt do virus, sốt do sự thay đổi của cơ thể, sốt do nhiễm khuẩn,… Trường hợp các bậc phụ huynh cần lưu ý nhất đó là bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường diễn ra trong nhiều ngày.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Điều này khiến các ông bố bà mẹ đau đầu không biết đâu là nguyên nhân thật sự. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sốt ở trẻ nhỏ.

Bé bị sốt mọc răng

Mọc răng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Khi mọc răng sữa, trẻ sẽ bị sốt nhẹ dao động từ 38°C – 38.5°C. Bé sốt cao hơn có thể là do nướu răng bị sưng viêm nghiêm trọng. Dấu hiệu để các bậc phụ huynh có thể nhận biết tình trạng sốt mọc răng đó là nướu răng bị sưng đỏ, răng sắp nhú, chảy nước mũi nhiều, nhai núm vú, hay đưa đồ vào miệng cắn, nghẹt mũi,…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường do mọc răng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường do mọc răng

Sốt do nhiễm virus

Sốt do nhiễm virus ở trẻ thường diễn ra vào mùa hè. Đây là căn bệnh dễ lây qua đường hô hấp, kèm theo triệu chứng đột ngột sốt cao 39°C – 40°C. Nhiều bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường, sau đó lại cảm thấy đau cơ bắp, đau khắp người, đau đầu và quấy khóc thường xuyên. Ngoài ra, trẻ bị sốt do nhiễm virus còn có những triệu chứng thường thấy như:

– Viêm long đường hô hấp, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ.

– Rối loạn đường tiêu, phân lỏng, không có máu, chất nhầy.

– Viêm hạch ở đầu, mặt, cổ sưng to và rất đau.

– Phát ban sau khoảng 2 -3 ngày sốt. Viêm kết mạc mắt, có dử mắt, chảy nước mắt.

– Nôn và nôn khan nhiều lần sau khi ăn.

Bé bị sốt do tiêm chủng

Bé bị sốt sau khi đi tiêm phòng là tình trạng xảy ra rất phổ biến, không quá nguy hiểm hay đáng lo ngại. Trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng là bằng chứng cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang đáp ứng rất tốt đối với vắc xin. Trong trường hợp bé sốt cao trên 39°C liên tục quấy khóc, bỏ ăn, lừ đừ, mất tập trung,… Lúc này các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viên hoặc trung tâm y tế gần nhất, để được thăm khám kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường do tiêm chủng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường do tiêm chủng

Xem thêm: 3 khung giờ sinh cực tốt

Bé bị sốt do nhiễm trùng

Sốt do nhiễm khuẩn là hiện tượng sốt xảy ra do nhiều tác nhân gây ra như: vi nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn có hại,… Tình trạng sốt do nhiễm khuẩn có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và thường gây ảnh hưởng xấu tới đường hô hấp. Sốt do nhiễm khuẩn không có bất cứ triệu chứng đặc trưng nào mà phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Vì thế để điều trị sốt nhiễm khuẩn đúng cách, các bậc phụ hyynh cần dựa vào các chuẩn đoán từ các bác sĩ có chuyên môn cao.

Bé bị sốt phát ban

Sốt do phát ban ở trẻ là một bệnh lý có khả năng lây lân rất nhanh, nhất là đối với các bé dưới 3 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bé sẽ mắc phải những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm tai giữa,… Những biểu hiện và triệu chứng thường thấy ở bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường do phát ban là: sốt cao trên 38 độ C, đau họng, chảy nước mũi, ho, các nốt phát ban màu hồng hoặc đỏ, ngứa kéo dài, nôn mửa,…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường do phát ban
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường do phát ban

Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường cần xử lý ra sao? Có nên gặp bác sĩ không?

Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường là tình trạng thường thấy khi chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Tùy vào từng mức độ sốt nhẹ hay cao, các bậc phụ huynh sẽ có từng hướng giải quyết khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn không ít ông bố bà mẹ băn khoăn rằng, có nên cho bé uống thuốc hạ sốt luôn hay không? Bé bị sốt nhưng chơi bình thường thì có nên đến bệnh viên gặp bác sĩ không? Dưới đây là những hướng xử lý hiệu quả thường được áp dụng.

Có nên uống thuốc hạ sốt khi bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường?

Khi gặp phải tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường, các bậc phụ huynh KHÔNG NÊN cho bé uống thuốc hạ sốt. Thay vào đó, các ông bố bà mẹ cần kiểm tra thân nhiệt và quan sát trẻ để nhận biết những dấu hiệu, triệu chứng bất thường.

Sốt được biết đến là một loại phản ứng tự vệ từ hệ miễn dịch, giúp cơ thể trẻ đối kháng với nhiều nguồn lây nhiễm cũng như các nhân tố gây bệnh khác. Vì vậy trong trường hợp này thuốc hạ sốt không có tác dụng làm giảm thân nhiệt xuống, mà chỉ tăng thêm sự khó chịu ở trẻ.

Trong trường hợp bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường ở mức nhiệt 38°C trở xuống và không đi kèm bất kỳ biểu hiện nào. Lúc này các bậc phụ huynh cần bổ sung nhiều nước cho trẻ, lấy khăn đã thấm nước ấm và lau quanh người cho bé rồi tiếp tục quan sát tình trạng cơ thể của trẻ.

Nếu bé bị khó chịu, quấy khóc nhiều, có tiền sử sốt co giật, cơ thể yếu ớt, mắc bệnh tim mạch, viêm phổi,… Khi đó, các bậc phụ huynh cần cho bé uống thuốc hạ sốt sớm nhất có thể.

Có nên uống thuốc hạ sốt khi bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường?
Có nên uống thuốc hạ sốt khi bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường?

Khi nào nên cho bé đến bệnh viện gặp bác sĩ?

Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường khiến nhiều ông bố bà mẹ không khỏi lo lắng. Tuy nhiên phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng bé, các bậc phụ huynh cần đưa ra quyết định xử lý nhanh chóng. Nếu bé nhà bạn rơi vào những trường hợp dưới đây, bạn cần đưa bé tới bệnh viên gặp bác sĩ ngay lập tức.

– Bé dưới 3 tháng tuổi đột ngột bị sốt không rõ nguyên nhân.

– Trẻ bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày nhưng không giảm.

– Thân nhiệt của trẻ cao hơn 39ºC, áp dụng tất cả các biện pháp hạ sốt nhưng thân nhiệt vẫn không giảm.

– Trẻ biếng ăn, bỏ ăn, kêu đau đầu hoặc xảy ra tình trạng nôn ói.

– Bé trước khi sốt có dấu hiệu lờ đờ, bất an hoặc quấy nhiễu. Trong quá trình bị sốt , bé có trạng thái ý thức không được tỉnh táo.

– Xuất hiện tình trạng mất nước, hô hấp khó khăn.

Lưu ý khi chăm sóc bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường

– Cho bé mặc quần áo thoải mái, rộng rãi có chất liệu vải mềm mỏng và thấm hút mồ hôi cực tốt.

– Khi bật quạt không nên để hướng gió thổi trực tiếp vào người của bé, dù bé có nóng và sốt đến đâu.

– Đặc biệt chế độ ăn uống khi bé bị sốt cũng cần đảm bảo hàm lượng vitamin, chất dinh dưỡng, thanh đạm và ít dầu mỡ hơn.

– Bé cần ngủ ở nơi yên tĩnh. Nếu sốt dài ngày, các bậc phụ huynh cần mở cửa sổ 2 lần trong một ngày, mỗi lần 15 phút.

– Nếu trời lạnh hanh khô hãy mở thêm quạt sửa gốm Bear hoặc máy sửa Bear để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

– Các ông bố bà mẹ cần đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị sốt. Tránh để trẻ vui chơi quá mức, dẫn đến mệt mỏi kiệt sức.

Lưu ý khi chăm sóc bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường
Lưu ý khi chăm sóc bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường

Bé bị sốt nên ăn gì để bổ sung chất dinh dưỡng

Cơ thể của trẻ sẽ bị suy yếu, mệt mỏi khi bị sốt dài ngày và dẫn tới tình trạng chán ăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thời gian hồi phục sức khỏe của bé bị kéo dài lâu hơn. Các bậc phụ huynh cần nhanh chóng bổ sung những món ăn dưới đây để tăng cường sức đề kháng, giúp bé chống lại cơn sốt dài ngày.

– Uống nước dừa: Với các bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường, nước dừa sẽ có khả năng cung cấp chất điện giải, kali, vitamin C, Oresol,… Đặc biệt là chất vitamin C trong nước dừa còn giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy các bậc phụ huynh có thể bổ sung thêm nước dừa vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bé.

– Ăn cháo đậu xanh: Theo nhiều chuyên dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam, cháo dinh dưỡng nằm trong top những món ăn có khả năng hạ sốt vô cùng hiệu quả. Để cháo có thể phát huy tối đa tác dụng, các bậc phụ huynh nên sử dụng nồi nấu cháo chậm Bear khi nấu cháo. Không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu nướng, chiếc nồi nấu cháo chậm còn có khả năng bảo toàn chất dinh dưỡng vô cùng thông minh.

– Uống sinh tố hoa quả: Những cốc sinh tố thơm ngon đẹp mắt sẽ kích thích vị giác của bé, cũng như tăng cường vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Một số loại trái cây tốt cho sức khỏe, các mẹ có thể sử dụng để làm sinh tố cho bé như: cam, táo, xoài, dâu tây, bơ,…

– Cam: Trong cam có chứa hàm lượng vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, cam cũng là loại trái cây có khả năng bù đường, nước mà cơ thể đang thiếu. Các bậc phụ huynh có thể gọt cam cho bé ăn hoặc làm nước cam ép, để có thể giúp bé phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

– Ăn súp gà: Công dụng của súp gà đó là kháng viên cực tốt, đảm bảo hàm lượng dưỡng chất cần thiết cho bé. Để trẻ có cảm giác ngon miệng hơn khi ăn, các ông bố bà mẹ nên để súp gà nguội.

Trên đây là những dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Cùng với đó là một số cách xử lý hiệu quả giúp các bậc phụ huynh có thể đưa ra những phán đoán, cũng như biện pháp can thiệp kịp thời. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp đến cho bạn những thông tin, kiến thức hữu ích trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

13 Loại thực phẩm gây sảy thai bà bầu nên tránh xa khi ăn

Thực phẩm gây sảy thai có thể gây nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Trong thời kỳ mang thai,...

Gợi ý sữa hạt cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối

Sữa hạt cho bà bầu vừa thơm ngon vừa nhiều dinh dưỡng từ các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca… Thường xuyên uống sữa hạt sẽ cải thiện...

Bật mí những câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon các mẹ không nên bỏ qua

Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon là bí quyết giúp cho quá trình chăm sóc con trở nên dễ dàng và bớt căng thẳng hơn rất nhiều. Bởi lẽ...

Xem thêm
facebook
youtube
facebook

Liên hệ nhận giá đại lý, quà tặng