Hoa đậu biếc là một loại hoa vô cùng quyến rũ với vẻ đẹp mong manh và màu sắc dịu dàng. Với cánh hoa màu tím nhẹ nhàng và hình dáng đẹp mắt, đậu biếc thường được trồng làm cảnh quan trong vườn hoa, sân vườn. Vậy hoa đậu biếc là hoa gì? Công dụng và tác hại của đậu biếc đối với sức khỏe của con người. Cùng Bear tìm hiểu thêm về những công dụng, tác hại và một số lưu ý khi dùng hoa đậu biếc qua bài viết sau.
Hoa đậu biếc là hoa gì?
Hoa đậu biếc là một loài thực vật thuộc họ Đậu, thân thảo, sống lâu năm, cành mỏng có lông và có dây leo. Tên tiếng anh của hoa đậu biếc là Clitoria ternatea L. Hoa đậu biếc còn được biết đến với tên gọi khác là đậu hoa tím, bông biếc,…
Cây đậu biếc có lá màu xanh đậm có phần đầu nhọn, thuôn dài hình bầu dục. Hoa đậu biếc có màu xanh lam hoặc màu xanh tím, mọc riêng lẻ hoặc nách lá thành chùm. Quả đậu biếc có chiều dài từ 4cm – 13cm và chiều rộng từ 0,8cm – 1,2cm. Khi mới kết trái, quả sẽ có màu xanh và chuyển sang màu nâu khi già đi.
Hoa đậu biếc có nguồn gốc từ Châu Á và Mỹ Latinh. Cho đến nay, đậu biếc đã trở nên phổ biến hơn tại các vùng nhiệt đới bán khô cằn và những vùng nhiệt đới bán ẩm ướt như Châu Phi, Úc và Châu Á.
Hoa đậu biếc có tác dụng gì?
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp mong manh cùng sắc màu dịu nhẹ, đậu biếc còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Dưới đây là những công dụng cực tốt của hoa đậu biếc:
Giảm đau, hạ sốt
Hoa đậu biếc chứa chất tanin, một loại hợp chất có khả năng co mô và ức chế tiết ra của các chất gây viêm. Ngoài ra, tanin cũng có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Do đó, uống trà đậu biếc có thể giúp giảm các triệu chứng như đau bụng, đau đầu, răng và sốt cao,…
Hỗ trợ sáng mắt, cải thiện thị lực
Hoa đậu biếc chứa anthocyanin, chống oxy hóa mạnh. Anthocyanin có tác dụng tăng cường khả năng nhận diện màu sắc, cải thiện tuần hoàn máu ở võng mạc. Nhờ đó, đậu biếc giúp bảo vệ mắt khỏi những tác động của tia UV, ánh sáng xanh và các tác nhân gây hại khác. Bên cạnh đó, hoa đậu biếc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến loạn thị, cận thị và thoái hóa điểm vàng.
Bổ sung chất chống oxy hóa
Hoa đậu biếc chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như nấm, virus, vi khuẩn,… Ngoài ra, chúng cũng giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư,…
Tìm hiểu thêm về ý nghĩa các loài hoa trong cuộc sống
Hỗ trợ chăm sóc tóc
Hoa đậu biếc chứa anthocyanin, proanthocyanidin giúp kích thích sự phát triển của nang tóc và làm tóc dày hơn, đồng thời bảo vệ tóc khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và ô nhiễm môi trường. Do đó, uống trà đậu biếc đều đặn với liều lượng phù hợp có thể giúp người dùng có mái tóc khỏe mạnh, dày và bóng mượt hơn.
Ngăn ngừa mụn trứng cá
Hoa đậu biếc chứa tanin và flavonoid có khả năng chống lại vi khuẩn và giảm viêm, hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn trứng cá, làm giảm sưng đỏ và viêm nhiễm trên da. Trà đậu biếc có thể giúp cải thiện làn da, mang lại làn da sạch khỏe và mịn màng cho người sử dụng.
Hỗ trợ quá trình giảm cân
Hoa đậu biếc chứa nhiều chất xơ, giúp giảm cảm giác đói và hạn chế cảm giác thèm ăn. Chất xơ cũng kích thích tiêu hóa và loại bỏ chất béo và độc tố ra khỏi cơ thể. Trà đậu biếc có thể giúp người sử dụng kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa béo phì.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Hoa đậu biếc chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng như A, B1, B2, B3, B6, C, E, sắt, kẽm, canxi, magie,… Những chất này giúp tắng cường sức khỏe, chống mệt mỏi và cung cấp dinh dưỡng. Do đó, uống trà đậu biếc có thể giúp cơ thể cảm thấy năng động và khỏe mạnh hơn.
Làm đẹp da, chống lão hóa
Hoa đậu biếc chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của tia UV và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, chúng còn giúp làm sáng da, mờ thâm nám và ngăn ngừa nếp nhăn, giúp da trở nên tươi trẻ và rạng rỡ hơn khi thưởng thức trà đậu biếc.
Giảm lo âu, căng thẳng
Hoa đậu biếc chứa proanthocyanidin có khả năng ngăn chặn hoạt động của enzyme monoamine oxidase (MAO). MAO là một enzyme quan trọng trong quá trình phân hủy các nội tiết tố ảnh hưởng đến tâm trạng như dopamine, norepinephrine, serotonin,… Việc sử dụng trà đậu biếc có thể giúp người dùng cảm thấy thư giãn, vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Khác với hoa thanh liễu, hoa đậu biếc chứa flavonoid và proanthocyanidin có khả năng làm giãn các mạch máu, giảm áp lực máu. Những chất này cũng giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng lượng cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Trà đậu biếc có thể hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến hệ tim mạch như xơ vữa động mạch, đau tim, cao huyết áp,…
Chống viêm, kháng khuẩn
Hoa đậu biếc chứa tanin và flavonoid có khả năng giảm viêm, chống vi khuẩn. Những chất này có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus aureus, E.coli, Salmonella typhi,… Ngoài ra, chúng còn giúp giảm sưng đỏ và viêm nhiễm ở vết thương. Do đó, trà đậu biếc có thể hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng như viêm lợi, tiêu chảy, viêm amidan,…
Hỗ trợ điều trị ung thư
Hoa đậu biếc chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư như gốc tự do và các chất độc hại. Chúng cũng hỗ trợ giảm sự phát triển và di căn của tế bào ung thư. Trà đậu biếc có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các loại ung thư như ung thư vú, dạ dày, phổi,…
Cải thiện sức khỏe não bộ
Hoa đậu biếc chứa flavonoid giúp bảo vệ não khỏi các gốc tự do gây oxy hóa. Flavonoid còn kích thích sự phát triển của các tế bào não mới và cải thiện kết nối giữa chúng. Uống trà hoa đậu biếc có thể cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung. Ngoài ra, trà hoa đậu biếc cũng có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến não bộ như alzheimer, parkinson, tai biến mạch máu não,…
Xem thêm: Hoa cúc trắng có ý nghĩa gì? Sự tích hoa cúc trắng
Tác hại của hoa đậu biếc là gì? Những đối tượng không nên dùng hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc được biết đến với nhiều công dụng khác như như: giảm đau, hạ sốt, làm đẹp da, chống lão hóa,… Tuy nhiên, hoa đậu biếc còn gây ra những tác hại tiêu cực đối với sức khỏe cơ thể. Tùy thuộc vào từng đối tượng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe hoa đậu biếc sẽ gây ra những nguy hiểm khác nhau.
Phụ nữ đang mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt
Hoa chứa nhiều anthocyanin, một loại hợp chất chống oxy hóa, có thể ức chế sự kết tụ của tiểu cầu và làm giảm cơ trơn của mạch máu. Điều này có thể kích thích sự co bóp tử cung. Chính vì thế, không nên sử dụng hoa cho phụ nữ mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe.
Người già và trẻ nhỏ
Đối với người cao tuổi hoặc trẻ em, cần cẩn trọng khi sử dụng hoa đậu biếc. Những bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi nên tránh sử dụng đậu biếc để tránh những tác dụng không mong muốn. Đối với trẻ nhỏ, cơ thể chưa hoàn thiện đủ để tiếp nhận các chất trong đậu biếc, nên tránh sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Người huyết áp thấp có nên uống hoa đậu biếc?
Hoa đậu biếc chứa các thành phần giúp hạ huyết áp và giảm đường huyết. Tuy nhiên, loại hoa này có tính lạnh, có thể gây ra cảm giác lạnh bụng, chóng mặt, choáng váng và buồn nôn. Do đó, người có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên uống đậu biếc.
Người sắp phẫu thuật, đang điều trị bệnh
Hoa đậu biếc được khuyến cáo không nên sử dụng cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh và người sắp phẫu thuật. Nếu hai đối tượng này muốn sử dụng, họ cần phải được sự đồng ý và tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia.
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Một tác dụng phụ tiếp theo của anthocyanin là làm chậm quá trình đông máu, dẫn đến làm mất hiệu quả của thuốc. Do đó, những người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc có vấn đề về đông máu không nên sử dụng hoa đậu biếc.
Bầu uống hoa đậu biếc được không?
Không giống với hoa sen trắng, hoa đậu biếc có chứa nhiều anthocyanin, một loại chất chống oxy có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, chất này có thể gây ra tình trạng giảm tiểu cầu và kích thích co bóp tử cung. Do đó, bà bầu không nên uống đậu biếc.
Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc
Đậu biếc là một loại hoa vừa có lợi vừa có hại nên bạn cần đặc biệt lưu ý trong quá trình sử dụng và chế biến. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý để dùng đậu biếc hiệu quả và an toàn.
– Không nên uống trà đậu biếc khi đói: Nếu bạn uống đậu biếc lúc bụng rỗng dạ dày co thắt, gây khó chịu. Khi pha trà để uống, bạn nên uống trà ngay sau đó nếu không các dưỡng chất sẽ bị biến đổi.
– Hoa đậu biếc không phải thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh: Bạn chỉ nên dùng đậu biếc để cải thiện sức khỏe, tránh lạm dụng quá mức gây nguy hiểm cho cơ thể. Đối với những người bị dị ứng với những hoạt chất của hoa thì không nên hấp thụ loài hoa này.
– Không nên uống trà đậu biếc khi mới ăn xong: Nước trà đậu biếc sẽ ngăn cản quá trình tiêu thụ các chất dinh dưỡng ở thức ăn. Điều này sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu và làm giảm hiệu quả của hoa đậu biếc.
– Không sử dụng quá nhiều hoa đậu biếc trong một lần uống: Hoa đậu biếc có tính hàn, nên khi sử dụng một lượng lớn sẽ gây buồn nôn, lạnh bụng hoặc nôn mửa. Một ngày bạn chỉ nên sử dụng 1gr – 2gr hoa khô, tương đương với 10 bông đậu biếc.
Giải đáp thắc mắc liên quan đến hoa đậu biếc
Không chỉ quan tâm đến công dụng và tác hại của hoa đậu biếc, nhiều người còn thắc mắc uống trà đậu biếc mỗi ngày có tốt không? Đậu biếc nở vào mùa nào? Đậu biếc làm món gì ngon? Uống hoa đậu biết lúc nào là tốt nhất? Dưới đây là những thông tin chi tiết giúp bạn có được đáp án chính xác nhất khi tìm hiểu về cây đậu biếc.
Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không?
Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không? Câu trả lời là Có. Đậu biếc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe và làm đẹp. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức trà đậu biếc hàng ngày.
Tốt nhất là chỉ nên sử dụng 1gr – 2gr đậu biếc khô mỗi ngày và nên chia thành hai cốc nhỏ uống vào buổi sáng và tối. Để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ không mong muốn, bạn chỉ nên uống với số lượng phù hợp.
Uống hoa đậu biếc lúc nào là tốt nhất?
Nên uống trà hoa đậu biếc vào buổi sáng sớm là tốt nhất giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, tinh thần sảng khoái. Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để giảm lo âu, căng thẳng và hỗ trợ quá trình đốt mỡ thừa. Uống trà ngay sau khi pha, không để trà nguội rồi mới uống, lúc đó các dưỡng chất có lợi có thể bị biến đổi thành chất gây hại.
Hoa đậu biếc nở vào mùa nào?
Sau khoảng 40-45 ngày kể từ khi gieo hạt, cây đậu biếc sẽ bắt đầu ra hoa, tạo nên một khung cảnh thơ mộng với những đóa hoa màu tím nhẹ nhàng. Điều đặc biệt là đậu biếc có khả năng nở quanh năm, mang lại sự đẹp mãi mãi cho vườn hoa của bạn. Tuy nhiên, thời điểm trồng thích hợp nhất vẫn là vào mùa hè, khi thời tiết ấm áp và nắng đủ dày để giúp cây phát triển mạnh mẽ và ra hoa nhiều nhất.
Hoa đậu biếc làm món gì ngon?
Khi kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, hoa đậu biếc có thể làm được gần 30 món ăn từ các loại đồ uống nước soda, trà sữa đến những món ăn mặn và ngọt. Hoa đậu biếc thường được sử dụng để tạo màu sắc và hương vị độc đáo. Không chỉ vậy, đậu biếc còn có thể được làm thành mứt, chè đậu biếc, hay thậm chí là bánh ngọt, mang lại hương vị đặc biệt và lạ miệng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến công dụng, tác hại cùng như một số lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc. Với vẻ đẹp tinh tế và sức hút đặc biệt, hoa đậu biếc không chỉ là một phần quan trọng của cảnh quan tự nhiên mà còn là biểu tượng của sự mong manh và thanh nhã trong thiên nhiên.