Khoai mỡ có vị ngọt, béo béo bùi bùi đặc trưng và đặc biệt rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ai đã từng ăn loại khoai này cũng ấn tượng với hương vị thơm ngon, hấp dẫn ấy. Trong bài viết này, hãy cùng Bear Vietnam tìm hiểu khoai mỡ là khoai gì và cách nấu canh khoai đơn giản tại nhà nhé!
Khoai mỡ là khoai gì? Khoai mỡ có tác dụng gì?
Khoai mỡ hay còn gọi là khoai tím, củ mỡ… được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Việt Nam, Ấn Độ, các nước châu Phi… Hiện nay có 2 loại khoai mỡ phổ biến là ruột tím và ruột Thông thường, khoai mỡ sẽ có 2 loại phổ biến đó là ruột trắng và ruột tím. Trong đó, khoai ruột tím được nhiều người sử dụng hơn nhờ hương vị thơm ngon và màu sắc nổi bật hơn.
Khoai mỡ chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa. Theo chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g khoai sẽ cung cấp cho cơ thể 120 calo, 27g carbohydrate, 4g chất xơ, 20mg canxi, 0.36mg sắt và 100 IU vitamin A… Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nên loại khoai này đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
- Ngăn ngừa bệnh về tim mạch: Vitamin B6 trong khoai có khả năng bẻ gãy hợp chất Homocysteine, thủ phạm chính phá hủy thành mạch máu. Khoai cũng chứa nhiều kali giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Ngoài ra, theo nghiên cứu, dioscorin trong khoai có tác dụng gián tiếp thúc đẩy lưu thông máu đến thận và giảm huyết áp. Vì vậy, loại khoai này là loại thực phẩm tuyệt vời với người bị bệnh tim, giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ.
- Nhuận tràng: Ăn các món ăn chế biến từ loại khoai này sẽ giúp kích thích nhu động ruột, đại tiện dễ dàng và hạn chế phân bị tồn đọng lại gây viêm nhiễm đường ruột.
- Hỗ trợ giảm cân: Ăn khoai giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác đói, thèm ăn vặt. Loại khoai này chứa nhiều chất xơ và ít chất béo nên đặc biệt phù hợp với những người đang muốn giảm cân, giữ dáng.
- Giảm thiểu hội chứng mãn kinh ở nữ: Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên ăn khoai mỡ vì có thể hỗ trợ khắc phục một số triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này như mệt mỏi, loãng xương…
- Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Một nghiên cứu chỉ ra rằng flavonoid trong khoai có tác dụng giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Đồng thời, hợp chất này còn bảo vệ tế bào sản xuất insulin trong gan, giúp giảm stress oxy hóa và kháng insulin cho cơ thể. Bổ sung loại khoai này vào chế độ ăn sẽ làm chậm tốc độ hấp thụ lượng đường trong máu.
- Tốt cho người bị bệnh xương khớp: Theo Đông y, khoai mỡ có vị ngọt, tính bình, không độc. Ăn loại khoai giúp giảm đau bụng, đau cơ bắp, đau hệ thần kinh và chống viêm nhiễm cho những người đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Các món ăn ngon với khoai mỡ
Khoai mỡ có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon với hương vị hấp dẫn. Từ món mặn như cháo, canh đến món ngọt như bánh khoai chiên… đều được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, các món ăn này đều có thể chế biến tại nhà dễ dàng nên bạn thử ngay những công thức Bear Vietnam gợi ý dưới đây nhé!
Cách nấu canh khoai mỡ
Canh khoai mỡ có nước canh sền sệt, sắc tím đặc trưng từ khoai cùng với vị ngọt tự nhiên, béo bùi vô cùng dễ ăn. Bạn có thể nấu canh với thịt hoặc với tôm và xương như công thức dưới đây từ Bear Vietnam.
Canh khoai mỡ thịt bằm
Nguyên liệu
- 50g thịt heo bằm
- 100g khoai mỡ
- 3 nhánh hành lá 3 nhánh
- 3 nhánh rau ngò ôm
- Hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay
Cách làm
- Bước 1: Khoai gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch, cắt thành các miếng vừa ăn. Hành lá và ngò ôm cắt gốc, rửa sạch và cắt khúc dài khoảng 1 lóng tay.
- Bước 2: Thịt heo bằm ướp cùng 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt trong 15 phút để thịt thấm gia vị.
- Bước 3: Cho 500ml nước lọc vào nồi, đun đến khi nước sôi thì cho khoai vào nấu khoảng 10 phút cho mềm nhừ. Lúc này, bạn cho thịt xay đã ướp vào, dùng vá khuấy đều nấu thêm 7 – 10 phút cho thịt chín hoàn toàn.
Bước 4: Cho vào nồi canh 2 thìa cà phê hạt nêm và 1/2 thìa cà phê bột ngọt đến khi nước canh sôi thì thêm hành lá và ngò ôm cắt khúc vào rồi tắt bếp. Cho canh ra tô lớn, rắc thêm một chút tiêu xay lên trên là món canh đã hoàn thành.
Canh khoai mỡ tôm và xương
Nguyên liệu
- 500g khoai mỡ
- 200g tôm
- 300g xương heo
- Hành tím
- Hành lá, ngò gai, húng quế
- Hạt nêm, muối, tiêu, dầu ăn
Cách làm
- Bước 1: Khoai gọt bỏ vỏ, rửa sạch, đem băm nhuyễn. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ râu, đuôi và phần chỉ đen sau lưng rồi ướp với 1 thìa cà phê hạt tiêu, 2 thìa cà phê hạt nêm trong khoảng 15 phút. Xương heo rửa sạch, trần qua nước sôi loại bỏ các chất bẩn rồi rửa sạch lại với nước.
- Bước 2: Cho xương heo và 1 lít nước vào nồi để ninh trong 1 tiếng, nêm thêm muối, hạt nêm để nước dùng được đậm đà. Trong quá trình ninh, bạn nhớ vớt bọt để nước dùng trong hơn.
- Bước 3: Phi thơm hành tím rồi cho tôm vào xào đến khi tôm săn lại thì cho vào nồi thêm hành lá, húng quế và ngò gai vào đảo đều rồi tắt bếp.
Cách làm bánh khoai mỡ
Nguyên liệu làm bánh khoai mỡ
- 350g khoai mỡ
- 140g bột năng
- 100 g bột bắp
- 50g đường
- 60g sữa đặc
- 40ml sữa tươi không đường
- 100ml dầu ăn
Cách làm
- Bước 1: Khoai gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào nồi hấp hấp trong khoảng 20 phút. Khi khoai chín, bạn cho cho vào tô rồi tán nhuyễn.
- Bước 2: Trộn khoai đã nghiền mịn cùng bột năng, bột bắp, đường, sữa đặc vào đến khi hỗn hợp mịn thì dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại rồi ủ bột 30 phút.
- Bước 3: Chia bột thành nhiều phần và nặn bánh thành hình bạn muốn tùy thích.
- Bước 4: Cho dầu ăn vào chảo đun đến khi dầu sôi thì thêm bánh khoai vào chiên đến khi vỏ bánh vàng đều, có mùi thơm tỏa ra là món bánh đã hoàn thành.
Cách nấu cháo khoai mỡ
Nguyên liệu
- 40g gạo tẻ
- 70g thịt heo
- 100g khoai mỡ
- 30g hành tây
Cách làm
- Bước 1: Khoai mỡ sau khi mua về bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi bào nhuyễn. Hành tây bóc vỏ, thái hạt lựu. Thịt heo rửa sạch rồi cho máy xay thịt xay nhỏ.
- Bước 2: Cho gạo và nước vào nồi nấu chậm, chọn chế độ Cháo dinh dưỡng.
- Bước 3: Phi thơm hành tây, rồi cho thịt băm vào đảo cùng cho săn rồi cho vào nồi nấu cùng cháo.
- Bước 4: Sau khi nấu khoảng 1 tiếng rưỡi, bạn cho khoai vào nấu đến khi chín là đã hoàn thành.
Lưu ý khi ăn khoai mỡ
Khoai mỡ được biết là rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người còn quan tâm rằng khi ăn loại khoai này có cần chú ý điều gì không? Hãy để Bear Vietnam giải đáp thắc mắc của bạn ngay dưới đây.
Bầu ăn được khoai mỡ không
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn khoai mỡ. Loại khoai này chứa rất nhiều dinh dưỡng nên sẽ giúp cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn. Hàm lượng chất xơ và carbohydrate phức hợp dồi dào có tác dụng kiểm soát đường huyết và cân nặng của cơ thể.
Khoai còn có tác dụng chống viêm tốt, hạn chế tình trạng viêm nhiễm đường tiểu, chuột rút, căng cơ, giảm đau thần kinh, đau bụng. Vì vậy mẹ bầu được chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung loại khoai này vào chế độ ăn trong giai đoạn cuối thai kỳ.
Một số tác hại của khoai mỡ
Ăn khoai mỡ quá nhiều cũng không tốt cho cơ thể, có thể gây các triệu chứng đau đầu và buồn nôn. Bên cạnh đó, trong loại khoai này cũng chứa nhiều beta-carotene khi dùng với lượng lớn sẽ có khả năng gây độc cho cơ thể dù cho có nguồn gốc từ rau củ. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai nên chú ý ăn loại khoai này với lượng vừa đủ để hạn chế gây tác dụng phụ.
Canh khoai mỡ bao nhiêu calo
Canh khoai mỡ là một món ăn vừa thơm ngon vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thông thường một bát canh khoai sẽ tương đương với khoảng 360 – 540 calo. Với lượng calo khá lớn như này, bạn cần duy trì các hoạt động tiêu hao năng lượng trong thời gian 6 – 7 giờ.
Bánh khoai mỡ bao nhiêu calo
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muốn biết chính xác bánh khoai mỡ bao nhiêu calo còn tùy thuộc làm bánh. Với nguyên liệu gồm khoai, bột gạo, bột mì, vừng đen và rán bằng dầu, một chiếc bánh khoai sẽ chứa khoảng 510 calo trong đó có đến 300 calo là từ chất béo. Có thể thấy, lượng calo của bánh khoai khá cao nên nếu bạn đang muốn giảm cân thì nên hạn chế ăn món này.
Vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng, khoai mỡ chắc chắn sẽ là loại thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình và gia đình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Vào bếp cùng Bear để biết thêm nhiều món ngon hấp dẫn nhé!