Kombucha là gì? Cách làm Kombucha đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà

mang bear về cho mẹ

Kombucha là một loại đồ uống rất bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng, Kombucha có khả năng giúp cải thiện làn da, hỗ trợ quá trình giảm cân và tăng cường hệ tiêu hóa cực tốt.

Nhờ những lợi ích tuyệt vời cùng hương vị đặc trưng đã giúp Kombucha trở thành thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích. Cùng Bear tìm hiểu rõ hơn về tác dụng và cách làm Kombucha thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Kombucha là gì?

Kombucha là một loại men được nuôi trong dung dịch được làm từ nước trà và đường. Kombucha còn được biết đến với tên gọi khác là nấm thủy sinh hoặc nấm trường sinh, để phân biệt với những hình thức nuôi cấy nấm men và vi khuẩn khác. Quy trình nuôi nấm trường sinh là một quy trình lên men tự nhiên, nhằm tạo ra các loại chất có lợi cho sức khỏe như axit axetic, axit lactic,…

Để hương vị của nấm thủy sinh thêm phần đa dạng và phong phú, nhiều người thường thêm nước trái cây, gia vị hoặc một số loại hương liệu khác. Việc bổ sung thêm các loại gia vị và hương liệu của trái cây giúp Kombucha cung cấp thêm nhiều vitamin, tăng cường sức đề kháng và chất chống oxy hóa cho cơ thể.

Kombucha là gì?
Kombucha là gì?

Tìm hiểu thêm về bánh tai yến là bánh gì? Hướng dẫn cách làm bánh tai yến

Kombucha có tác dụng gì đối với sức khỏe?

– Tăng cường hệ miễn dịch: Kombucha lên men là một nguồn quý giá của Vitamin C và các thành phần vitamin nhóm B như B1, B6, B12. Sự kết hợp giữa các dưỡng chất quan trọng này trong nấm thủy sinh không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn mang đến lợi ích to lớn cho sức khỏe tổng thể của cơ thể.

– Hỗ trợ quá trình giảm cân: Kombucha trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người đang quan tâm đến cân nặng và chăm sóc sức khỏe. Thay thế các đồ uống có đường và calo cao bằng trà sẽ giúp giảm lượng calo hàng ngày một cách hiệu quả. Điều này thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và duy trì cân nặng ổn định.

– Giàu chất chống oxy hóa: Kombucha có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do gây ra nhờ vào những chất chống oxy dồi dào như polyphenol. Việc bổ sung nấm trường sinh vào chế độ dinh dưỡng có thể giúp giảm viêm và bảo vệ mô khỏi tổn thương.

– Thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa: Kombucha có khả năng ngăn chặn các bệnh liên quan đến dạ dày và đường ruột, mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, nấm thủy sinh giúp ổn định môi trường dạ dày cân bằng acid tiêu hóa, ngừa táo bón, nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ, giảm nguy cơ viêm loét và đau dạ dày.

Kombucha có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Kombucha có tác dụng gì đối với sức khỏe?

– Cung cấp nguồn lợi khuẩn Probiotic: Probiotic là một loại nấm men và vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ em và người lớn. Lượng probiotic đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái vi khuẩn và nấm men. Từ đó, tạo môi trường ổn định để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra một cách hiệu quả.

– Ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư: Kombucha đã được chứng minh khả năng ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Nhờ nồng độ polyphenol cao và khả năng chống oxi hóa mạnh mẽ của loại trà này. Polyphenol trong nấm trường sinh có khả năng chống oxy hóa tự nhiên, nhằm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

– Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Những người uống Kombucha có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn tới 31% so với những người không uống. Bởi trong nấm thủy sinh có chứa nhiều polyphenol – một chất chống oxi hóa mạnh mẽ với khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Giải độc gan hiệu quả: Kombucha cũng chứa chất chống oxi hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tác động của các gốc tự do và tăng cường chức năng gan. Điều này là kết quả của quá trình cải thiện khả năng thải độc của gan khi tiêu thụ thường xuyên.

Tác hại của trà Kombucha là gì?

Tuy Kombucha mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá mức cũng mang theo một số rủi ro về sức khỏe. Trước khi thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về lợi ích cũng như tác hại đối với sức khỏe của bản thân. Dưới đây là những tác hại tiềm ẩn khi tiêu thụ quá nhiều.

– Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Kombucha có tính axit và khi tiêu thụ quá mức có thể gây kích thích dạ dày, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón đối với một số người có dạ dày nhạy cảm.

– Tác dụng phụ do caffeine: Trà Kombucha có chứa một lượng caffeine giống trà xanh hoặc trà đen. Việc tiêu thụ quá mức có thể gây tăng cảm giác bồn chồn, giảm chất lượng giấc ngủ và tăng nhịp tim, đặc biệt đối với những người nhạy cảm với caffeine.

– Nguy cơ nhiễm khuẩn và ngộ độc: Quá trình lên men của nấm thủy sinh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Nếu quá trình lên men không được kiểm soát cẩn thận khi sản xuất, lưu trữ và tiêu thụ. Điều này có thể gây nguy hiểm, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu.

– Cơ thể phản ứng với thuốc: Thành phần trong kombucha có thể tương tác và làm giảm tác dụng của một số loại thuốc, như thuốc trị bệnh tim, thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Khi đó bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi tiêu thụ kombucha.

Tác hại của trà Kombucha là gì?
Tác hại của trà Kombucha là gì?

Hướng dẫn cách làm Kombucha bằng máy làm sữa chua Bear

Kombucha là một đồ uống lên men từ trà và đường, tạo nên một sự pha trộn độc đáo giữa vị chua, mát và hương thơm.  Quá trình làm Kombucha đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo các bước đơn giản sau.

Nguyên liệu làm Scoby

Scoby là kết quả của quá trình lên men, tạo thành một lớp màng trên bề mặt của trà, bao gồm cả vi khuẩn và nấm men. Scoby có thể được sử dụng như một loại giống để lên men Kombucha.

  • Dứa đã gọt vỏ, bỏ mắt: 500gr – 800gr
  • Đường: 100gr – 150gr
  • Bia: 100ml – 150ml
  • Nước đun sôi để nguội: 1 lít – 1,5 lít

Hướng dẫn cách làm Scoby

  • Bước 1: Bắt đầu bằng việc ép lấy nước cốt từ quả dứa hoặc sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn, sau đó lọc để loại bỏ bã.
  • Bước 2: Đổ nước ép dứa vào một bình thủy tinh sạch, kèm theo 1,5 lít nước đun sôi để nguội, 150g đường và 150ml bia. Sử dụng muỗng gỗ để khuấy đều cho đường tan hết.
  • Bước 3: Đặt một khăn sạch lên miệng bình và buộc chặt lại bằng dây. Đặt bình ở nơi thoáng mát, tránh va đập. Sau khoảng 3 – 5 ngày, bạn sẽ thấy một lớp màng mỏng hình thành và ngày càng lớn lên, đó chính là Scoby.
  • Bước 4: Bạn có thể chờ thêm vài ngày để Scoby trở nên dày hơn hoặc vớt ra để nuôi. Một Scoby khỏe mạnh sẽ có màu trắng ngà, bề mặt mềm mịn và không bị rách. Nếu Scoby có màu thâm xỉn, ngả xám hoặc bề mặt có dấu hiệu nấm, đó là dấu hiệu nhiễm nấm và không nên sử dụng.
  • Bước 5: Sau khi lấy Scoby ra, đậy nắp bình lại và để khoảng 1 tháng là có giấm ăn. Hũ giấm này có thể được sử dụng để lên men cho một Scoby mới.
Hướng dẫn cách làm Scoby
Hướng dẫn cách làm Scoby

Nguyên liệu làm Kombucha

  • Giấm Scoby: 1 con
  • Đường: 70gr – 100gr
  • Trà xanh (hoặc trà đen): 15gr – 20gr
  • Dung cụng cần thiết: Máy ép trái cây, bình thủy tinh, khăn sạch, muỗng gỗ, máy làm sữa chua Bear,…

Hướng dẫn cách làm Kombucha

  • Bước 1: Sau khi lấy Scoby ra, bạn cần rửa sơ qua bằng nước lọc để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Bước 2: Đặt 10gr trà đen cùng 200ml nước sôi vào bình chứa của máy làm sữa chua. Hãy để trà ngâm trong khoảng 10 phút. Sau khi trà đã được ngâm, hãy lọc qua rây hoặc một lớp vải sạch để loại bỏ các bã trà.
  • Bước 3: Lấy nước cốt trà thu được sau bước 2 và đặt vào một chiếc bình chứa lớn hơn. Thêm 100gr đường vào bình, sau đó đổ thêm 800ml nước lọc. Sử dụng một cây muỗng gỗ để khuấy đều hỗn hợp, đảm bảo đường được hòa tan hoàn toàn.
  • Bước 4: Đặt Scoby vào bình chứa lớn. Tiếp đến bạn đặt vào phần thân của máy làm sữa chua Bear. Kết nối nguồn điện, bật công tắc và nhấn phím Function chọn chức năng Yogurt hoặc Natto. Sau khi đã chọn xong chức năng, bạn hãy nhấn vào phím Start. Lúc này thời gian hiển thị trên máy sẽ là 10 giờ, hãy nhấn vào nút Time + để tăng thời gian lên men lên 48 giờ.
  • Bước 5: Đậy nắp trên của máy làm sữa chua và tiến hành quá trình lên men. Sau khoảng thời gian lên men, bạn hãy bảo quản Kombucha ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sau khoảng 7-10 ngày, bạn có thể lấy ra uống thử để kiểm tra xem đã đạt độ chua ưng ý chưa và bắt đầu sử dụng.
Hướng dẫn cách làm Kombucha bằng máy làm sữa chua Bear
Hướng dẫn cách làm Kombucha bằng máy làm sữa chua Bear

Dấu hiệu Kombucha bị hư, bị mốc

Kombucha hiếm khi bị hư hỏng, nhưng nếu đã bị thì không thể sử dụng và có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết có vấn đề:

  • Màu sắc không bình thường: Nếu kombucha thay đổi màu sắc không bình thường, bạn nên kiểm tra để có thể xử lý kịp thời.
  • Xuất hiện nấm mốc hình mạng nhện trên bề mặt: Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy nấm mốc hình mạng nhện trên bề mặt kombucha.
  • Có lỗ thủng khác thường trên cơ thể: Khi trà bị hư sẽ xuất hiện những lỗ thủng khác thường trên bề mặt.
  • Mùi và vị thay đổi: Mùi và vị của trà sẽ không còn giữ được nét đặc trưng giống như ban đầu khi đã bị hư hỏng.
  • Xuất hiện chất lỏng bất thường và có màu đục: Nếu quan sát thấy có chất lỏng bất thường và màu đục, thì chắc chắn dấu hiệu cho thấy trà đã bị hư.
Dấu hiệu Kombucha bị hư, bị mốc
Dấu hiệu Kombucha bị hư, bị mốc

Xem thêm: Cách làm bánh bò xốp thơm ngon ngay tại nhà

Lưu ý khi sử dụng trà Kombucha

Khi bắt đầu tiếp xúc với trà Kombucha, nắm vững những lưu ý sau để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn từ đồ uống này.

– Nên sử dụng bình thủy tinh để lên men, tránh kim loại như chì xâm nhập vào đồ uống.

– Vệ sinh kỹ lưỡng bình và chai thủy tinh trước khi đựng để ngăn nhiễm khuẩn và đảm bảo chất lượng trà.

– Người có hệ miễn dịch yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi caffeine nên hạn chế sử dụng trà.

– Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh tiếp xúc với loại thức uống này.

Lưu ý khi sử dụng trà Kombucha
Lưu ý khi sử dụng trà Kombucha

Kombucha không chỉ là một đồ uống, mà còn là một cảm hứng sống khỏe và bổ ích mỗi ngày. Việc cân bằng hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình giảm cân đến khả năng làm giảm nguy cơ, Kombucha đã nhanh chóng dành được sự yêu thích từ nhiều người trên khắp thế giới. Hy vọng rằng nội dung bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về Kombucha.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

4 bước nấu cháo bằng nồi áp suất Bear: Siêu ngon, siêu nhanh, siêu nhàn

Cách nấu cháo bằng nồi áp suất Bear chỉ mất 20 – 45 phút là đã có ngay một nồi cháo thơm ngon, sánh mịn mà không phải tốn quá...

Nấu bò kho bằng nồi nấu chậm Bear ngon, mềm nhừ chỉ với 4 bước

Với chế độ ninh/hầm, công cuộc nấu bò kho bằng nồi nấu chậm Bear sẽ đơn giản hơn bao giờ hết. Mẹ không phải đứng canh, không lo nước cạn,...

Nấu cháo gà bằng nồi nấu chậm Bear ngon chỉ với 4 bước đơn giản

Nấu cháo gà bằng nồi nấu chậm Bear mẹ yên tâm cháo nhuyễn mịn, giữ trọn dinh dưỡng và hương vị vốn có của nguyên liệu. Chỉ với 4 thao...

Xem thêm
facebook
youtube
facebook

Liên hệ nhận giá đại lý, quà tặng