Hướng dẫn cách nấu cháo sò huyết thơm ngon, bổ dưỡng

3.4/5 - (5 bình chọn)

Hướng dẫn cách nấu cháo sò huyết thơm ngon, hấp dẫn

Cách nấu cháo sò huyết được biết đến với sự kết hợp hài hòa giữa hương vị độc đáo của biển cả, cùng vị ngon ngọt của hạt gạo. Khi cháo sò huyết kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, sẽ tạo nên một tác phẩm ẩm thực đầy quyến rũ và vô cùng hấp dẫn.

Dù là món ăn chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu, thế nhưng cách nấu cháo sò huyết lại vô cùng đơn giản. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản cùng công thức chế biến dễ dàng được Bear Việt Nam chia sẻ dưới đây, các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể hoàn thành món cháo sò huyết.

Cháo sò huyết cho bé mấy tuổi?

Cháo sò huyết cho bé mấy tuổi? Bé 9 tháng có ăn được cháo sò huyết không? Nấu cháo sò huyết với rau gì? Bà bầu có ăn cháo sò huyết được không? Là những câu hỏi mà các ông bố bà mẹ thắc mắc khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Hãy cùng Bear Việt Nam đi tìm đáp án chính xác nhất:

– Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, cháo sò huyết chỉ dành cho các bé đã tròn 1 tuổi. Bởi các bé đang nằm ở độ tuổi 8 – 9 tháng tuổi không thể ăn được cháo sò huyết, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và còn rất yếu. Nếu vô tình cho các bé dưới 1 tuổi ăn cháo sò huyết sẽ có thể dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

– Sò huyết được biết đến với khả năng chữa các bệnh thiếu máu, huyết hư, bổ sung đạm, kẽm và magie. Ngoài ra trong sò huyết còn có chứa rất nhiều protein, canxi, sắt, lipid, vitamin B1 – C – A,… Đây đều là các chất dinh dưỡng giúp ích cho sự phát triển toàn diện và não bộ của thai nhi. Do đó, các bà bầu có thể ăn được cháo so huyết với một lượng vừa đủ, tần suất ăn dao động từ 1 – 2 bữa/ tuần.

– Các bậc phụ huynh và bà bầu có thể nấu cháo sò huyết với rau cải ngọt, rau mùi, cải bó xôi, cải xanh,… Ngoài ra, các ông bố bà mẹ cũng có thể kết hợp nấu cháo sò huyết với bí đỏ, đậu xanh, khoai môn,… nhằm kích thích ăn ngon ở các trẻ biếng ăn, thấp bé nhẹ cân.

Cháo sò huyết cho bé mấy tuổi?
Cháo sò huyết cho bé mấy tuổi?

Hướng dẫn cách làm sạch sò huyết

Trước khi tìm hiểu về cách làm sạch sò huyết, các ông bố bà mẹ cần nắm được các khâu chọn mua sò huyết chất lượng. Các bậc phụ huynh nên chọn những con sò huyết còn sống và tươi ngon để làm giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng hoặc nhiễm khuẩn.

– Nên chọn những con sò đang ở trạng thái mở miệng hoặc phần ruột nhô ra bên ngoài, khi chậm vào thì sò huyết sẽ ngậm kín miệng lại.

– Chỉ chọn những con sò huyết có kích thước trung bình, không nên lựa những con quá lớn sẽ làm giảm độ ngọt và rất dễ bị dai khi ăn.

Khi mua sò huyết về, các bậc phụ huynh nên ngâm con sò huyết với hỗn hợp nước muối ớt pha loãng để có thể làm sạch hoàn toàn. Hoặc có thể sử dụng nước vo gạo để ngâm sò trong vòng 2 tiếng, để sò huyết nhả hết bụi bẩn, đất cát bên trong.

Hướng dẫn cách làm sạch sò huyết
Hướng dẫn cách làm sạch sò huyết

Cách nấu cháo sò huyết cho bé thơm ngon, hấp dẫn

Sò huyết sở hữu hương vị đặc trưng cùng hàm lượng chất dinh dưỡng giàu có, được nhiều bậc phụ huynh sử dụng để nấu cháo ăn dặm cho bé. Bằng cách kết hợp sò huyết với hạt gạo, bạn sẽ tạo ra một món ăn giàu chất dinh dưỡng rất dễ hấp thụ. Hãy vào bếp cùng Bear để có thể chế biến được món cháo sò huyết với những công thức nấu ăn dưới đây:

Cách nấu cháo sò huyết đậu xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Sò huyết: 500gr – 700gr.
  • Gạo nấu cháo: 100gr – 150gr.
  • Đậu xanh đã đãi vỏ: 50gr – 70gr.
  • Hành tím: 10gr – 20gr.
  • Gia vị ăn dặm dành riêng cho bé.
  • Thịt lợn nạc: 200gr – 300gr.

Các bước thao tác thực hiện:

  • Sò huyết mua về bạn mang đi ngâm trong khoảng 2 tiếng với hỗn hợp nước muối pha loãng để đẩy hết bùn bên trong.
  • Gạo mang đi vo sạch, ngâm trong khoảng 30 phút để hạt gạo được nở mềm. Đổ gạo vào nồi nấu chậm cùng với 300ml nước lọc tinh khiết, chọn chế độ nấu cháo nồi bear và cài đặt hẹn giờ trong vòng 1 tiếng.
  • Phần thịt lợn nạc mang đi rửa sạch, xay nhuyễn để trẻ không bị nghẹn khi ăn.
  • Sau khi sò đã nhả hết bùn bên trong, dùng bàn chải nhỏ để loại bỏ hết các chất bẩn bám ở bên trên bề mặt và xung quanh vỏ sò. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Mang sò huyết luộc với nước trong vòng 5 – 7 phút, khi thấy sò vừa há miệng ra thì tắt bếp. Lưu ý không nên đun sò huyết quá lâu, sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có. Tiếp đến tách riêng phần thịt để riêng.
  • Phi hành tím thật thơm rồi đổ phần thịt sò vào xào chín. Múc ra bát để nguội, sau đó thái thành từng miếng nhỏ.
  • Khi cháo đã chín, bạn hãy tiến hành bỏ phần thịt lợn băm và sò huyết vào. Nêm nếm gia vị ăn dặm cho thật vừa rồi nấu thêm trong vòng 5 – 7 phút.
  • Cuối cùng múc cháo ra bát để nguội rồi sử dụng dụng cụ ăn dặm cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo sò huyết đậu xanh
Cách nấu cháo sò huyết đậu xanh

Cách nấu cháo sò huyết thịt bò và tôm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt sò huyết đã được chế biến sẵn: 20gr – 25gr.
  • Gạo nấu cháo: 50gr – 70gr.
  • Thịt bò: 100gr – 150gr.
  • Tôm tươi: 80gr – 100gr.
  • Gạo nấu cháo: 30gr – 50gr.
  • Hành tím, hành lá.
  • Gia vị ăn dặm dành riêng cho bé.

Các bước thao tác thực hiện:

  • Ngâm với nước trong khoảng 30 phút để sò huyết nhả hết bùn đất. Tiếp đến chà sạch phần vỏ bên ngoài. Sau khi ngâm xong, bạn hãy mang sò huyết luộc với nước cho đến khi sò há miệng ra.
  • Lấy phần thịt sò huyết ra để riêng, sau đó đem đi thái thật nhỏ. Các bậc phụ huynh nhớ giữ lại phần nước đã luộc để nấu cháo. Tiếp đến phi hành tím thật thơm, đổ phần thịt sò huyết vào đảo đều tay trong khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
  • Thịt bò mang đi rửa sạch, băm thật nhuyễn. Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ rồi bỏ phần chỉ đen trên lưng. Ướp thịt bò và tôm cùng với gừng, tỏi băm, các loại gia vị ăn dặm khác.
  • Vo gạo thật sạch, ngâm với nước ấm trong khoảng 20 phút. Sau đó đổ gạo vào nồi nấu chậm cùng với khoảng 300ml phần nước sò huyết. Nhấn chọn chế độ hầm cháo trên nồi Bear, cài đặt hẹn giờ nấu trong vòng 1 tiếng 30 phút.
  • Khi cháo đã chín, bạn hãy tiến hành thêm thịt bò, tôm và thịt sò huyết vào nồi rồi nấu thêm trong khoảng 10 phút để các nguyên liệu được quyện đều lại với nhau.
  • Nêm nếm gia vị sao cho vừa với khẩu vị ăn của bé, múc ra bát rồi cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo sò huyết thịt bò và tôm
Cách nấu cháo sò huyết thịt bò và tôm

Cách nấu cháo sò huyết bí đỏ cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt sò huyết đã được chế biến sẵn: 20gr – 30gr.
  • Tôm sú tươi: 70gr – 100gr.
  • Bí đỏ: 70gr – 90gr.
  • Gạo nấu cháo: 100gr – 150gr.
  • Gia vị ăn dặm dành riêng cho bé.

Các bước tháo tác thực hiện:

  • Gạo mang đi vo sạch, ngâm cùng nước ấm trong vòng 15 phút để các hạt gạo được nở mềm. Đổ gạo vào nồi nấu cháo chậm cùng với khoảng 350ml nước lọc tinh khiết. Nhấn chọn chế độ nấu cháo nồi bear, cài đặt hẹn giờ trong vòng 2 tiếng để cháo được chín đều.
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch sau đó mang đi thái thành từng miếng nhỏ. Cho bí đỏ vào khay hấp của nồi nấu chậm. Các bậc phụ huynh có thể kết hợp nấu cháo và hấp bí đỏ, để tiết kiệm thơi gian và công sức khi nấu ăn.
  • Chờ trong khoảng 7 – 10 phút cho đến khi bí đỏ đã chín mềm và đều. Sau đó nghiền nhuyễn phần bí đỏ vừa hấp xong.
  • Tôm sú rửa sạch, mang đi hấp chín. Tiếp theo bóc vỏ và bỏ đi phần chỉ đen ở trên lưng tôm. Băm nhỏ thịt tôm, sau đo phi hành tím thật thơm và đổ phần thịt tôm vào chảo đảo đều.
  • Khi cháo đã chín, bạn hãy thêm phần bí đỏ và tôm sú đã chế biến vào nồi. Tiếp tục đun trong vòng 5 – 7 phút để các nguyên liệu được chín đều.
  • Cuối cùng nêm nếm gia vị sao cho vừa với khẩu vị ăn của bé. Múc ra bát để nguội rồi cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo sò huyết bí đỏ cho bé
Cách nấu cháo sò huyết bí đỏ cho bé

Cách nấu cháo sò huyết thịt băm cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt sò huyết đã được sơ chế sẵn: 20gr – 30gr.
  • Thịt lợn băm nhuyễn: 50gr – 70gr.
  • Gạo nấu cháo: 200gr – 300gr.
  • Hành tím đã được băm nhuyễn: 10gr – 20gr.
  • Gia vị ăn dặm dành riêng cho bé 1 tuổi.

Các bước thao tác thực hiện:

  • Ướp phần thịt băm với phần gia vị ăn dặm đã được chuẩn bị trước đó. Tiếp đến phi hành tím thật thơm, đổ phần thịt băm đã ướp vào chảo rồi đảo đều tay cho đến khi thịt chín rồi tắt bếp.
  • Thịt sò huyết đem đi thái thật nhỏ, sau đó phi hành tím thật thơm. Đổ phần thịt sò huyết đã thái nhỏ vào đảo đều tay. Nêm nếm gia vị ăn dặm rồi tắt bếp và để nguội.
  • Vo gạo thật sạch, mang đi ngâm với nước ấm trong khoảng 15 phút. Đổ gạo vào nồi cùng với khoảng 400ml nước lọc tinh khiết. Nhấn chọn chế độ hầm cháo trên nồi nấu cháo chậm, cài đặt hẹn giờ trong khoảng 1 tiếng 30 phút.
  • Khi cháo chín, bạn hãy thêm phần thịt xay và thịt sò huyết đã được sơ chế trước đó vào. Tiếp tục nấu thêm trong vòng 10 phút, để các nguyên liệu trong cháo được quyện đều lại với nhau.
  • Cuối cùng, nêm nếm gia vị ăn dặm sao cho vừa với khẩu vị ăn của bé. Múc ra bát để cháo thật nguội rồi cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo sò huyết thịt băm cho bé
Cách nấu cháo sò huyết thịt băm cho bé

Cách nấu cháo sò huyết ngon cho bé với nấm rơm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt sò huyết đã được sơ chế sẵn: 30gr – 40gr.
  • Gạo nấu cháo: 20gr – 30gr.
  • Nấm rơm: 30gr – 40gr.
  • Hành tím và hành lá.
  • Gia vị ăn dặm dành riêng cho bé.

Các bước thao tác thực hiện:

  • Thịt sò huyết mang đi băm nhỏ, ướp với gia vị ăn dặm.
  • Nấm rơm manh đi rửa sạch với nước. Sau đó mang đi cắt đôi hoặc băm nhỏ, tùy thuộc vào sở thích ăn của trẻ.
  • Vo gạo thật sạch sau đó mang đi ngâm với nước ấm trong khoảng 20 phút. Tiếp theo hãy đổ gạo vào nồi nấu chậm cùng với 350ml nước lọc tinh khiết. Nhấn chọn chế độ nấu cháo, cài đặt hẹn giờ trong vòng 1 tiếng 30 phút.
  • Khi cháo đã chín bạn hãy cho phần thịt sò huyết và nấm rơm vào nồi. Tiếp tục nấu trong vòng 10 phút để các nguyên liệu được quyện đều vào với nhau.
  • Cuối cùng nêm nếm cháo sò huyết với gia vị ăn dặm sao cho vừa với khẩu vị ăn của trẻ. Múc ra bát rồi cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo sò huyết ngon cho bé với nấm rơm
Cách nấu cháo sò huyết ngon cho bé với nấm rơm

Trên đây là những cách nấu cháo sò huyết cực thơm ngon với công thức chế biến vô cùng đơn giản, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức khi nấu ăn. Với vị ngọt thanh thơm nồng đặc trưng của món cháo sò huyết, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể chế biến một bát cháo sò huyết cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn cho bé. Hy vọng rằng với thông tin chi tiết trong bài viết này, sẽ đem đến cho các ông bố bà mẹ những kiến thức có ích trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin khuyến mại Nhập email của bạn để chúng tôi có thể gửi cho bạn những thông tin ưu đãi mới nhất dành riêng cho bạn!

    Bear Việt Nam

    19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    1800.6161

    cskh@bearvietnam.vn

    MST: 0108085048 – Ngày cấp: 06/12/2017

    Nơi cấp: sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

    Đại Diện: Ông Lê Anh Tuấn – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    Trạng thái bảo vệ DMCA.com

    Kết nối với chúng tôi

    Bảo hành sản phẩm