Nụ tầm xuân là một loại hoa được nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn để trang trí nhà cửa trong dịp Tết Cổ Truyền. Sắc màu nhẹ nhàng mềm mại của nụ tầm xuân mang theo thông điệp của sự khởi đầu mới với hy vọng một năm mới bình an.
Ẩn chứa những giá trị tinh thần sâu sắc, nụ tầm xuân kết hợp cùng hoa đào và hoa mai giúp không gian sống trở nên ấm cúng hơn bao giờ hết. Để hiểu rõ hơn về loài hoa tầm xuân, bạn có thể theo dõi nội dung bài viết được Bear Việt Nam tổng hợp lại dưới đây.
Nụ tầm xuân là gì?
Nụ tầm xuân là một loại cây thuộc chi Liễu, được biết đến với tên gọi khác là Liễu dê (Salix caprea) hoặc Liễu tơ (Pussy willow). Sự ra đời của tên gọi này là vì hoa của cây mọc ra những sợi lông mềm mại giống như lông của mèo. Nụ tầm xuân có nguồn gốc từ những nước Bắc Á: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Cây tầm xuân thuộc loại cây thấp, lá thường rụng theo mùa. Hoa của cây tầm xuân thường nở rộ vào đầu mùa xuân và mọc theo kiểu nách lá. Sau đó, những chồi non của cây tầm xuân cũng nhanh chóng mọc ra và có màu xanh non tươi mới. Sắc hoa của cây tầm xuân rất đa dạng và rực rỡ như: màu đỏ, màu vàng, màu trắng, màu xanh,…
Ý nghĩa nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, nên được người dân Việt Nam sử dụng để trang trí nhà cửa vào dịp Tết đến Xuân về. Không giống với ý nghĩa các loại hoa khác, “Tầm xuân” thường được hiểu theo nghĩa là “mùa xuân” với hy vọng một năm mới may mắn, thành công và đem lại nhiều tài lộc.
Các cành cây cùng những bông hoa tầm xuân nở quanh thân, mang ý nghĩa về sự sống tạo ra một khởi đầu mới trọn vẹn và may mắn cho gia chủ. Những cành hoa mai, hoa đào đan xen cùng nụ tầm xuân đã trở thành hình ảnh đặc trưng không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán.
Ngoài ra, khi bạn lấy những cành tầm xuân làm quà tặng tết còn đem đến cho người nhận sự may mắn và nhiều tài lộc cho năm mới trọn vẹn.
Đọc thêm: Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng hoa linh lan ngay tại nhà
Cách cắm nụ tầm xuân đơn giản, đẹp nhất
Có nhiều cách cắm nụ tầm xuân đơn giản độc đáo tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho không gian sống của bạn. Cách cắm nụ tầm xuân phổ biến nhất vào dịp Tết Nguyên Đán là cắm theo kiểu tán đều, với một cành cao làm tâm và những cành thấp hơn cắm ở xung quanh.
Vật dụng cần chuẩn bị
– Bình hoa dáng thấp
– Những cành hoa tầm xuân
– Dây treo phụ kiện trang trí Tết
– Nơ hoặc ruy băng
– Xốp căm hoa
– Bao lì xì
Hướng dẫn cách cắm nụ tầm xuân
– Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy dùng dao hoặc kéo để cắt miếng xốp cắm hoa để kích thước vừa vặn với bình cắm.
– Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy cắm những cành hoa tầm xuân từ trung tâm bình trải đều ra bên ngoài. Bạn hãy sắp xếp các cành tầm theo kiểu tỏa rộng và tán đều ra hai bên. Với những cành cao và dài hơn, bạn có thể cắm ở giữa phần trung tâm để tạo điểm nhấn cho bình hoa tầm xuân.
– Bước 3: Bạn dùng nơ hoặc ruy băng để che đi phần xốp và miệng của bình cắm hoa.
– Bước 4: Để tô điểm thêm cho bình hoa tầm xuân, bạn hãy sử dụng bao lì xì, dây treo phụ kiện trang trí Tết 2024 để cài lên cành hoa. Bạn nên treo vào những cành tầm xuân dài và cứng, tránh tình trạng cành tầm xuân bị gãy do phụ kiện trang trí quá nặng.
Tìm hiểu thêm về hoa sen trắng tượng trưng cho điều gì?
Nụ tầm xuân để được bao lâu? Cách giữ nụ tầm xuân tươi lâu
Nụ tầm xuân để được trong khoảng 1 năm – 2 năm nếu được bảo quản đúng cách. Đây là một trong những lý do mà nhiều gia đình Việt lựa chọn nụ tầm xuân chưng Tết. Tuy nhiên, nụ tầm xuân cũng rất dễ bị héo, mất màu và mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Vậy làm thế nào để giữ nụ tầm xuân được tươi lâu và đẹp mắt? Dưới đây là một số cách giữ nụ tầm xuân tươi lâu mà bạn có thể áp dụng:
– Khi mua nụ tầm xuân, bạn nên chọn những cành có nụ chưa nở hoặc mới chớm nở, tránh những cành có nụ đã nở hoa toàn bộ vì chúng sẽ mau tàn. Bạn cũng nên chọn những cành có màu sắc tươi sáng, không bị ố vàng hay nhòe.
– Sau khi mua về, bạn nên cắm nụ tầm xuân ngay vào bình, không nên bọc vào giấy hay để trong túi nilon vì chúng sẽ làm nụ bị nóng và ẩm. Nụ tầm xuân không cần nước, nên khi cắm bạn không nên cho nước vào bình. Bạn có thể cắm thẳng vào một chiếc bình khô, hoặc có thể cho thêm cát vào bình để cắm nụ tầm xuân cho chắc và định hình.
– Bạn nên để bình hoa tầm xuân ở những nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp, độ ẩm cao, bụi bẩn hay gió lớn. Những yếu tố này sẽ làm bình tầm xuân bị phai màu, mất độ tươi và mốc. Bạn cũng nên tránh để bình nụ tầm xuân gần những nguồn nhiệt như bếp, lò sưởi, đèn điện hay nến.
– Để tăng thêm vẻ đẹp và ý nghĩa cho bình nụ tầm xuân, bạn có thể trang trí thêm một số phụ kiện như giấy lụa, bao lì xì, đèn lồng, câu đối, dây thần tài… Bạn cũng có thể kết hợp cắm nụ tầm xuân với một số loại hoa khác như hoa tuyết mai, hoa cát tường, cẩm chướng, hoa hồng, hoa thanh liễu,… để tạo nên bình hoa đa sắc, đa dạng và hài hòa.
– Khi nụ tầm xuân bắt đầu bị héo, bạn nên thay thế bằng cành mới, tránh để gây ảnh hưởng đến những cành còn tươi. Bạn cũng nên vệ sinh bình hoa thường xuyên, lau chùi bụi bẩn và cắt bớt những phần thừa của nụ tầm xuân.
Hình ảnh nụ tầm xuân đẹp ngày Tết
Nụ tầm xuân mang ý nghĩa của sự may mắn, sung túc và hạnh phúc. Cây hoa tầm xuân còn được xem là biểu tượng của sự sống, sự phát triển và vươn lên phía trước. Nụ tầm xuân cũng là một trong những món quà tặng Tết ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè hoặc đối tác vào dịp đầu năm. Dưới đây là những hình ảnh nụ hoa tầm xuân đẹp nhất.
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của nụ tầm xuân.