Gia vị có nguồn gốc các loại lá đã trở thành nguyên liệu quen thuộc giúp tăng hương vị món ăn gia đình. Chỉ với một lượng nhỏ gia vị cũng có thể kích thích vị giác, khứu giác của người dùng và khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Vậy có những gia vị có nguồn gốc các loại lá phổ biến nào? Mỗi loại có đặc điểm và công dụng gì? Hãy cùng Bear Việt Nam tìm hiểu những thông tin hữu ích này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Gia vị có nguồn gốc các loại lá là gì?
Gia vị có nguồn gốc các loại lá là một nhánh trong gia vị có nguồn gốc thực vật, thường có tinh dầu và mùi vị đặc trưng. Loại gia vị này có thể tạo một số kích thích tích cực nhất định lên các giác quan của người dùng như vị giác, khứu giác.
Nhờ hương thơm và mùi vị đặc trưng, gia vị có nguồn gốc các loại lá thường được sử dụng trong ẩm thực. Việc lựa chọn loại gia vị phù hợp với món ăn thể hiện sự tinh tế của người đầu bếp. Bởi lẽ, các món ăn được kết hợp khéo léo với gia vị sẽ trở nên đậm đà, hấp dẫn và lôi cuốn hơn khi thưởng thức.
Không chỉ làm phong phú thêm hương vị của món ăn, một số gia vị có nguồn gốc từ lá này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Tổng hợp 10 gia vị có nguồn gốc các loại lá phổ biến nhất
Hiện nay có rất nhiều loại gia vị có nguồn gốc các loại lá được yêu thích và sử dụng thường xuyên trong căn bếp gia đình Việt. Dưới đây là 10 loại phổ biến nhất mà Bear Việt Nam đã tổng hợp được.
Hành lá
Với hương vị đặc trưng, hành là loại gia vị có nguồn gốc các loại lá phổ biến. Ta thường bắt gặp hành lá xuất hiện trong hầu hết gian bếp của gia đình Việt. Hành lá có thể được sử dụng để chế biến các món như chiên, xào, canh, hấp…
Hầu như mọi bộ phận của cây hành lá đều có thể sử dụng trong chế biến món ăn.
- Phần lá thường được thái nhỏ để thêm vào món ăn như cháo sò huyết, canh…
- Phần củ có thể dùng để phi thơm hoặc muối chua, ăn chung với bánh chưng, bánh tét, hoặc các bữa cơm hàng ngày.
Không chỉ gia tăng hương vị và màu sắc cho món ăn, hành lá còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe như Vitamin A, Vitamin C, Folate, Allicin, carotenoid, zeaxanthin… Sử dụng hành lá sẽ giúp giải cảm, giảm sốt, nhức đầu, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu hóa tốt, chống viêm khớp, nhiễm khuẩn…
Bạc hà
Bạc hà (mint) là loại gia vị có nguồn gốc các loại lá đã xuất hiện từ lâu trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia. Bạc hà có vị cay, chứa tinh dầu Menthol nên thường dùng trong đồ uống, salad… để tạo cảm giác mới mẻ, thanh mát, sảng khoái.
Ngoài ra, lá bạc hà chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất như Kali, Magie, Canxi, Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C… Nhờ vậy, bạn cũng có thể sử dụng như một loại thảo dược:
- Bạc hà giúp hỗ trợ trị cảm lạnh, cảm cúm, phòng ngừa bệnh loét dạ dày, chống viêm, chống say tàu xe và xua đuổi côn trùng…
- Thảo dược chăm sóc sắc đẹp. Sử dụng bạc hà thường xuyên giúp giảm cân, ngăn ngừa lão hóa và cải thiện làn da trắng sáng khỏe mạnh.
Rau mùi
Rau mùi hay còn được gọi là ngò rí, ngò suôn, mùi tui, mùi ta… Đây là một trong những gia vị có nguồn gốc các loại lá được sử dụng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Rau mùi thuộc dòng cây thân thảo, có thể sử dụng cả rễ, thân và lá khi còn tươi. Lá mùi có hình tròn, chia làm ba thùy có răng cưa to tròn. Lá càng mọc lên cao thì càng nhỏ, nhọn giống như lá kim. Rau mùi có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh mát như vỏ quýt, được dùng cho rất nhiều món ăn như phở, bún, canh, món xào, …
Trong rau mùi có chứa hàm lượng lớn tinh dầu cùng nhiều chất dinh dưỡng đa dạng. 100g lá mùi có 86.3% nước, 6.3% đường, 3.3% protein, 1.2% chất xơ, 0.6% lipid, 2.3% vitamin và khoáng chất vi lượng. Các khoáng chất gồm canxi, photpho, sắt, carotene, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C…
Rau có tính ấm, cay và nóng, giúp kích thích sởi ra nhanh, trị khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, đau bụng, ổn định đường huyết… Bên cạnh đó, rau mùi già còn thường được người Việt dùng để làm nước tắm trong những ngày cuối năm.
Tía tô
Lá tía tô (hay còn gọi là tô diệp) là một loại rau gia vị tốt cho sức khỏe. Tía tô thuộc giống cây cỏ, thân cây thẳng đứng, có lông. Lá tía tô mọc đối chéo chữ thập, có hình trứng, đầu nhọn, mép hình răng cưa, màu tím hoặc xanh.
- Tía tô có tính ấm, không độc, vị cay thơm đặc trưng nên thường được ăn cùng cháo nóng để giải cảm. Bên cạnh đó, tía tô cũng được dùng để ăn kèm một số món ăn như bún ốc, canh cá, canh sườn.
- Lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao kèm theo các loại vitamin đa dạng. Vitamin A, B, K, C… và các khoáng chất như phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt… trong tía tô hỗ trợ điều trị bệnh da liễu hiệu quả nhờ tính kháng khuẩn, tiêu viêm và tăng cường hệ miễn dịch…
Rau răm
Rau răm còn được biết đến với cái tên khác như thủy liễu, lảo liêu. Đây là loại cây thuộc họ thân thảo có lá đơn mọc so le. Lá rau răm có màu xanh đậm ở mặt trên và sắc hung đỏ ở mặt dưới.
Rau răm có vị hơi cay, nồng, mùi hắc, tính ấm, có chứa tinh dầu. Loại rau này thường được sử dụng để ăn sống và là một gia vị đặc trưng trong nền ẩm thực Việt Nam. Nói đến rau răm, người ta sẽ nhớ tới ngay các món như cháo trai, trứng vịt lộn, cút lộn xào me, ốc, ngao, gỏi gà xé phay, bánh tráng trộn.
Không chỉ là một loại gia vị được dùng để tăng thêm hương vị cho món ăn, rau răm còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Rau răm có chứa flavonoid, một chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp hạn chế tình trạng lão hóa và ngăn tế bào ung thư phát triển. Sử dụng rau răm trong bữa ăn còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc và tiêu viêm…
Cỏ cà ri
Cỏ cà ri hay còn được gọi là hồ lô ba, khổ đậu, có tên khoa học là Trigonella foenum-graecum. Hương vị và mùi thơm của cỏ cà ri khá giống với siro làm từ nhựa cây phong nên thường được dùng để tẩm ướp thịt, cá.
- Trong cỏ cà ri có chứa nguồn dưỡng chất vô cùng dồi dào như protein, chất xơ, sắt, đồng, magie, photpho và, các loại vitamin… Loại gia vị này có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, được sử dụng để trị các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh lao phổi, long đờm, ho mãn tính.
- Ngoài ra, cỏ cà ri còn có tác dụng lợi sữa, hạ cholesterol, kiểm soát bệnh đái tháo đường, mỡ máu và làm mát cơ thể…
Húng quế
Cây húng quế (hay húng chó, hương thái) là một loại gia vị quen thuộc với người Việt Nam. Đây là cây thân thảo, thân nhẵn và đôi khi có lông. Lá cây mọc đối xứng, phiến thuôn dài. Cây húng quế có mùi hăng, nồng, vị cay, ngọt và hơi giống hoa hồi. Nhờ hương vị đặc trưng này, húng quế thường được dùng để ăn với các món như ngan, vịt, phở, hủ tiếu hoặc canh chua, lẩu gà…
Lá và hoa húng quế chứa nhiều tinh dầu, hợp chất hóa học có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Sử dụng húng quế giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường, trị cảm sốt, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa ung thư, giảm stress.
Hương thảo
Hương thảo (tên tiếng Anh: Rosemary) là một trong những gia vị có nguồn gốc các loại lá có hương vị đặc trưng. Đây được xem là “tinh hoa” của ẩm thực Địa Trung Hải truyền thống.
Hương thảo thường được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn và phù hợp với hầu hết các món thịt gia cầm, thịt bò, cừu hay cả món hầm và súp. Lá hương thảo được sử dụng làm hương liệu hay gia vị cho các món thịt gia cầm, thịt bò, thịt cừu… Hương thảo tươi dùng trong ướp hay chế biến các món thịt nướng, nhồi, hầm…. Hương thảo dạng khô dùng để rắc, nêm nếm thêm cho thức ăn. Ngoài ra, Hoạt chất axit rosmarinic trong hương thảo có công dụng ngăn ngừa dị ứng và giảm nghẹt mũi, giảm stress và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Ngổ
Rau ngổ là một loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như ăn sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá. Loại rau này có hương vị đặc biệt giúp món ăn của bạn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Trong rau ngổ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau như protein, các loại vitamin B, C, tinh dầu thơm và caroten. Các hợp chất này sẽ giúp kháng viêm, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, chống tiêu chảy…
Mùi tàu
Mùi tàu (hay ngò gai) là loại thực vật có lá viền răng cưa. Lá mùi tàu càng già, răng cưa sẽ càng sắc. Lá thường mọc thẳng lên, phân nhánh ngay từ rễ. Mùi tàu có hương thơm đặc trưng dễ nhận biết, thường được dùng để nấu canh măng tiết, ngan vịt hoặc phở.
Bên cạnh đó, rau mùi còn được biết đến như là một nguyên liệu trong các bài thuốc dân gian chữa cảm cúm, long đờm, trị sỏi thận, chữa hôi miệng…
Một số lưu ý khi dùng gia vị có nguồn gốc các loại lá
Mặc dù sở hữu hương vị tươi ngon và công dụng tốt cho sức khỏe nhưng khi dùng gia vị có nguồn gốc các loại lá, bạn cần lưu ý một số điều cơ bản sau:
– Không chế biến các món ăn sử dụng gia vị có nguồn gốc các loại lá với nhiệt quá lâu vì sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị.
– Không kết hợp quá nhiều dòng gia vị có nguồn gốc các loại lá trong một món ăn vì sẽ làm mất đi sự đặc trưng của mỗi loại.
– Rau gia vị dùng để ăn sống cần rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
– Các gia vị có nguồn gốc các loại lá thường có dược tính nên cần sử dụng với liều lượng vừa đủ.
Gia vị có nguồn gốc các loại lá đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Nếu bạn đang trồng những loại gia vị này tại nhà, hãy tìm hiểu các loại côn trùng có ích cho cây trồng, các loại côn trùng có hại để phòng ngừa. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để lựa chọn gia vị phù hợp với mình và gia đình, chế biến những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.