Nhìn cổ tay biết có thai có chính xác không? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Phương pháp dân gian trong việc chẩn đoán mang thai tuy đơn giản nhưng lại được quan tâm, tin tưởng và được các cụ sử dụng từ xưa đến nay.
Một số mẹ bầu thắc mắc rằng cách nhìn cổ tay biết có thai xuất phát từ dân gian này có chính xác hay không khi y học hiện đại ngày càng phát triển? Hãy cùng Bear Việt Nam theo dõi lời giải đáp đầy đủ, chi tiết từ các chuyên gia nhé!
Cách nhìn cổ tay biết có thai có nguồn gốc từ đâu?
Nhìn cổ tay biết có thai là phương pháp đã được ông cha ta sử dụng từ xa xưa trước khi xuất hiện các công nghệ hiện đại. Tương tự như cách xem khung giờ sinh, cách này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều nền văn hóa khác nhau để giúp phát hiện sớm việc mang thai. Cho đến hiện nay, phương pháp dân gian này vẫn được nhiều mẹ bầu tin tưởng và áp dụng.
>>> Xem thêm: Thử nước tiểu với sữa để biết trai hay gái?
Cách nhìn cổ tay biết có thai có chính xác không?
Theo y khoa, khi mang thai, tim của người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu xuống tử cung nuôi lớn thai nhi. Lượng máu mà tim phải bơm (hay còn gọi là cung lượng tim) sẽ tăng khoảng 30 – 50% so với bình thường. Khi đó, nhịp tim cũng sẽ tăng so với trước khi mang thai. Phụ nữ bình thường sẽ có nhịp tim trung bình khoảng 70 nhịp/phút. Tuy nhiên khi mang thai, nhịp tim sẽ dao động từ 80 – 90 nhịp/phút.
Khi thai đã được khoảng 30 tuần, cung lượng tim giảm nhẹ và lại tăng thêm 30% lúc chuyển dạ. Sau khi sinh, lúc đầu cung lượng tim sẽ giảm nhanh rồi chậm dần và trở lại như ban đầu sau khoảng 6 tuần kể từ lúc sinh.
Từ những kiến thức trên, các chuyên gia nhận định độ chính xác của phương pháp nhìn cổ tay biết có thai có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
– Kỹ năng, kinh nghiệm của người thực hiện phương pháp: Người đã có kinh nghiệm trong việc quan sát mạch máu có thể đưa ra kết quả chuẩn xác hơn.
– Tình trạng sức khỏe của người được bắt mạch: Chỉ số mạch đập ở tay có thể thay đổi bởi nhiều lý do khác nhau, không chỉ mang thai. Do đó, kết quả có thể bị sai lệch, không chính xác hoàn toàn.
Có thể thấy, nhìn cổ tay biết có thai là một trong những phương pháp nhận biết mang thai dân gian có độ chính xác cao mà người phụ nữ có thể tham khảo. Mỗi một người ở những độ tuổi khác nhau sẽ có chỉ số mạch đập ở tay riêng. Vì vậy, nếu đếm nhịp tim thông qua bắt mạch, bạn phải tìm đúng các vị trí như ở cổ tay, hai bên cổ, phía trong khuỷu tay, đỉnh của mu bàn chân…
Cả cách nhìn cổ tay hay bạn xem hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai đều có sai số nhất định. Để có kết quả chính xác nhất, các mẹ vẫn nên dùng que thử thai, dựa trên các dấu hiệu mang thai thường gặp hoặc đi siêu âm thai tại bệnh viện, phòng khám.
Hướng dẫn cách nhìn cổ tay biết có thai – bắt mạch cổ tay
Bạn không nên bắt mạch ở cổ tay sau khi ăn, lúc mới vận động, tâm trạng hồi hộp hoặc đang lo lắng. Lúc này nhịp tim chắc chắn sẽ cao hơn bình thường nên kết quả sẽ bị sai lệch.
Để đảm bảo tính chính xác của phương pháp, bạn nên bắt mạch vào lúc sáng sớm khi chưa ăn uống gì. Tốt nhất là khi mới ngủ dậy, cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi, chưa vận động mạnh, khí huyết ổn định. Do đó, số đo sẽ chính xác hơn.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nhìn cổ tay biết có thai dành cho các mẹ. Mẹ tham khảo thực hiện theo các bước để đảm bảo kết quả chính xác nhất nhé.
Bước 1: Chuẩn bị
Đây là bước quan trọng trong cách nhìn cổ tay biết có thai. Vào 1 ngày trước khi tiến hành bắt mạch, mẹ hãy để 2 ngón tay lên cổ tay, ngay chỗ lằn chỉ cổ tay để dò mạch. Thông thường, phụ nữ có cổ tay nhỏ sẽ dò mạch dễ dàng hơn. Khi đã dò được mạch , mẹ chú ý cứ một lần đập tính là một nhịp.
Bước 2: Kiểm tra
Sang ngày hôm sau, bạn cần chuẩn bị 4 gam xuyên khung, sau đó, mang đi pha với 30 – 40ml nước sôi. Đợi đến khi nước nguội, bạn hãy uống hết nước đã pha.
Sau đó, bạn bắt đầu đếm số nhịp đập của mạch là bao nhiêu. Theo dõi theo các trường hợp sau để biết chính xác mạch đập ở cổ tay khi mang thai như thế nào:
– Đối với người bình thường: Nhịp đập trung bình khoảng 70 nhịp/phút.
– Đối với mẹ bầu: Nhịp đập ở cổ tay sẽ nhiều và nhanh hơn khoảng 10 nhịp, tầm 80 – 90 nhịp/phút. Trong 1 phút này, bạn có thể đếm số nhịp cụ thể để xác định bản thân mình có thai hay không.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo một số mẹo giúp tăng độ chính xác khi bắt mạch ở cổ tay:
– Nghỉ ngơi, thư giãn trước khi tiến hành đo số nhịp.
– Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái.
– Giữ tư thế thả lỏng, có thể ngồi hoặc nằm ngửa, tay thả xuôi, tránh chèn ép lên mạch ở tay.
Một số lưu ý khi sử dụng cách nhìn cổ tay biết có thai
Mạch đập ở cổ tay nhanh hơn bình thường có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng tính chính xác không cao cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh. Do đó, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện cách nhìn cổ tay biết có thai.
– Khả năng mắc bệnh: Hiện tượng mạch đập bất thường ở cổ tay đi kèm với các dấu hiệu như: đau đầu, chóng mặt trong thời gian dài… đôi khi không phải là dấu hiệu mang thai. Đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Trong tình huống này, bạn nên tiến hành thăm khám ở các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám… uy tín để nhanh chóng theo dõi và điều trị.
– Tính chính xác: Khi thực hiện cách nhìn cổ tay biết có thai, mẹ nên thở đều và giữ vững tâm lý thoải mái, tránh thở gấp. Bởi lẽ điều này sẽ khiến nhịp tim đập nhanh, từ đó cho kết quả không chính xác.
Bên cạnh cách nhìn cổ tay, các mẹ cũng có thể nhận biết có thai qua các dấu hiệu sau:
– Ra máu báo thai: Máu báo thai thường xuất hiện rất ít, chỉ làm hồng dịch âm đạo hoặc thay đổi màu sắc nhẹ trên quần nhỏ. Máu báo thai sẽ xuất hiện sau khi trứng được thụ tinh khoảng 10 – 14 ngày.
– Trễ kinh: Nếu thấy ngày “đèn đỏ” bị chậm, bạn có thể thử thai tại nhà để kiểm tra hormone hCG có trong nước tiểu. Nếu thấy 2 vạch, mẹ nên sớm đi khám y khoa để chẩn đoán chính xác mình có mang thai hay không.
– Đau bụng âm ỉ: Thời điểm đau bụng dưới do mang thai thường xảy ra vào sau khi trứng được thụ tinh khoảng 6 – 12 ngày.
– Vùng ngực thay đổi: Trong những tuần thai đầu, mẹ thường gặp tình trạng như ngực sưng lên, nặng hơn, căng tức khó chịu.
– Tâm trạng thay đổi: Thay đổi hormone khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ khó chịu, nổi cáu, chán nản hoặc hưng phấn thái quá.
– Buồn nôn, ốm nghén: Đây là dấu hiệu mang thai phổ biến, thường xuất hiện vào buổi sáng. Triệu chứng này có thể bắt đầu vào khoảng tuần thứ 4-6 của thai kỳ.
>>> Xem thêm: Sờ bụng thế nào biết có thai?
Nhìn cổ tay biết có thai là phương pháp dân gian được truyền qua rất nhiều thế hệ nên tính chính xác phần nào đó cũng đã được kiểm chứng. Bạn có thể tham khảo thêm cách thử thai bằng điện thoại, bằng que thử hoặc kết hợp đến các cơ sở y tế uy tín như bệnh viện, phòng khám… Chúc bạn thành công!