Ý nghĩa của bánh tét trong ngày Tết, cách gói bánh tét đơn giản

mang bear về cho mẹ

Bánh tét chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc, mang hương vị đặc trưng của nền ẩm thực truyền thống của người Việt. Trải qua nhiều thế hệ, bánh tét đã trở thành biểu tượng của sự kết nối, gắn kết mọi người lại gần nhau hơn trong những dịp lễ trọng đại. Cùng Bear tìm hiểu thêm về công thức làm bánh tét và cách bảo quản bánh tét vào dịp Tết Nguyên Đán thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của bánh tét ngày Tết Cổ Truyền

Bánh tét mang ý nghĩa sum họp, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm bản sắc Việt. Bánh Tét được bọc trong nhiều lớp lá như hình tượng một người mẹ che chở lấy người con. Khi ăn bánh chưng bánh Tét, ta thường liên tưởng đến hình ảnh anh chị em cùng một mẹ luôn đùm bọc và bảo vệ lẫn nhau.

Bánh Tét xanh với nhân nhụy vàng như một biểu tượng, đưa ta trở về với hình ảnh của một cuộc sống ổn định và an lành. Màu xanh của đồng lúa, cuộc sống nông thôn, cùng với đời sống chăn nuôi hiện ra trong từng miếng bánh.

Ý nghĩa của bánh tét ngày Tết Cổ Truyền
Ý nghĩa của bánh tét ngày Tết Cổ Truyền

Tìm hiểu thêm về cách muối dưa hành ngon, giòn

Tổng hợp 3 cách gói bánh tét ngày Tết ngon, dễ làm

Bánh tét được tạo nên từ những nguyên liệu đơn giản nhất, chứa đựng bản sắc văn hóa và nét đặc trưng của từng vùng miền. Mỗi nơi sẽ có bí quyết gói bánh tét riêng, đem đến sự đa dạng về hình dáng và hương vị trong từng chiếc bánh. Dưới đây là 3 cách gói bánh tét ngày Tết thơm ngon, dễ làm ngay tại nhà.

Cách gói bánh tét chuối dẻo thơm

Bánh tét chuối gắn liền với những ngày giỗ, lễ, tết của người dân Việt Nam. Sự kết hợp hài hòa giữa vị béo ngậy của chuối chín, dẻo thơm của nếp, bùi bùi của đậu đen đã tạo nên những chiếc bánh tét chuối vô cùng thơm ngon.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Gạo nếp: 20gr – 30gr

Chuối chín: 5 quả – 7 quả

Đậu đen: 30gr – 35gr

Lá chuối: 200gr – 300gr

Đường trắng: 5gr – 10gr

Muối: 2gr – 3gr

Nước cốt dừa: 50ml – 80ml

Rượu trắng: 3ml – 5ml

Dây buộc (dây nylon hoặc dây lạt tre)

Dụng cụ cần thiết: nồi áp suất, dao, giấy bạc, chén bát

Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu cần chuẩn bị

Hướng dẫn cách gói bánh tét chuối

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Vo sạch gạo nếp cho đến khi nước vo gạo thật trong, sau đó đem ngâm gạo với nước ấm trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
  • Lá chuối bạn mang đi cắt thành từng miếng với kích thước 20x20cm, rồi dùng khăn lau sạch bụi bẩn bám ở 2 mặt lá.
  • Mang chuối chín đi bóc vỏ rồi để vào khay, thêm rượu rum và 1 muỗng cà phê đường lên trên 2 mặt chuối rồi trở đều hai mặt.
  • Tiếp đến dùng màng bọc thực phẩm chùm kín khay trong vòng 2 tiếng, để chuối được ngấm đều rượu và đường.
  • Đậu đen mang đi ngâm qua đêm cùng với nước ấm. Khi đậu đen đã nở đều, bạn hãy mang đi rửa sạch cùng với nước và để ráo.

– Bước 2: Ướp gạo

  • Gạo nếp sau khi đã ngâm xong, bạn hãy mang đi rửa sạch với nước 1 lần nữa rồi để ráo nước.
  • Tiếp đến đổ gạo nếp lên một chiếc chảo lớn, thêm 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối và nước cốt dừa.
  • Sau đó, bạn hãy xào gạo nếp dưới nhiệt độ nấu vừa phải trong vòng 5 phút.
  • Thêm vào chảo phần đậu đen mà bạn đã chuẩn bị, đảo thật đều tay rồi tắt bếp.

– Bước 3: Gói bánh

  • Đầu tiên, bạn hãy đặt 1 sợi lên trên bề mặt phẳng rồi trải lá chuối lên. Mặt màu xanh đậm của lá chuối hướng xuống dưới, sau đó đặt tiếp một tấm lá chuối lên mặt xanh đậm hướng lên trên.
  • Tiếp đến, múc 2/3 bát gạo nếp đậu đen vào giữa rồi dùng tay xan đều ra (trong khoảng 10x12cm). Đặt phần nhân chuối lên trên gạo nếp, dùng tay ép nhẹ lại để gạo nếp dính vào nhau.
  • Gấp lá chuối vào thành 2 ngấn rồi dùng dây buộc ngang (bạn chỉ cần buộc sơ qua để cố định bánh, không cần buộc mối gút).
  • Tiếp tục gấp lá chuối ở 1 đầu bánh tét, rồi dựng đòn bánh tét lên và dùng tay vỗ nhẹ 2-3 lần. Sau đó, bạn hãy lấy một chiếc muỗng nén nhẹ nếp ở trên đầu cho bánh bằng phẳng và đẹp hơn.
  • Dùng 2 ngón tay ấn nhẹ lá chuối xuống mặt phẳng theo thứ tự. Bạn hãy lặp lại các bước này cho đầu bánh còn lại.
  • Sau đó, hãy cố định hai đầu của dây chữ thập. Bỏ dây màu đỏ ban đầu và tiến hành buộc dây từng vòng một.

– Bước 4: Luộc bánh

  • Quấn bánh tét bằng giấy bạc và đặt vào nồi áp suất Bear 2.5L. Đổ nước đến gần mặt bánh.
  • Đặt nồi ở chế độ áp suất cao và nấu bánh trong khoảng 45 phút. Sau đó, để nồi yên trong thêm 45 phút ở chế độ giữ ấm.
  • Khi bánh đã chín, hãy vớt ra và rửa qua nước lạnh. Bóc bỏ giấy bạc, sau đó dùng khăn để lau khô nước bên ngoài và để yên khoảng 2 giờ để bánh nguội trước khi sử dụng.
Hướng dẫn cách gói bánh tét chuối
Hướng dẫn cách gói bánh tét chuối

Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu thịt đông ngon, hấp dẫn

Cách làm bánh tét lá cẩm Cần Thơ

Bánh tét lá cẩm là một món ăn nổi tiếng tại Cần Thơ, có nguồn gốc từ gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thủy. Những chiếc bánh tét lá cẩm ở Cần Thơ mang sắc màu tím đẹp mắt, hòa quyện cùng hương vị đặc trưng từ gạo nếp, trứng muối, lá cẩm,…

Nguyên liệu cần chuẩn bị

 – Gạo nếp: 800gr – 1000gr

– Thịt ba chỉ: 200gr – 250gr

– Đậu xanh tách vỏ: 200gr – 250gr

– Trứng muối: 2 – 3 quả

– Dừa nạo: 200gr – 250gr

– Lá dứa: 450gr – 500gr

– Lá cẩm: 450gr – 500gr

– Dây buộc (dây nylon hoặc dây lạt tre)

– Hành tím, hành lá

– Gia vị thông dụng: đường, hạt nêm, muối, dầu ăn

Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu cần chuẩn bị

Hướng dẫn cách gói bánh tét lá cẩm

– Bước 1: Sơ chế các loại nguyên liệu

  • Lá cẩm đem đi rửa sạch rồi bỏ vào nồi đun sôi thật kỹ đến khi cho ra màu nước tím đẹp mắt. Đậu xanh mang đi ngâm cùng với nước ấm qua đêm. Khi đậu xanh đã nở đều, bạn hãy mang đi vo sạch và để ráo nước.
  • Dừa sau khi nạo vỏ hãy đặt vào cùng 1 chút nước ấm để vắt lấy phần nước cốt. Tiếp theo, bạn thêm 1 chén nước vào phần bã dừa vừa vắt và vắt thêm một lần nữa để lấy nước dão dừa.
  • Gạo nếp mang đi vo thật sạch, sau đó ngâm với nước lá cẩm trong vòng 6 tiếng, sau đó vớt gạo ra để ráo nước. Tiếp theo, thêm 1 muỗng muối vào và trộn đều.
  • Sau khi mua thịt ba chỉ về bạn hãy rửa thật sạch, thái thành sợi dài bằng ngón tay. Tiếp đến, mang đi ướp cùng hành tím băm nhuyễn, hạt nêm, tiêu và để trong khoảng 3 – 4 giờ để thấm đều.
  • Trứng muối đập ra và tách riêng phần lòng đỏ để ngâm cùng với rượu để giảm vị tanh. Còn phần lòng trắng trứng, bạn hãy dùng màng bọc thực phẩm để se lại thành hình dài nhỏ.
  • Lấy lá chuối rửa sạch, sau đó phơi nắng cho khô hoặc nhúng qua nước sôi để làm mềm. Sau đó, xé lá chuối thành các miếng khoảng 30x40cm. Mỗi chiếc bánh cần 3 miếng lá chuối, và đặt lá chuối ngang vào bên trong với kích thước là 6x20cm.

– Bước 2: Ướp gạo

  • Bạn hãy chuẩn bị 1 chiếc chảo rộng, sau đó cho nước dão dừa và nước lá cẩm và đun sôi.
  • Tiếp theo, bạn hãy đổ phần gạo nếp vào cùng 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê muối và đảo đều tay.
  • Sau khoảng 5 – 7 phút, gạo nếp sẽ nở ra. Lúc này, bạn hãy tắt bếp và chia gạo nếp thành 5 phần bằng nhau.

– Bước 3: Làm nhân bánh

  • Đem phần đậu xanh đã ngâm bỏ vào một chiếc nồi cùng với nước dừa, 1 muỗng cà phê muối và đun cho đến khi đậu xanh mềm ra và không còn dính tay.
  • Bắc một chiếc chảo lên bếp, phi hành tím băm nhuyễn thật thơm. Sau đó, thêm đậu xanh vào xào chung trong vòng 3 – 5 phút rồi tắt bếp. Khi đậu xanh đã nguội, bạn hãy mang đi giã tay hoặc cho vào máy xay sinh tố Bear để xay thật nhuyễn.
  • Thịt ba chỉ mang đi làm sạch, sau đó thái thành sợi dài bằng ngón tay, ướp cùng hành tím băm, hạt nêm, tiêu và để trong khoảng 3 – 4 giờ để thấm đều.
  • Chia đều nguyên liệu làm nhân thành 5 phần. Sau đó, bạn trải màng bọc thực phẩm ra và rải lớp đậu xanh lên trên.
  • Tiếp theo, xếp thịt và trứng muối lên trên lớp đậu xanh, sau đó cuộn lại thành hình trụ dài. Sau đó, xoắn hai đầu màng bọc lại để nhân chắc chắn hơn.

– Bước 4: Gói bánh và luộc bánh

  • Trải lá chuối ra, sau đó trải lên một lớp gạo đã ngâm với lá cẩm. Đặt nhân bánh dọc theo lá, gấp hai mép lại với nhau, cuộn tròn và nén thật chặt.
  • Sử dụng kéo để cắt bớt phần lá thừa ở hai đầu, sau đó đặt thêm hai miếng lá nhỏ hình chữ thật để che kín đầu bánh và cột lại cố định hai đầu bánh.
  • Tiếp theo, bạn sử dụng dây để cột chặt theo hình chữ thập theo chiều dọc của đòn bánh để cố định lá, sau đó tháo bỏ phần dây ngang, cột 6 vòng quanh bánh và xoắn dây thật chặt. Nếu còn dư dây, bạn hãy cuộn gọn lại.
  • Bạn đặt bánh vào nồi và đổ nước sao cho bánh được ngập, sau đó luộc trong khoảng 4-5 tiếng để bánh trở nên mềm.
Hướng dẫn cách gói bánh tét lá cẩm
Hướng dẫn cách gói bánh tét lá cẩm

Cách gói bánh tét Trà Cuôn

Khác với bánh tét lá cẩm Cần Thơ, bánh tét Trà Cuôn có một lớp nếp màu xanh vô cùng cuốn hút, bọc lấy phần nhân thịt, tôm và trứng muối. Đây là một trong những món đặc sản nổi tiếng nhất đất Trà Vinh, thường xuất hiện trên những mâm cỗ ngày Tết Nguyên Đán.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

 – Gạo nếp: 2.5kg – 3kg

– Đậu xanh không vỏ: 1kg – 1.5kg

– Thịt lợn nạc: 500gr – 800gr

– Mỡ lưng lợn: 500gr – 800gr

– Trứng vịt muối: 2 – 3 quả

– Lá rau ngót: 10gr – 15gr

– Lá chuối (không bị sâu, rách)

– Hành lá: 200gr – 300gr

– Dây lạt

– Gia vị thông dụng: hạt nêm, đường, tiêu, muối

Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu cần chuẩn bị

Hướng dẫn cách gói bánh tét Trà Cuôn

 – Bước 1: Sơ chế các loại nguyên liệu

  • Trước hết, bạn cần rửa sạch gạo bằng nước sạch khoảng 5 lần. Sau đó ngâm gạo với nước ấm trong vòng 8 tiếng và để ráo nước.
  • Sau đó, hãy lấy lá rau ngót rửa sạch, xay nhuyễn và vắt lấy nước. Trộn nước rau ngót đã chắt đều vào gạo để tạo màu xanh cho bánh.
  • Đậu xanh bạn mang đi rửa sạch rồi ngâm trong vòng 4 tiếng để đậu xanh được nở mềm.
  • Thịt nạc và mỡ lưng sau khi rửa sạch để ráo, cắt thành miếng khoảng 7-8cm. Tiếp theo, ướp với tiêu, muối, hành lá, hạt nêm lá trong vòng 30 phút. Trước khi tiến hành ướp gia vị, bạn hãy mang thịt mỡ đi phơi nắng cho đến khi miếng thịt trở nên trong suốt.
  • Đối với lá chuối, bạn hãy mang đi rửa sạch để ráo nước và lau thật khô.

– Bước 2: Làm nhân bánh

  • Mang đậu xanh đi nấu cùng đường, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại. Sau khi chín, đổ vào khuôn và chờ cho đến khi đậu xanh nguội và đặc lại.
  • Đặt một lớp đậu xanh đều dày khoảng 20cm, sau đó đặt nhân gồm 1 miếng thịt nạc và 1 miếng mỡ cùng 4 miếng trứng muối rồi cuộn lại. Cuộn chặt tay và chú ý nắn chặt 2 phần đầu của nhân.

– Bước 3: Gói bánh và luộc bánh

  • Xếp 2-3 lá chuối xen kẽ nhau, sau đó múc 1 bát gạo đầy và đổ vào. Dàn đều gạo trên lá chuối. Tiếp theo, đặt nhân đậu xanh – thịt – mỡ – trứng muối vào giữa. Nhanh chóng gấp 2 mép lá lại và cuộn tròn để nhân không bị rơi ra ngoài.
  • Bước tiếp theo là bẻ một đầu lá bánh, gập lại và dựng đứng bánh tét lên. Sau đó, thêm một ít gạo lên trên để che phủ nhân và sử dụng tay nắn để cố định bánh.
  • Đặt thêm hai miếng lá chuối nhỏ theo hình chữ thập để kín đầu bánh, sau đó sử dụng một sợi dây thun để cố định. Lật đầu bánh ngược lại và thực hiện tương tự.
  • Sử dụng dây thừng để gói bánh theo chiều dọc và cắt thành từng phần cách nhau khoảng 2cm. Tháo 2 sợi dây thun ra và nhẹ nhàng vỗ bánh để bánh chắc. Lưu ý không cột quá chặt hoặc quá lỏng nhé.
  • Xếp bánh đã được gói vào nồi, sau đó từ từ cho nước sôi vào nồi. Luộc với lửa to trong khoảng 7 tiếng và liên tục thêm nước khi nồi cạn. Hãy chú ý để lượng nước luôn đảm bảo bánh ngập nước mà không để cạn.
Hướng dẫn cách gói bánh tét Trà Cuôn
Hướng dẫn cách gói bánh tét Trà Cuôn

Bánh tét để được bao lâu? Cách bảo quản bánh tét an toàn

Nếu để ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và không có bụi bẩn, bánh tét có thể bảo quản được trong vòng 2 – 3 ngày. Sau khoảng thời gian đó, bánh tét sẽ rất nhanh bị mốc và thiu do khí hậu thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam.

Để kéo dài thời gian sử dụng bánh tét, bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản được Bear tổng hợp lại dưới đây.

– Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh: Bánh tét sau khi luộc chín, bạn hãy để nguội sau đó để lên ngăn đá tủ lạnh. Khi sử dụng, bạn cần mang ra rã đông ở nhiệt độ thường sau đó luộc hoặc dùng nồi hấp để làm nóng bánh tét. Phương pháp để bánh trong ngăn đá tủ lạnh sẽ giúp bạn bảo quản bánh tét trong vòng 10 – 15 ngày.

– Bảo quản bằng túi hút chân không: Với khả năng hút toàn bộ không khí, máy hút chân không Bear sẽ giúp bạn bảo quản bánh tét trong vòng 10 – 15 ngày. Bởi chiếc máy này sẽ giúp bạn tạo ra môi trường bảo quản hoàn hảo, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và vi rút gây hại.

Bánh tét để được bao lâu? Cách bảo quản bánh tét an toàn
Bánh tét để được bao lâu? Cách bảo quản bánh tét an toàn

Hình ảnh bánh tét đẹp nhất trong ngày Tết Cổ Truyền

Hình ảnh bánh tét xuất hiện cùng mâm ngũ quả ngày Tết góp phần làm cho Tết Nguyên Đán trở nên ý nghĩa và trọn vẹn hơn bao giờ hết. Dưới đây là hình ảnh bánh tét đẹp nhất mọi thời đại được tổng hợp bởi Bear Việt Nam.

Những đòn bánh tét ngày Tết
Những đòn bánh tét ngày Tết
Bánh tét nhân chuối thơm ngon chuẩn vị miền Tây
Bánh tét nhân chuối thơm ngon chuẩn vị miền Tây
Bánh tét ngũ sắc nhân đậu xanh thơm ngon đẹp mắt
Bánh tét ngũ sắc nhân đậu xanh thơm ngon đẹp mắt
Trang trí bánh tét ngày Tết Nguyên Đán đem lại tài lộc
Trang trí bánh tét ngày Tết Nguyên Đán đem lại tài lộc
Đòn bánh tét ngon, xanh, đẹp mắt mang đậm hương vị truyền thống
Đòn bánh tét ngon, xanh, đẹp mắt mang đậm hương vị truyền thống

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến ý nghĩa, cách bảo quản và công thức làm bánh tét nhân dịp Tết 2024. Bánh tét không chỉ là một món ăn truyền thống mà còn mang trong đó nhiều giá trị văn hóa sâu sắc qua từng hạt gạo, từng lớp lá. Hy vọng rằng nội dung bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình ảnh chiếc bánh tét trên mâm cỗ ngày Tết truyền thống.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

5 bước làm sữa chua bằng máy Bear sánh mịn – Làm 1 lần là thành công!

Làm sữa chua bằng máy Bear vừa đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian, công sức mà thành phẩm rất ưng ý. Chỉ với vài thao tác, bạn đã có...

4 bước nấu cháo bằng nồi áp suất Bear: Siêu ngon, siêu nhanh, siêu nhàn

Cách nấu cháo bằng nồi áp suất Bear chỉ mất 20 – 45 phút là đã có ngay một nồi cháo thơm ngon, sánh mịn mà không phải tốn quá...

Nấu bò kho bằng nồi nấu chậm Bear ngon, mềm nhừ chỉ với 4 bước

Với chế độ ninh/hầm, công cuộc nấu bò kho bằng nồi nấu chậm Bear sẽ đơn giản hơn bao giờ hết. Mẹ không phải đứng canh, không lo nước cạn,...

Xem thêm
facebook
youtube
facebook

Liên hệ nhận giá đại lý, quà tặng