Cách chưng yến cho người tiểu đường không ảnh hướng xấu tới sức khỏe

mang bear về cho mẹ

Cách chưng yến cho người tiểu đường không quá khó, bạn chỉ cần điều chỉnh lượng đường huyết trước và sau khi ăn để tránh những tác động có hại tới sức khỏe. Nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết một cách cẩn thận, người bị tiểu đường có thể sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe như: suy thận, đột quỵ hay thậm chí là tử vong.

Khi áp dụng các cách chưng yến cho người tiểu đường, bạn cần giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống để có thể giảm lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì mức đường huyết ổn định. Kết hợp ăn yến chưng và hoạt động thể lực sẽ giúp bạn đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả hơn. Trong bài viết dưới đây Bear sẽ chia sẻ tới bạn những cách chưng yến cho người tiểu đường tốt cho sức khỏe.

Có nên cho người tiểu đường ăn yến chưng không?

Người bị bệnh tiểu đường NÊN ĂN YẾN CHƯNG. Bởi yến chưng được biết đến là một nguồn thực phẩm tự nhiên bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng như collagen, protein, chứa ít chất béo và carbohydrate. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát mức độ đường huyết khi ăn, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng và cải thiện sức khỏe cơ thể của người bị bệnh tiểu đường.

Không chỉ dừng lại ở đó, yến chưng còn có khả năng làm giảm stress và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Yến chưng sở hữu rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhưng không thể thay thế được việc điều trị bằng thuốc. Chính vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên ăn yến chưng theo một mức độ và cách thức phù hợp. Trước khi sử dụng yến chưng, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các y bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo sức khỏe của bản thân.

Có nên cho người tiểu đường ăn yến chưng không?
Có nên cho người tiểu đường ăn yến chưng không?

Hướng dẫn cách chưng yến cho người tiểu đường rất tốt cho sức khỏe

Yến chưng có hương vị ngọt thanh, dịu nhẹ dành được sự yêu thích từ nhiều gia đình Việt. Không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon đậm chất truyền thống, yến chưng còn bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của cơ thể đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số công thức chưng yến dành riêng cho người bị bệnh tiểu đường.

Cách chưng yến cho người tiểu đường với hạt sen

Nguyên liệu cần chuẩn bị để chưng yến với hạt sen

  • Tổ yến: 10gr – 20gr
  • Hạt sen: 30gr – 50hr
  • Táo đỏ: 7 – 10 quả
  • Nước đun sôi để nguội: 500ml – 700ml
  • Gừng thái lát

Hướng dẫn cách chưng yến cho người tiểu đường với hạt sen

  • Tổ yên ngâm với nước trong vòng 30 phút – 45 phút. Khi đã ngâm xong bạn xé yến thành những sợi nhỏ, loại bỏ phần lông còn sót lại. Tiếp đến dùng ray lọc ray qua yến.
  • Hạt sen mang đi rửa thật sạch, ngâm trong vòng 20 phút. Tiếp đến mang hạt sen luộc trong vòng 10 phút cho tới khi hạt sen đã chín mềm.
  • Táo đỏ ngâm trong khoảng 15 phút.
  • Tiếp đến cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào thố sứ của nồi nấu chậm Bear 2.5L.
  • Sau đó đổ phần nước đun sôi để nguội vào rồi đậy nắp thật chặt.
  • Tiếp đến nhấn chọn chế độ Chưng Yến và cài đặt thời gian nấu trong vòng 1 tiếng.
  • Kết thúc thời gian nấu, bạn hãy múc yến chưng ra bát rồi thưởng thức.
Cách chưng yến cho người tiểu đường với hạt sen
Cách chưng yến cho người tiểu đường với hạt sen

Cách chưng yến cho người tiểu đường với hạt chia

Nguyên liệu cần chuẩn bị để chưng yến với hạt chia

  • Tổ yến khô: 3gr – 5gr
  • Hạt chia: 2gr – 3gr
  • Kỷ tử: 3gr – 5gr
  • Gừng thái lát mỏng

Hướng dẫn cách chưng yến cho người tiểu đường

  • Ngâm tổ yến khô trong vòng 30 phút với nước ấm, để yến được nở mềm. Kỷ tử mang đi rửa thật sạch. Táo đỏ đem đi rửa sạch rồi ngâm với nước sạch trong vòng 20 phút.
  • Tiếp đến cho lần lượt các nguyên liệu vào thố sứ của nồi nấu chậm Bear 1.6L.
  • Nhấn chọn chế độ Chưng Yến và cài đặt thời gian nấu trong vòng 1 tiếng.
  • Khi nồi nấu chậm kết thúc thời gian nấu, bạn hãy ngắt kết nối nguồn điện, múc ra bát rồi thưởng thức.
Cách chưng yến cho người tiểu đường với hạt chia
Cách chưng yến cho người tiểu đường với hạt chia

Cách chưng yến cho người tiểu đường với lá dứa

Nguyên liệu cần chuẩn bị để chưng yến với lá dứa

  • Tổ yến tinh chế: 10gr – 20gr
  • Lá dứa: 2 nhánh – 3 nhánh
  • Kỷ tử: 2gr – 3gr

Hướng dẫn cách chưng yến tươi cho người tiểu đường với lá dứa

  • Ngâm tổ yến tinh chế với nước ấm trong vòng 30 phút. Sau đó vớt tổ yến ra để ráo nước.
  • Lá dứa bạn mang đi rửa thật sạch với nước.
  • Sau đó đem đi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố Bear, đổ ra rây để lọc sạch phần bã và lấy phần nước cốt lá dứa.
  • Tiếp đến cho tổ yến, kỷ tử và nước cốt lá dứa vào thố sứ của nồi nấu chậm Bear.
  • Nhấn chọn chức năng Chưng Yến, sau đó cài đặt thời gian nấu trong vòng 1 tiếng.
  • Cuối cùng đổ yến chưng ra bát và thưởng thức.
Cách chưng yến cho người tiểu đường với lá dứa
Cách chưng yến cho người tiểu đường với lá dứa

Cách chưng yến cho người tiểu đường với đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu cần chuẩn bị để chưng yến với đông trùng hạ thảo

  • Tổ yến đã tinh chế: 5gr – 7gr
  • Đông trùng hạ thảo: 2 – 3 con

Cách chưng yến đúng cách với đông trùng hạ thảo

  • Bạn ngâm yến đã tinh chế với nước ấm trong khoảng 20 phút cho đến khi yến đã mềm.
  • Tiếp đến bạn tách yến thành từng sợi nhỏ và mỏng.
  • Đun một ít nước sôi rồi thả đông trùng hạ thảo vào nồi. Đun cho tới khi đông trùng hạ thảo đã chín thì bếp để nguội.
  • Tiếp đến đổ yến đã tinh chế và đông trùng hạ thảo đã tinh chế vào thố sứ của nồi nấu chậm Bear.
  • Nhấn chọn chức năng Chưng Yến, cài đặt thời gian nấu trong khoảng 1 – 2 tiếng.
  • Khi kết thúc thời gian nấu, bạn hãy múc yến chưng ra bát rồi thưởng thức.
Cách chưng yến cho người tiểu đường với đông trùng hạ thảo
Cách chưng yến cho người tiểu đường với đông trùng hạ thảo

Cách chưng yến cho người tiểu đường với nhân sâm

Nguyên liệu cần chuẩn bị khi chưng yến với nhân sâm

  • Nhân sâm khô: 5gr – 7gr
  • Yến sào: 5gr – 7gr
  • Kỷ tử: 2gr – 3gr
  • Táo đỏ: 3gr – 5gr
  • Hạt sen: 5gr – 7gr

Cách chưng yến với nhân sâm cho người tiểu đường

  • Yến sào mang đi ngâm trong vòng 30 phút – 1 tiếng cho tới khi yến mềm ra thì để ráo nước.
  • Các nguyên liệu còn lại bạn mang đi rửa thật sạch với nước.
  • Nhân sâm đem đi rửa thật sạch. Hạt sen và táo đỏ bạn mang đi ngâm với nước ấm cho tới khi mềm thì để ráo nước.
  • Tiếp đến cho yến sào, nhân sâm, kỷ tử, táo đỏ và hạt sen vào thố sứ của nồi nấu chậm.
  • Nhiều bạn thắc mắc chưng yến bằng nồi nấu chậm trong bao lâu thì ngon và đảm bảo dưỡng chất. Bạn chỉ cần thiết lập thời gian chưng yến trên nồi nấu chậm trong vòng 1 tiếng là có thể ăn được.
  • Khi kết thúc thời gian nấu, bạn hãy múc yến chưng ra bát và thưởng thức.
Cách chưng yến cho người tiểu đường với nhân sâm
Cách chưng yến cho người tiểu đường với nhân sâm

Cách chưng yến cho người tiểu đường với nha đam

Nguyên liệu cần chuẩn bị để chưng yến với nha đam

  • Tai yến: 1/2 tai
  • Nha đam: 30gr – 50gr
  • Lá dứa: 2 lá – 3 lá

Cách chưng yến với nha đam cho người tiểu đường

  • Ngâm tai yến với nước sôi để nguội trong khoảng 30 phút để yến được mềm ra.
  • Nha đam mang đi rửa thật sạch, bỏ phần vỏ. Sau đó dùng hỗn hợp nước muối chanh rửa nhai đam trong nhiều lần để loại bỏ hết phần nhớt còn sót lại.
  • Tiếp đến bạn hãy mang nha đam cắt thành hình hạt lựu. Ngâm nha đam với nước lạnh để giòn và ngọt hơn.
  • Cho yến và nha đam vào thố sứ của nồi nấu chậm Bear.
  • Nhấn chọn chức năng Chưng Yến được thiết lập sẵn trên nồi. Cài đặt thời gian nấu trong vòng 1 tiếng.
  • Kết thúc thời gian nấu, bạn hãy thưởng thức ngay khi còn nóng để tránh yến bị tanh.
Cách chưng yến cho người tiểu đường với nha đam
Cách chưng yến cho người tiểu đường với nha đam

Cách chưng yến cho người tiểu đường với táo đỏ, kỷ tử

Nguyên liệu cần chuẩn bị để chưng yến với táo đỏ, kỷ tử

  • Tổ yến khô: 5gr – 7gr
  • Táo đỏ: 10gr – 15gr
  • Kỷ tử: 5gr – 7gr
  • Gừng thái lát mỏng

Hướng dẫn cách chưng yến cho người tiểu đường với táo đỏ, kỷ tử

  • Ngâm tổ yến khô trong vòng 30 phút với nước ấm, để yến được nở mềm. Kỷ tử mang đi rửa thật sạch. Táo đỏ đem đi rửa sạch rồi ngâm với nước sạch trong vòng 20 phút.
  • Tiếp đến cho lần lượt các nguyên liệu vào thố sứ của nồi nấu chậm Bear 0.8L.
  • Nhấn chọn chế độ Chưng Yến và cài đặt thời gian nấu trong vòng 1 tiếng.
  • Khi nồi nấu chậm kết thúc thời gian nấu, bạn hãy ngắt kết nối nguồn điện, múc ra bát rồi thưởng thức.
Cách chưng yến cho người tiểu đường với táo đỏ, kỷ tử
Cách chưng yến cho người tiểu đường với táo đỏ, kỷ tử

Những lưu ý khi chưng yến cho người tiểu đường

Để có thể áp dụng cách chưng yến cho người tiểu đường hiệu quả nhất, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau:

– Trước khi bắt đầu sử dụng yên chưng, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng đã hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân. Họ có thể cung cấp hướng dẫn và cho biết liệu chưng yến có phù hợp với trường hợp của bạn hay không.

– Theo dõi mức đường huyết của bạn trong quá trình sử dụng yến chưng. Kiểm tra đường huyết thường xuyên để đảm bảo rằng mức đường huyết luôn ổn định và được kiểm soát tốt. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để có những biện pháp chữa trị kịp thời.

– Nên chọn loại yến chưng chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định an toàn thực phẩm. Sử dụng yến chưng tươi để đảm bảo chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao nhất. 

– Không nên sử dụng quá nhiều yến chưng trong một bữa, điều này có thể dẫn đến việc tăng đường huyết. Kết hợp yến chưng với các loại thực phẩm khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Nên ăn yến chưng vào thời điểm phù hợp, không nên ăn quá muộn hoặc quá sớm.

Những lưu ý khi chưng yến cho người tiểu đường
Những lưu ý khi chưng yến cho người tiểu đường

Trên đây là những cách chưng yến cho người tiểu đường được nhiều người áp dụng nhất để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để giữ nguyên hương vị của yến trong quá trình chưng bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng trên, không được sử dụng đường hoặc các loại gia vị khác. Ngoài ra, bạn cũng cần chú tâm tới lượng yến chưng mà bạn ăn hàng ngày và duy trì chế độ ăn uống một cách hợp lý để có thể kiểm soát đường huyết.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

10+ công thức nấu cháo từ nồi nấu chậm Bear bồi bổ cho cả nhà

Các món cháo từ nồi nấu chậm Bear là vô vàn. Từ món cháo đơn giản như cháo trắng, cháo thịt bằm hay công thức cháo dinh dưỡng cho bé,...

Tổng hợp 3 công thức nấu mì cay ngon, đơn giản ngay tại nhà

Công thức nấu mì cay có các bước thực hiện rất đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian hay công sức khi chế biến. Những bát mì cay được...

Hạt ý dĩ có tác dụng gì? Cách sử dụng hạt ý dĩ đúng bạn nên biết

Hạt ý dĩ ngày càng được đông đảo người sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tốt cho sức...

Xem thêm
facebook
youtube
facebook

Liên hệ nhận giá đại lý, quà tặng