Hạt dẻ được nhiều người hương vị ngọt nhẹ, béo bùi, có thể biến hóa đa dạng với nhiều món ăn. Không chỉ vậy, loại hạt này còn rất giàu giá trị dinh dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất cùng chất chống oxy hóa. Vậy cụ thể hạt dẻ có tác dụng gì, làm món gì ngon và cần lưu ý khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng Bear Việt Nam nhé.
Hạt dẻ là gì?
Hạt dẻ là hạt của cây dẻ, một loài cây thân gỗ sống lâu năm và có nguồn gốc từ các nước ở khu vực Đông Nam châu Âu và tiểu Á. Ngày nay, cây dẻ được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
Hạt dẻ được bọc trong lớp vỏ đầy gai của quả. Tháng 8 -10 mỗi năm là mùa quả dẻ chín, chuyển màu nâu đen và sẽ tự rụng xuống đất. Mỗi quả dẻ thường có 1 – 2 hạt, quả nào nhiều hơn có thể có 4 hạt.
Hạt dẻ có vỏ ngoài màu nâu, nhân bên trong thường có màu vàng đẹp mắt. Khi ăn hạt, ta sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ, bùi bùi, béo béo tự nhiên rất dễ ăn. Món hạt dẻ rang hoặc nướng cũng là món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích.
Tác dụng của hạt dẻ
Không chỉ có hương vị thơm ngon mà hạt dẻ còn rất giàu dinh dưỡng. Với hàm lượng chất xơ, carbohydrate, kali, mangan, đồng, vitamin… loại hạt này mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.
- Giảm triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch: Aescin có trong hạt hỗ trợ điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch và tăng lưu lượng máu lưu thông trong tĩnh mạch của người bệnh hiệu quả.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Lượng tinh bột trong hạt sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn nguồn năng lượng dồi dào. Bạn có thể thêm loại hạt này vào thực đơn giảm cân để vừa giảm cảm giác đói vừa bổ sung nhiều dưỡng chất.
- Chống oxy hóa: Hạt chứa các hợp chất flavonoid như kaempferol và quercetin, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa tình trạng cơ thể bị viêm nhiễm.
- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong hạt sẽ giúp tăng cường sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả
- Tăng cường hoạt động của não bộ: Hạt rất giàu vitamin B6, riboflavin, folate và thiamine giúp não bộ khỏe mạnh, chống lại tình trạng rối loạn thoái hóa thần kinh, ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
- Hỗ trợ sức khỏe hệ tim mạch: Magie, kali và các chất chống oxy hóa trong hạt giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay đột quỵ. Bổ sung loại hạt này vào chế độ ăn hàng ngày sẽ góp phần giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh.
- Giảm căng thẳng: Ăn loại hạt này vừa ngon vừa giúp bạn giảm bớt stress, mệt mỏi nhờ các chất chống stress. Trong hạt cũng chứa kali giúp kiểm soát huyết áp ổn định.
>>> Xem thêm: Uống hạt chia có tác dụng gì? Ngâm hạt chia trong bao lâu thì uống được?
Cách chế biến hạt dẻ
Bên cạnh các công dụng của hạt thì cũng có rất nhiều người quan tâm hạt dẻ làm gì ngon. Loại hạt này thực ra có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ luộc, rang, nướng, nấu sữa, làm bánh…
Cách làm bánh hạt dẻ
Nguyên liệu
- 520g hạt dẻ
- 500ml sữa tươi không đường
- 150g đường
- 1 thìa cà phê muối
- 400g bột mì
- 107ml dầu ăn
- 10g mứt hạt dẻ
- 1 lòng đỏ trứng gà
Cách làm
- Bước 1: Luộc 500g hạt cùng 500ml sữa tươi và 1 thìa cà phê muối đến khi hạt chín nhừ. 20g hạt còn lại luộc sơ và để nguyên hạt.
Bước 2: Hạt đã luộc chín cho vào máy xay xay cùng phần nước lọc cho nhuyễn mịn. - Bước 3: Trộn đều hỗn hợp hạt đã xay cùng 100g đường, cho vào chảo sên với lửa nhỏ đến khi đặc, dẻo..
- Bước 4: Cho 250g bột mì, 45ml dầu ăn, 50g đường và 100ml nước lọc vào máy trộn bột, trộn đến khi bột quyện thành khối, sờ vào không còn dính tay. Tiếp tục trộn một phần bột khác gồm 150g bột mì và 62ml dầu ăn đến khi thành khối dẻo mịn. Ủ cả 2 khối bột này trong 30 phút.
- Bước 5: Cả 2 phần bột, mỗi phần chia thành 10 viên bột vo tròn rồi cán mỏng. Đặt 2 lớp bột từ 2 loại bột lên nhau, cuộn lại thành cây, rồi cán từ chính giữa, cán lên trên rồi xuống dưới cho bột mỏng ra. Tiếp theo, cuộn bột lại lần nữa rồi qua một bên. Cứ làm như thế cho đến khi hết bột.
- Bước 6: Hỗn hợp nhân chia thành 10 viên tròn. 5 viên cho nhân mứt hạt dẻ, 5 viên còn lại cho hạt đã luộc vào chính giữa.
Bước 7: Lấy cuộn bột, cán cho mỏng rồi cho nhân vào vo tròn rồi cán thành miếng dẹt dày tầm 1cm. - Bước 8: Làm nóng lò ở 180 độ C trong 10 phút rồi cho bánh vào nướng 15 phút ở 170 độ C thì lấy bánh ra, quét một lớp mỏng lòng đỏ trứng lên mặt bánh rồi nướng thêm 5 phút là đã hoàn thành.
Cách rang hạt dẻ
Nguyên liệu
- 1kg hạt dẻ
- Muối
- Nước
Cách làm
- Bước 1: Khía 1 đường vòng tròn quanh hạt dẻ rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Luộc hạt dẻ, thêm một chút muối trong 10 phút cho đến khi hạt gần nứt hoặc chín mềm thì vớt ra, để ráo nước.
- Bước 3: Cho hạt vào chảo, rang với lửa vừa trong 15 phút. Khi hạt đã nứt hẳn, phần vỏ hơi xém nhẹ và tỏa ra mùi thơm đặc trưng là có thể thưởng thức.
Cách làm sữa hạt dẻ
Nguyên liệu
- 250g hạt dẻ
- 1 lít nước lọc
- Đường
- Muối
- Vani
Cách làm
- Bước 1: Hạt dẻ bóc vỏ, rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 5 tiếng.
- Bước 2: Cho hạt, nước lọc cũng một chút muối vào máy làm sữa hạt. Chọn chế độ Soya milk, khi máy nấu xong, bạn thêm đường và vani vào khuấy đều là có thể thưởng thức, không cần phải rây lại.
Cách nướng hạt dẻ bằng nồi chiên không dầu
Nguyên liệu
- 1kg hạt dẻ
- Nước
Cách làm
- Bước 1: Hạt dẻ mua về rửa sạch với nước, dùng dao khía một 2 đường trên vỏ hạt.
- Bước 2: Cho hạt vào nồi luộc khoảng 15 phút cho hạt mềm thì vớt ra để ráo.
- Bước 3: Làm nóng nồi chiên không dầu ở 170 độ C trong 10 phút rồi cho hạt nướng ở 140 độ C trong 10 phút đến khi hạt nở vàng và tỏa mùi thơm là hoàn thành.
Lưu ý khi ăn hạt dẻ
Hạt dẻ dễ ăn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia để đảm bảo phát huy tốt nhất tác dụng của loại hạt này, bạn cần chú ý một số vấn đề khi sử dụng.
Hạt dẻ bao nhiêu calo? Ăn hạt dẻ có béo không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, 100g hạt dẻ chứa khoảng 131 calo. Đây được coi là lượng calo không quá cao, thuộc mức trung bình so với các loại thực phẩm khác. Ăn hạt này sẽ cung cấp cho cơ thể mức năng lượng vừa đủ đảm bảo hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường mà không lo bị thừa.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cách chế biến mà loại hạt này có thể có mức calo khác nhau. Ví dụ hạt luộc thì 120 calo/100g, rang thì 145 calo/100g và làm bánh hạt dẻ thì 193 calo/100g.
Có thể thấy ăn loại hạt này với lượng vừa đủ sẽ không bị béo thậm chí còn cung cấp lượng lớn chất xơ, hạn chế cảm giác thèm ăn và giúp no lâu hơn. Do đó, nếu bạn đang muốn giảm cân thì hoàn toàn vẫn có thể ăn loại hạt này.
Bầu ăn hạt dẻ được không?
Chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên ăn hạt dẻ mỗi ngày như một món ăn vặt với hàm lượng vừa đủ. Bởi lẽ hạt không chỉ cung cấp năng lượng dồi dào cho mẹ mà còn chứa nhiều chất xơ cùng các khoáng chất thiết yếu như canxi, magie, sắt…
Ngoài ra, loại hạt này còn chứa aescin giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa viêm hiệu quả. Đồng thời, trong hạt cũng có nhiều vitamin quan trọng như vitamin B6, vitamin C cùng các hoạt chất khác…
Tác hại của hạt dẻ
Hạt dẻ sử dụng không đúng cách, ăn quá nhiều có thể đem lại những tác hại cho cơ thể. Dưới đây là một số tác hại bạn cần lưu ý.
- Dư thừa chất xơ: Ăn quá nhiều hạt dẻ khiến cơ thể bị dư thừa chất xơ, dẫn tới hội chứng ruột kích thích, co thắt dạ dày, hấp thu dinh dưỡng khác và nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa… Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều loại hạt này trong cùng một lúc.
- Dễ gặp vấn đề về tiêu hóa: Ăn quá nhiều hạt dẻ trong 1 lần có thể làm bụng bị đầy hơi và khó tiêu. Lúc này, cơ thể của bạn sẽ cảm thấy nặng nề và mệt mỏi.
- Tiềm ẩn nguy cơ cao huyết áp: Nếu bạn thường xuyên ăn hạt dẻ rang muối thì có thể khiến có thể tiêu thụ một lượng muối đáng kể. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra nguy cơ cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.
- Nguy cơ bị bệnh sỏi thận: Loại hạt này rất giàu kali. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây nguy cơ sỏi thận khá cao, ngay cả với người khỏe mạnh.
Hạt dẻ vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe, thực sự là một lựa chọn hoàn hảo bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày của mình cùng các loại thực phẩm khác để đa dạng dinh dưỡng. Theo dõi ngay chuyên mục Vào bếp cùng Bear để biết thêm nhiều kinh nghiệm nấu nướng hữu ích nhé!