Nước dashi cho bé ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ. Việc nấu nước dashi sẽ trở nên đơn giản hơn nhờ chiếc nồi nấu chậm Bear. Với các bé ăn dặm kiểu Nhật thì nước Dashi là một loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn. Nếu mẹ đang tìm cách nấu nước Dashi nhàn hơn, tiện lợi thì đừng bỏ qua bài viết về Nồi nấu chậm Bear này nhé. Bear Việt Nam sẽ bật mí cho mẹ thêm 1 cách sử dụng nồi cực hữu dụng nữa đấy.
Nước dashi là gì?
Nước dashi là một loại nước dùng được sử dụng nhiều trong ẩm thực Nhật Bản. Mỗi loại thực phẩm sẽ đem đến những hương thơm, mùi vị đặc trưng riêng. Trong khoảng thời gian đầu tiên khi bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ không nên cho bé ăn muối, mì chính, đường,… Vì vậy, nước dashi là sự lựa chọn an toàn giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và kích thích sự hấp dẫn của món ăn.

Công thức NẤU NƯỚC DASHI NGON VÀ ĐỦ CHẤT cho trẻ từ 6 tháng tuổi
Nước dashi đã trở thành một loại nước dùng không thể thiếu khi chế biến đồ ăn cho bé ăn dặm. Đặc biệt là đối với các bé đang ở giai đoạn dưới 12 tháng tuổi, chưa hấp thụ được các loại gia vị khác. Dưới đây là một số công thức nấu nước dashi phù hợp cho các bé từ 6 tháng tuổi.
Nước dashi rau củ quả – Công thức 1
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Su su
- Khoai tây
- Đậu bắp
- Cà rốt
- Bắp cải
Hướng dẫn cách chế biến
- Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, gọt vỏ và làm sạch. Với đậu bắp và susu mẹ mang đi bỏ hạt thật sạch.
- Bước 2: Thái các nguyên liệu thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Bước 3: Cho tất cả các loại rau củ quả vào thố sứ, sao cho nước ngập các loại rau củ.
- Bước 4: Nhấn chọn chế độ nấu súp hoặc nấu cháo trên nồi nấu chậm. Sau đó cài đặt thời gian hẹn giờ theo ý thích của bạn.
- Bước 5: Đối với các loại nguyên liệu đã chín mềm, mẹ mang đi nghiền và rây cho bé ăn dặm. Phần nước còn lại chính là nước dashi dùng để nấu cháo cho bé ăn dặm.
- Bước 6: Khi nấu cháo, các mẹ có thể cho khoảng 15 – 20ml nước dashi để nấu cháo cho bé. Nước dashi còn lại, mẹ có thể trữ đông để cho bé ăn dần. Nước dashi chỉ nên trữ đông trong vòng 1 tuần để đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như hương vị của nước dashi.

Nước dashi rau củ quả – Công thức 2
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Cà rốt
- Bắp cải
- Mướp
- Súp lơ
- Bí xanh
- Ngô nõn
- Khoai tây
- Đậu cô ve
Hướng dẫn cách chế biến
- Sơ chế tất cả nguyên liệu rửa sạch sau đó loại bỏ phần vỏ.
- Bí xanh các mẹ mang đi bỏ ruột và hạt ở trong.
- Tiếp đến thái nhỏ các loại nguyên liệu.
- Cho tất cả các loại rau củ quả vào nồi, đảm bảo nước ngập đều các loại rau củ.
- Kết nối nguồn điện, sau đó nhấn chọn chế độ nấu cháo.
- Tùy ý điều chỉnh thời gian theo mong muốn của bạn.
- Sau khi kết thúc thời gian nấu, nồi sẽ báo hiệu và hoàn thành quá trình nấu nước dashi.
- Lấy 1 phần rau củ quả vừa đun ra, sau đó cho vào máy xay ăn dặm để xay nhuyễn và mịn.
- Phần còn lại các mẹ mang đi lọc lấy nước. Nước dashi chính là phần nước này.
- Tiếp đến bạn đổ phần nước dashi vào khay chuyên dụng và bảo quản trong tủ lạnh.

Nước dashi rau củ quả – Công thức 3
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Khoai tây
- Mía
- Bắp non
- Bắp cải
- Cải thảo
- Súp lơ
- Susu
- Bí xanh
- Bí đỏ
- Ngô
- Cà rốt
- Đậu tương
Cách nấu nước dashi với rau củ
- Rửa sạch tất cả các loại nguyên liệu đã chuẩn bị. Loại bỏ phần vỏ và phần hột nếu có.
- Sau đó mang đi thái thành từng miếng và từng khúc nhỏ vừa ăn.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào thố sứ lớn của nồi nấu chậm Bear. Sau đó đổ nước vào thố, sao cho nước ngập đều các nguyên liệu.
- Kết nối nguồn điện và chọn chế độ nấu cháo. Sau đó cài đặt thời gian nấu theo mong muốn của bạn.
- Sau khi kết thời gian nấu, bạn hãy lấy các loại rau củ đã chín ra để nghiền và rây cho bé ăn dặm.
- Nước dashi chính là phần nước còn lại. Sau khi nước dashi đã nguội, các mẹ hãy lọc qua rây để loại bỏ cặn và mang đi trữ đông.
- Nước dashi chỉ trữ đông được trong vòng 1 tuần, nên các mẹ cần lưu ý khi nấu nước dashi cho bé.

Hướng dẫn cách nấu nước dashi bằng nồi nấu chậm Bear
Nồi nấu chậm Bear tích hợp rất nhiều tính năng và công dụng đặc biệt, trở thành sản phẩm không thể thiếu trong căn bếp của nhiều gia đình. Nước dashi thường được nhiều bà mẹ nấu cùng với đồ ăn dặm của bé. Với sự tiện lợi từ chiếc nồi Bear, nhiều bậc phụ huynh đã dùng để nấu nước dashi. Dưới đây là một số bước thực hiện đơn giản khi nấu nước dashi bằng nồi Bear.
– Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên các mẹ cần chuẩn bị các loại nguyên liệu sau: nước lọc tinh khiết, các loại rau củ quả.
- Các mẹ nên lựa chọn một số loại rau củ quả có vị ngọt dịu như: su su, cà rốt, bắp cải, hành tây, khoai lang, mía, mướp hương,…
- Tiếp đến, các mẹ cần mang nguyên liệu đi rửa sạch. Đối với những loại nguyên liệu có vỏ thì mẹ mang đi gọt vỏ và rửa sạch.
- Thái nhỏ từng loại rau củ quả để nguyên liệu được chín đều khi nấu.
– Bước 2: Cho nguyên liệu vào nồi nấu chậm Bear
- Sau khi đã làm sạch và sơ chế các loại nguyên liệu, các mẹ hãy đổ toàn bộ nguyên liệu vào thố sứ của nồi.
- Tiếp đến bạn hãy tiến hành đổ nước vào thân nồi, tránh đổ quá vạch max ở trên thân nồi. Tiếp đến đặt thố sứ vào phần thân nồi.
– Bước 3: Chọn chế độ nấu và tùy chỉnh thời gian
- Các mẹ hãy nhấn chọn chức năng Nấu Súp hoặc Nấu Cháo để tiến hành nấu nước dashi.
- Tiếp đó bạn có thể tùy ý điều chỉnh thời gian và chờ cho tới khi nồi Bear phát tín hiệu hoàn thành quá trình nấu nước dashi là xong.
– Bước 4: Hoàn thành nước dashi
- Khi nồi nấu chậm Bear phát ra tín hiệu thì bạn hãy nhấc thố sứ ra. Sau đó lọc lấy phần nước dashi rồi cho ra khay trữ đông để có thể sử dụng được nhiều lần. Nước dashi chỉ trữ đông được trong vòng 1 tuần, nên các mẹ cần lưu ý khi bảo quản.

Những lưu ý khi nấu nước dashi bằng nồi nấu chậm Bear
– Các mẹ không được sử dụng các loại rau củ quả có vị cay, đắng, chát, chua khi nấu nước dashi cho bé.
– Chỉ nên kết hợp từ 3 – 5 loại rau củ quả khác nhau cho một lần nấu nước dashi.
– Thời gian nấu sẽ là 1.5 giờ đối với các loại rau củ quả cứng như: bí đỏ, ngô, su hào, mía, cà rốt, bí đao,… Trong trường hợp các mẹ kết hợp với các loại rau ăn lá và các loại củ mềm, thì sau khi ninh một giờ mới cho các loại rau củ quả mềm vào nồi.
– Nếu mẹ cấp đông nước dashi thì cần phải chia nhỏ ra khay chuyên dụng đựng thực phẩm cho bé. Và chỉ nên cấp đông khi nước dashi đã nguội.
– Nấu nước dashi bằng nồi nấu chậm sẽ không bị mất nước, nên các mẹ cần cho lượng nước theo hướng dẫn sử dụng.
– Các bậc phụ huynh có thể sử dụng rau củ quả đã ninh trước đó để nấu cháo cùng với nước dashi cho bé trong giai đoạn đầu ăn dặm.

Trên đây là những công thức nấu nước dashi được nhiều bậc phụ huynh áp dụng nhất. Việc dùng nồi nấu chậm để nấu nước dashi sẽ giúp bảo toàn hàm lượng chất dinh dưỡng, vitamin vốn có trong rau củ quả. Khi nấu nước dashi kết hợp với cháo, bé sẽ phát triển một cách khỏe mạnh không lo gặp phải tình trạng thiếu chất.