Bánh chưng ngày Tết có ý nghĩa gì? 3 Cách gói bánh chưng đẹp, đơn giản

3/5 - (2 bình chọn)

Bánh chưng ngày Tết có ý nghĩa gì? 3 Cách gói bánh chưng đẹp, đơn giản

Bánh chưng ẩn chứa những giá trị tinh thần sâu sắc, gắn liền với văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Những nguyên liệu tinh hoa hòa quyện trong chiếc bánh chưng đã tạo nên một món ăn mang hương vị đặc trưng của đất trời.

Khi bánh chưng xuất hiện cùng mâm ngũ quả ngày Tết mang đến không khí đoàn viên ấm áp, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Cùng bearvietnam tìm hiểu thêm về ý nghĩa và cách làm bánh chưng tại nhà, thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Nguyên Đán

Từ xa xưa, cuộc sống của người dân Việt Nam đã gắn liền với nền văn hóa lúa nước, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Và những chiếc bánh chưng cũng được tạo nên từ các nguyên liệu của đất trời như: gạo nếp, đậu xanh, tiêu, hành, thịt mỡ,…

Cách gói bánh chưng đòi hỏi sự khéo léo khi kết hợp và sắp xếp các loại nguyên liệu với nhau. Vì lẽ đó, những chiếc bánh chưng ngày Tết có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn đối với thiên nhiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, mang đến cuộc sống ấm no cho người dân. Mỗi chiếc bánh đều mang theo nhiều ý nghĩa sâu sắc cùng những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 

Bánh chưng ngày Tết còn được bày trí lên bàn thờ, bày tỏ lòng sự kính trọng và lòng hiếu thảo của con cháu đối với những người đã khuất cùng tổ tiên của họ. Bên cạnh đó, bánh chưng cũng được xem là một món quà tặng Tết ý nghĩa mà nhiều người dùng để biếu họ hàng, người quen.

Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Nguyên Đán
Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Nguyên Đán

Hướng dẫn 3 cách gói bánh chưng đẹp, đơn giản

Gói bánh chưng đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận, sự kết hợp khéo léo và kiên trì khi nấu. Để giúp bạn không gặp phải khó khăn khi gói bánh chưng, Bear Việt Nam đã tổng hợp lại 3 cách làm bánh chưng đẹp và đơn giản nhất.

Cách gói bánh chưng vuông

Bánh chưng vuông là món ăn không thể thiếu vào những ngày lễ tết. Để làm được một chiếc bánh vuông đẹp không quá khó, chỉ cần bạn có một sối tay khéo léo và tỉ mỉ.

– Nguyên liệu làm bánh chưng vuông

  • Gạo nếp
  • Đỗ xanh
  • Thịt vai sấn hoặc thịt ba chỉ
  • Gia vị: muối, tiêu
  • Lá dong
  • Lá giềng
  • Lạt buộc

– Sơ chế các nguyên liệu

  • Bước 1: Chọn lá dong to đẹp để gói bánh, lá nhỏ hơn để làm lá lót bên trong. Rửa lá sạch và lau khô. Loại bỏ phần cứng ở sống lá.
  • Bước 2: Ngâm đỗ xanh trong nước khoảng 2 tiếng, sau đó rửa sạch và lọc bỏ những hạt xấu. Thêm một thìa muối, trộn đều và mang đi nấu chín. Khi đỗ còn nóng, đánh cho đỗ tơi nhuyễn rồi nắm thành từng nắm có kích vừa phải.
  • Bước 3: Rửa sạch lá giềng thơm, thái nhỏ và xay lấy nước. Bạn nên ngâm gạo trong nước lá cốt lá giềng từ 3 – 4 tiếng, để hạt bánh có màu xanh mướt và mùi thương đặc trưng.
  • Bước 4: Rửa sạch thịt heo, thái miếng to và dài. Cho toàn bộ thịt chuẩn bị sẵn vào 1 tô nhỏ. Nêm đều hạt tiêu, bột canh trong khoảng 30 phút – 1 giờ trước khi gói.
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu trước khi làm bánh chưng vuông
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu trước khi làm bánh chưng vuông

– Cách gói bánh chưng bằng lá dong không cần dùng khuôn

  • Bước 1: Lấy 2 lá dong to vuông góc với nhau, đặt mặt phải màu xanh đậm úp xuống dưới đất. Tiếp theo, bạn đặt 2 lá dong vuông góc với nhau và hướng lên phía trên.
  • Bước 2: Ở giữa phần lá, bạn hãy đổ 1 bát gạo vào rồi đặt lên trên một nửa nắm đỗ. Sau đó dùng tay ấn nhẹ để phần nhân của bánh trũng xuống. Tiếp đến đặt 1 – 2 miếng thịt vào giữa phần đỗ, rồi cho tiếp phần đỗ còn lại lên trên miếng thịt. Đổ tiếp 1 bát gạo lên trên phần nhân rồi dùng tay giãn đều ra, để gạo phủ kín hết phần nhân thịt và đỗ.
  • Bước 3: Hãy dùng tay để gấp phần lá dong bên phải và bên trái thật chắc tay, sau đó cắt bỏ phần mép lá thừa hoặc có thể giấu vào bên trong. Bóp 2 bên mép (phần đầu và phần cuối) của bánh chưng rồi gấp lại. Vừa gấp vừa vỗ nhẹ để bánh tạo thành hình vuông.
  • Bước 4: Tiếp theo, lấy 2 lạt buộc song song với nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bị bung. Sau đó, bạn buộc tiếp 2 chiếc lạt vuông góc với 2 lạt trên (phần lạt thừa cài vào trong hoặc cuốn vào cho gọn). Cuối cùng, dùng tay để ấn 4 góc của bánh chưng để bánh chặt và vuông vắn.
Cách gói bánh chưng bằng lá dong không cần dùng khuôn
Cách gói bánh chưng bằng lá dong không cần dùng khuôn

Tổng hợp những câu chúc Tết hay ngắn gọn nhất

Cách gói bánh chưng dài

Bánh chưng dài hay còn được biết đến với tên gọi khác là bánh tét, mang trong mình nhiều giá trị văn hóa sâu sắc. Cách gói bánh chưng dài được truyền từ thế hiện này sang thế hệ khác với các bước làm giản như sau.

– Nguyên liệu làm bánh chưng dài

  • Gạo nếp nương
  • Đậu xanh tách vỏ
  • Thịt lợn ba chỉ
  • Lạt buộc
  • Lá dong
  • Các loại gia vị thông dụng: hạt nêm, muối, tiêu xay

– Sơ chế các loại nguyên liệu đã chuẩn bị

  • Bước 1: Bạn cần nhặt sạch sạn và vo gạo nếp để loại bỏ bụi bẩn, vỏ trấu. Sau đó, ngâm gạo nếp trong thời gian từ 8 – 10h. Sau khi ngâm xong, bạn hãy vớt ra để ráo nước và thêm 1 thìa muối, sau đó xóc đều.
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn cần nhặt sạch sạn và vo thật sạch đậu xanh trước khi ngâm trong nước trong khoảng 3 – 4 giờ để đậu xanh mềm và nở hoàn toàn.
  • Bước 3: Bạn cắt thịt ba chỉ thành các miếng dài khoảng 5 – 7cm và độ dày khoảng 2cm. Sau đó, ướp thịt với 1 thìa cafe bột nêm và một chút tiêu xay. Để thịt ướp trong khoảng 30 phút để thịt ngấm đều gia vị.
  • Bước 4: Lá dong cần rửa sạch và để ráo nước, sau đó dùng khăn sạch lau khô nước ở cả hai mặt của lá dong.
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu trước khi làm bánh chưng dài
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu trước khi làm bánh chưng dài

– Hướng dẫn cách gói bánh chưng dài bằng lá dong

  • Bước 1: Hãy đặt 2-3 sợi lạt song song với nhau. Sau đó, đặt 2 lá dong lên trên sao cho chúng tạo thành góc vuông với sợi lạt. Tiếp theo, hãy đặt 1 lá dong úp vào giữa 2 lá đã đặt trước đó.
  • Bước 2: Dùng một bát ăn cơm, đặt 1 bát gạo nếp vào bát và dàn đều theo chiều dài của lá. Sau đó, bạn cho 1/2 bát đậu xanh lên trên lớp gạo nếp. Đặt thêm 1 – 2 miếng thịt ba chỉ lên trên, sau đó phủ thêm 1 lớp đậu xanh để kín hết thịt. Cuối cùng, bạn cho 1 bát gạo để bao phủ lấy nhân bánh.
  • Bước 3: Hãy sử dụng tay khéo léo để kéo 2 mép lá xát lại với nhau. Sau đó, nén chặt 1 đầu lá và cuộn chặt phần thân bao lấy nguyên liệu bên trong. Bánh sẽ được tạo thành hình trụ tròn và rất chắc chắn.
  • Bước 4: Sử dụng 1 dây lạt để buộc cố định ở 1 đầu bánh. Khi hoàn thành, hãy tiếp tục vỗ nhẹ bánh để nguyên liệu không bị rơi ra. Gấp tiếp đầu còn lại của bánh chưng vào và buộc lạt lại cho chặt. Hãy tiếp tục quấn thêm dây lạt để làm cho bánh cố định và chắc chắn hơn là xong.
Hướng dẫn cách gói bánh chưng dài bằng lá dong
Hướng dẫn cách gói bánh chưng dài bằng lá dong

Cách gói bánh chưng bằng khuôn

Gói bánh chưng bằng khuôn là cách làm đơn giản nhất giúp bạn có thể cố định hình dạng và làm cho bánh trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật gói bánh chưng bằng khuôn cũng yêu cầu người làm cần có sự tỉ mỉ và khéo léo trong việc sắp xếp các loại nguyên liệu. Dưới đây là những chuẩn bị nguyên liệu và gói bánh chưng bằng khuôn chi tiết nhất.

– Nguyên liệu gói bánh chưng

  • Gạo nếp
  • Thịt vai hoặc thịt lợn ba chỉ
  • Đậu xanh đã đãi vỏ
  • Dây lạt
  • Lá dong
  • Dụng cụ: khuôn gỗ gói bánh chưng
  • Gia vị cần thiết: Muối, hạt tiêu, hạt nêm

– Sơ chế các loại nguyên liệu đã chuẩn bị

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy ngâm gạo nếp trong nước ấm khoảng 2 tiếng hoặc ngâm từ đêm hôm trước. Sau đó, đổ gạo ra rổ để rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Để đỗ xanh ngâm trong nước từ 2 đến 3 tiếng, sau đó đổ ra rổ để ráo nước. Sau đó, hãy trộn đều 4.5 muỗng canh muối và 1.5 muỗng canh bột ngọt vào đỗ để tạo ra hương vị đậm đà hơn.
  • Bước 3: Bạn cần rửa sạch thịt và thái thành từng miếng dài vừa nhau. Sau đó, cho thịt vào bát to và thêm gia vị gồm hạt tiêu, hành tím băm, đường, muối, sau đó trộn đều nhau. Ướp thịt khoảng 1 tiếng để thịt ngấm đều gia vị.
  • Bước 4: Hãy làm sạch lá dong và ngâm trong nước khoảng 15 phút để lá trở nên mềm mại và dễ gói hơn. Sau đó, để lá dong ráo nước và gấp đôi theo chiều dọc.
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu trước khi làm bánh chưng bằng khuôn
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu trước khi làm bánh chưng bằng khuôn

– Cách gói bánh chưng bằng khuôn đơn giản

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn gấp lá thành 4 phần theo chiều ngang và đo chiều dài của lá để phù hợp với cạnh của khuôn bánh. Sử dụng kéo để cắt bỏ phần lá thừa. Mỗi chiếc bánh sẽ cần khoảng 4 lá dong.
  • Bước 2: Xếp lá theo hình chữ nhật và đặt khuôn làm bánh lên. Sau đó, đặt lá dong vào khuôn và chú ý để mặt xanh đậm của lá ở phía trong để bánh có màu sắc đẹp mắt. Tiếp theo, đặt một bát gạo vào khuôn và dàn đều lên các mặt đáy của lá, sau đó cho đỗ xanh vào.
  • Bước 3: Thêm 2 miếng thịt vào phần giữa, sau đó thêm lớp đỗ xanh và cuối cùng đổ một bát gạo vào và trải đều. Gấp phần cạnh lá theo hình vuông để bánh chắc tay. Giữ lá bằng một tay và nhấc khuôn bánh ra bằng tay còn lại. Kiểm tra xem bánh đã vuông vắn chưa, nếu rồi thì dùng lạt buộc bánh lại.
Hướng dẫn cách gói bánh chưng dài bằng khuôn
Hướng dẫn cách gói bánh chưng dài bằng khuôn

Xem thêm: Năm 2024 là năm con gì? Nên chuẩn bị gì khi đến Tết 2024

Cách luộc bánh chưng lá vẫn xanh, thơm ngon

– Dùng nồi tôn (nồi tole): Thay vì sử dụng các loại nồi khác để nấu bánh chưng, bạn nên sử dụng nồi tole. Bởi nồi tone có khả năng tạo ra môi trường kiềm. Môi trường kiềm giữ được màu xanh của lá dong, giúp bánh chưng có màu xanh tự nhiên.

– Ngâm nếp bằng nước tro: Do tính kiềm nhẹ của tro, nhiều gia đình ở miền Trung thường ngâm nếp cùng nước tro trước khi nấu. Thói quen này giúp tăng độ kiềm của nếp, khiến bánh chưng sau khi nấu sẽ có màu xanh ngọc đẹp mắt hơn, nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng của bánh chưng.

– Dùng nước chanh hoặc nước lá dứa: Nước chanh và nước lá dứa đều tạo môi trường kiềm. Bạn có thể ngâm nếp trong nước dứa khoảng 3 tiếng, còn với nước chanh, chỉ cần vắt chanh vào. Điều này giúp bánh chín nhanh hơn và có màu xanh tự nhiên.

– Dùng baking soda: Khi nấu bánh chưng, nếu bạn thêm một chút baking soda vào thì lá bánh sẽ có màu xanh và bánh cũng sẽ chín nhanh hơn. Baking soda có thể mua ở cửa hàng bán đồ làm bánh, siêu thị hoặc trên các trang thương mại điện tử. Đây không phải là hóa chất độc hại, bạn có thể yên tâm sử dụng.

– Dùng lá củ riềng: Bạn cũng có thể sử dụng lá riềng, xắt nhỏ và giã ra để lấy nước lá riềng. Sau đó, trộn hỗn hợp này với gạo nếp đã ngâm qua nước tro, sẽ làm cho gạo nếp dẻo và thơm hơn. Ngoài ra, bánh chưng sẽ có màu xanh tuyệt vời từ bên ngoài vào bên trong.

– Rửa sạch nếp: Trước khi gói bánh, việc rửa sạch nếp là cách giúp bánh trở nên đẹp hơn, thơm ngon hơn và lâu hơn. Nếp cần được rửa qua nhiều nước cho đến khi nước trong suốt. Qua quá trình này, bụi cám sẽ được loại bỏ, giúp bánh có màu xanh đẹp mắt.

– Dùng lá thừa chèn dưới nồi: Khi chế biến bánh, việc sử dụng lá dư để đặt dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi không chỉ giúp bảo vệ bánh khỏi bị cháy mà còn làm cho nước nấu bánh trở nên xanh hơn.

– Dùng nước lạnh rửa qua bánh: Khi nấu bánh chưng khoảng một nửa thời gian, bạn nên thay nước luộc bằng nước mới để bánh có màu xanh tự nhiên và thơm ngon hơn.

– Dùng vật nặng đè lên bánh: Sau khi luộc xong bánh, bạn nên vớt ra đặt ở nơi khô ráo trong vòng 5 tiếng để bánh nguội hẳn. Tiếp đến, bạn hãy đặt bánh lên bàn và dùng mặt thớt hoặc tấm ván nặng để ép ra nước. Phương pháp này sẽ làm cho bánh chắc chắn hơn và giữ được lâu hơn so với cách thông thường.

Cách luộc bánh chưng lá vẫn xanh, thơm ngon
Cách luộc bánh chưng lá vẫn xanh, thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng được lâu, không sợ thiu

Sau khi đã có được những mẹo hay liên quan đến cách luộc bánh ngon, bạn cần nắm được những cách bảo quản bánh chưng thơm ngon trong suốt những ngày Tết 2024.

– Bảo quản bánh chưng ở điều kiện thường: Nếu để bánh chưng ở bên ngoài, bạn nên để ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể treo lên cao để bảo quản bánh lâu dài hơn, tránh bị các loại côn trùng cắn. Khi đó, bạn có thể bảo quản bánh chưng trong vòng 3 – 5 ngày.

– Bảo quản bánh chưng ở ngăn đông tủ lạnh: Trong trường hợp nhiệt độ phòng vượt quá 25 độ C, bạn nên bảo quản bánh chưng vào ngăn đông tủ lạnh. Sau đó hãy điều chỉnh nhiệt độ của ngăn đông tủ lạnh xuống dưới 3 độ C. Phương pháp bảo quản này có thể giúp bạn giữ được bánh tránh khỏi tình trạng hư hỏng, nấm mốc trong khoảng 15 – 20 ngày.

– Bảo quản bánh chưng bằng cách hút chân không: Bạn có thể bảo quản được bánh chưng ở điều kiện thường sau khi hút chân không trong vòng 5 – 10 ngày. Bởi chân không là môi trường bảo quản hoàn hảo giúp bánh hạn chế tiếp xúc với những loại vi khuẩn, vi rút gây hại. Nếu vẫn chưa biết chọn mua máy hút chân không nào tốt, thì máy hút chân không Bear là một gợi ý tuyệt vời dành cho gia đình bạn.

Cách bảo quản bánh chưng được lâu, không sợ thiu
Cách bảo quản bánh chưng được lâu, không sợ thiu

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến ý nghĩa và cách gói bánh chưng đơn giản ngay tại nhà. Không chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống, bánh chưng còn mang nhiều giá trị văn hóa sâu sắc ẩn sau từng hạt gạo từng lớp lá. Những cành hoa mai hoa đào kết hợp cùng chiếc bánh chưng đã góp phần làm cho ngày Tết Nguyên Đán trở nên trọn vẹn và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin khuyến mại Nhập email của bạn để chúng tôi có thể gửi cho bạn những thông tin ưu đãi mới nhất dành riêng cho bạn!

    Bear Việt Nam

    19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    1800.6161

    cskh@bearvietnam.vn

    MST: 0108085048 – Ngày cấp: 06/12/2017

    Nơi cấp: sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

    Đại Diện: Ông Lê Anh Tuấn – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    Trạng thái bảo vệ DMCA.com

    Kết nối với chúng tôi

    Bảo hành sản phẩm