Bệnh thủy đậu ở trẻ em có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Căn bệnh thủy đậu còn có khả năng lan rộng trong cộng động và bùng phát thành dịch trong một số trường hợp đặc biệt. Khi trẻ em mắc phải bệnh thủy đậu sẽ gây ảnh hướng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em được nhiều ông bố bà mẹ xem là bệnh nhẹ và coi thường sự tác động của căn bệnh này. Để có thể đưa ra những biện pháp điều trị và chăm sóc tốt nhất, các bậc phụ huynh cần nắm được những biểu hiện, triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến bệnh thủy điện. Trong bài viết dưới đây, bearvietnam sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh thủy đậu ở trẻ em.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra. Bệnh thủy đậu thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm, giao mùa và nhanh chóng lây lan ở những vực đông dân cư hoặc nhiều người sinh sống. Căn bệnh thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp, có khả năng lây lan nhanh chóng thông qua những giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi hoặc ho.

Đối với các trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa sẽ mắc bệnh thủy đậu nhanh hơn. Khi sinh hoạt chung tại nhà trẻ, trường học, phòng ăn chung,… virus sẽ tiếp xúc với các vật dụng chung và lây sang những cá thể khác một cách nhanh chóng.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường xảy ra quanh năm, nhưng số người mắc phải căn bệnh truyền nhiễm sẽ tăng cao vào mùa xuân. Đặc biệt là đối với trẻ em, bệnh thủy đậu sẽ xảy ra từ tháng 2 đến hết tháng 6. Đây là khoảng thời gian không khí có độ ẩm rất cao, tạo ra một môi trường hoàn hảo cho virus gây bệnh thủy đậu phát tán và lây bệnh.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?

Xem thêm: Những kiểu tóc cho bé trai ít tóc đẹp, dễ thương

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không? Để lại biến chứng gì?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được điều trị kịp thời hoặc chữa trị đúng cách, bé sẽ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, các ông bố bà mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu theo sự hướng dẫn của y tá, bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để bé được điều trị đúng cách.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em khi không được phát hiện sớm, không được chắm sóc tử tế, không được điều trị đúng cách sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm sau.

  • Viêm phổi.
  • Viêm gan.
  • Viêm khớp.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Zona thần kinh.
  • Thủy đậu xuất huyết.
  • Mất điều hòa tiểu não, viêm não.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm do virus, vi khuẩn.

Nhiều chuyên gia/ bác sĩ cho biết nếu phụ nữ mang thai mắc phải bệnh thủy đậu thì thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số biến chứng nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai mắc phải bệnh thủy đậu:

  • Khi mẹ bầu bị mắc bệnh thủy đậu trong 20 tuần đầu: Trẻ sẽ có nguy cơ bị mắc dị tật ở mắt, đầu nhỏ, chậm phát triển, mù lòa, sẹo da, các chi bị teo nhỏ.
  • Khi mẹ bầu bị mắc bệnh thủy đậu trong 20 – 36 tuần: Bé sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh zona thần kinh từ nhỏ.
  • Khi mẹ bầu bị mắc bệnh thủy đậu trong vòng 5 ngày trước khi sinh: Trẻ sơ sinh sẽ có thể bị bệnh thủy đậu 2 ngày sau sinh.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không? Để lại biến chứng gì?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không? Để lại biến chứng gì?

Xem thêm: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Những triệu chứng, dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là xuất hiện những mụn nước màu đỏ, li ti nổi trên khắp cơ thể của bé. Căn bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển. Triệu chứng và cách điều trị ở mỗi giai đoạn cũng sẽ có sự thay đổi. Phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của cơ thể, các bậc phụ huynh cần đưa ra cách điều trị phù hợp.

– Giai đoạn ủ bệnh: Từ 1 – 2 ngày, virus bệnh thủy đậu sẽ lây từ người mắc bệnh sang người chưa mắc bệnh. Lúc này virus sẽ bắt đầu phát triển và gây bệnh trong khoảng 10 ngày – 21 ngày. Trong 14 ngày đầu tiên ủ bệnh sẽ không bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào ở trẻ.

– Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu sẽ kéo dài trong 24 giờ – 48 giờ (2 – 3 ngày). Kèm theo đó là những biểu hiện dễ nhận biết như mệt mỏi, chán ăn hoặc bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Đây là triệu chứng rất dễ gặp ở nhiều căn bệnh khác, nên các bậc phụ huynh sẽ rất dễ bị nhầm lẫn.

– Giai đoạn phát bệnh: Ở giai đoạn này các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng và trở nên nặng hơn. Các nốt phát ban cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, toàn thân mệt mỏi và chân tay không còn sức để hoạt động. Sốt, đau đầu, mụn nước nổi lên lây lan khắp cơ thể khiến bé ngứa ngáy và khó chịu hơn. Giai đoạn phát bệnh sẽ kéo dài từ 1 tuần – 3 tuần, tùy vào cơ địa của từng bé.

– Giai đoạn hồi phục: Sau khoảng 3 tuần phát bệnh, tất cả các mụn nước và nốt phát ban sẽ bắt đầu khô lại. Một số trường hợp mụn nước sẽ không để lại sẹo. Nhiều trường hợp khác sẽ để lại vết thâm lâu lành, bố mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn để kê đơn thuốc trị thâm, trị sẹo.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có những biểu hiện và triệu chứng gì?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em có những biểu hiện và triệu chứng gì?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ em xảy ra là do virus Varicella – Zoster (VZV). Đây là một loại virus thuộc họ herpesviruses có kích thước khoảng 150nm – 200nm. Bên trong chứa phân tử ADN chuỗi đôi với trọng lượng phân tử là 80 x 106 dalton. Virus thủy đậu có khả năng tồn tại trong vảy thủy đậu, sống được một vài ngày trong không khí và dễ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với chất sát khuẩn.

Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ em trở thành mục tiêu dễ bị tấn công bởi virus thủy đậu. Bên cạnh đó, do tuổi tác còn quá nhỏ, trẻ chưa thể tự bảo vệ mình trước các tác nhân gây bệnh có thể tồn tại trong môi trường xung quanh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của bệnh khi trẻ thoải mái chơi chung, ăn uống và ngủ chung với bạn bè.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em xảy ra do đâu?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em xảy ra do đâu?

Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường được các bậc phụ huynhchăm sóc và chữa trị cho bé ngay tại nhà. Tuy nhiên để có thể nắm được chính xác tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu ở trẻ em. Các bậc phụ huynh cần đưa bé đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo sự tư vấn hỗ trợ của bác sĩ.

Hiện nay các phương pháp chữa trị bệnh thủy đậu đề hướng tới việc giảm sốt, giảm ngứa,… để bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi mắc bệnh. Ngoài ra, việc điều trị triệu chứng cũng ngăn không cho trẻ làm vỡ mụn nước, hạn chế tình trạng lây lan. Các ông bố bà mẹ có thể điều trị ngay tại nhà và sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh theo hướng dẫn dưới đây.

– Bệnh thủy đậu ở trẻ em điều trị tại nhà: Sau khi cho bé đi khám và có chỉ định chữa trị tại nhà, các bậc phụ huynh cần làm theo phác đồ chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Tại các nốt thủy đậu bị vỡ, bố mẹ cần chấm thuốc tím 1/4000 hoặc methylen để tránh bị nhiễm trùng.
  • Để giảm ngứa, bạn cần thoa cho bé kem dưỡng da calamine hoặc uống các loại thuốc kháng sinh như histamine, clorpheniramin.
  • Cho trẻ uống thuộc hạ sốt, mặc quần áo mềm rộng rãi để bé không cảm thấy khó chịu.
  • Cắt móng tay, đeo gang tay thường xuyên cho bé, phòng trừ trường hợp trẻ gãi khi ngứa làm giảm nguy cơ lây lan.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể để da của trẻ luôn trong tình trạng thông thoáng, sạch sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
  • Bổ sung cho bé nhiều nước để làm dịu cơn đau, ngừa ngáy và bù lại lượng nước trong cơ thể bị mất do bệnh thủy đậu.

– Thuốc điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em: Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh thủy đậu dành cho cả trẻ em và người lớn. Tùy vào tình trạng và cơ địa của từng người thuốc chữa bệnh thủy đậu sẽ có sự thay đổi. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ thông tin, thành phần và công dụng để tránh các biến chứng nguy hiểm.

  • Thuốc hạ sốt chỉ được dùng khi trẻ xuất hiện tình trạng sốt trên 38.5 độ C. Các ông bố bà mẹ cần cho bé uống 4 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ. Các bậc phụ huynh cần lưu ý không cho bé uống liên tục trong khoảng thời gian tư 5 – 7 ngày.
  • Thuốc giảm ngứa sẽ làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và nhiễm trùng ở trẻ. Bạn có thể giảm ngứa bằng cách sử dụng những loại thuốc kháng histamin.
  • Thuốc kháng virus Acyclovir có tác dụng làm giảm tình trạng nhiễm trùng, ngăn chặn khả năng phát triển của virus. Những loại thuốc kháng virus chủ yếu được chỉ định sử dụng đối với người bị suy giảm hệ miễn dịch, phụ nữ đang mang thai.
  • Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định khi bé xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như: vết loét bị sưng, đau, có mủ,…
  • Thuốc bôi và các loại thuốc sát trùng ngoài da sẽ làm giảm các tình trạng nhiễm trùng, loét và viêm da.
Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả
Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả

Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể khỏi nhanh chóng khi được chăm sóc và chữa trị đúng cách ngay tại nhà. Khi mắc phải bệnh thủy đậu, bé cần kiêng gió và hạn chế gãi ở các nốt mụn nước. Bởi các nốt mụn nước sẽ bị vỡ ra và làm tăng nguy cơ lây lan ra khắp cơ thể của trẻ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần hạn chế cho trẻ ăn một số loại thực phẩm dưới đây khi mắc bệnh thủy đậu.

  • Thịt dê, thịt gia cầm, thịt chó, lươn: là những thực phẩm dễ gây kích ứng, ngứa ngáy và khiến bệnh thủy đậu thêm tệ hơn. Đối với trẻ dưới 1 tuổi các bậc phụ huynh nên áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic.
  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: là những thực phẩm rất dễ gây nóng trong người, khiến các nốt thủy đậu nổi nhiều hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm và tiết nhờn trên da.
  • Thực phẩm tanh, hải sản: rất dễ gây kích ứng khiến các vết loét trên da khó lành, hình thành các vết thâm sẹo.
  • Các loại thực phẩm được làm từ sữa: sẽ có thể làm tăng kích ứng trên cơ thể bé, kích thích tiết nhờn trên da.
  • Những món ăn được làm từ nếp: khiến các bọng mủ trên da lây lan nhanh hơn, hình thành các vết sẹo khó chữa trị.
  • Các loại trái cây nóng, có tính axit mạnh, hạt sấy kho và thức ăn mạnh: là những thực phẩm sẽ làm tăng tình trạng mất nước, gây ngứa ngáy cơ thể.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em không còn là căn bệnh đáng lo ngại đối với các bậc phụ huynh khi nắm được biểu hiện, triệu chứng và nguyên nhân được cung cấp trong bài viết trên. Kèm theo đó là một số cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả, giúp các bậc phụ huynh có thể an tâm hơn trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường về bệnh thủy đậu, các ông bố bà mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin khuyến mại Nhập email của bạn để chúng tôi có thể gửi cho bạn những thông tin ưu đãi mới nhất dành riêng cho bạn!

    Bear Việt Nam

    19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    1800.6161

    cskh@bearvietnam.vn

    MST: 0108085048 – Ngày cấp: 06/12/2017

    Nơi cấp: sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

    Đại Diện: Ông Lê Anh Tuấn – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    Trạng thái bảo vệ DMCA.com

    Kết nối với chúng tôi

    Bảo hành sản phẩm

    0
    Đặt hàng ngay