Hướng dẫn cách làm sữa chua cho bé ăn dặm thơm ngon, chuẩn vị

5/5 - (1 bình chọn)

Hướng dẫn cách làm sữa chua cho bé ăn dặm thơm ngon, chuẩn vị

Sữa chua cho bé nằm trong nhóm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho cơ thể. Không chỉ giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ, sữa chua còn cung cấp một lượng lớn canxi, đạm, vitamin D, vitamin B12,… Khi bổ sung sữa chua vào thực đơn hàng ngày, bé có thể phát triển mạnh mẽ hơn và tăng cường sức khỏe một cách toàn diện.

Sữa chua trở thành một sự lựa chọn hoàn hảo để cung cấp năng lượng cho bé hoạt động mỗi ngày. Để kích thích vị giác của trẻ, bạn cũng có thể kết hợp cùng các loại hoa quả trái cây khác. Cùng bearvietnam tìm hiểu rõ hơn về lợi ích và cách làm sữa chua cho bé ngay tại nhà thông qua nội dung bài viết dưỡi đây.

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn được sữa chua. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé đã có đủ khả năng để hấp thụ hết lượng lợi khuẩn trong sữa chua. Khi trẻ bắt đầu đủ 6 tháng tuổi, các bậc phụ huynh cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển về thể chất và trí tuệ.

Đối với các bé mới tập ăn sữa chua, các mẹ nên áp dụng nguyên tắc cho bé ăn từng ít một để trẻ có thể làm quen hương vị một cách tốt nhất. Phụ thuộc vào tình trạng cân nặng và khả năng hấp thụ của bé, các mẹ cần cung cấp sữa chua với liều lượng thích hợp. Thêm vào đó, sữa chua cho bé ăn không được để quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn được sữa chua
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn được sữa chua

Nên cho bé ăn sữa chua vào lúc nào?

Sữa chua nằm trong top thực phẩm chứa nhiều canxi và acid lactic nhất. Tuy nhiên không phải vì thế mà các mẹ có thể cho bé ăn bất cứ lúc nào cũng được. Bố mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua vào hai thời điểm dưới đây, để gia tăng khả năng hấp thu canxi.

– Ăn sữa chua vào buổi chiều để chống bức xạ: Sau khi bé ngủ trưa dậy, các mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua vào khoảng thời 14h – 15h. Môi trường xung quanh bé sẽ có rất nhiều thiết bị công nghệ, các mẹ có thể cho bé ăn sữa chua để chống bức xạ hiệu quả.

– Ăn sữa chua vào buổi tối để hấp thụ canxi tốt: Sau khi ăn tối khoảng 30 phút – 2 tiếng, các mẹ có thể cho bé ăn sữa chua. Khi đó dịch vị dạ dày bị loãng, rất thích hợp để lượng lợi khuẩn trong sữa chua phát huy tác dụng. Đặc biệt đây cũng là khoảng thời gian tốt nhất trong ngày để hấp thu canxi.

Nên cho bé ăn sữa chua vào buổi chiều hoặc buổi tối
Nên cho bé ăn sữa chua vào buổi chiều hoặc buổi tối

Lợi ích của sữa chua đối với sự phát triển của trẻ

Nghiên cứu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng: sữa chua là loại thực phẩm an toàn nhất đối với trẻ nhỏ. Trong 100gram sữa chua sẽ có các thành phần dinh dưỡng sau: 3.5gr protein, 3.3gr chất béo, 1.2mcg vitamin D, 121mg canxi, 0.1mg sắt, 155mg kali. Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời này, sữa chua cho bé còn đem lại rất nhiều lợi ích khác như:

– Tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa đường ruột: Trong sữa chua có chứa các probitic tự nhiên như vi khuẩn lactobacillus và bifidobacterium, giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó các probitic này còn có khả năng cân bằng các loại vi khuẩn có lợi, giảm vi khuẩn có hại và cung cấp môi trường thuận lợi.

– Cải thiện nguồn năng lượng: Lượng protein và chất béo bên trong sữa chua cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho bé. Chất béo trong sữa chua sẽ hấp thu các vitamin phân giải trong dầu mỡ và cung cấp năng lượng dự trữ. Protein sẽ giúp xây dựng xương và cơ thêm chắc khỏe.

– Phát triển xương: Sữa chua là nguồn cung cấp canxi – một loại khoáng chất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của xương. Canxi giúp xương phát triển mạnh mẽ và duy trì kết cấu ổn định. Ngoài ra, việc bổ sung sữa chua cho bé hàng ngày còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương và các vấn đề khác liên quan đến xương. 

– Phát triển cơ: Trong sữa chua có chứa các acid amin giúp xây dựng và phát triển cơ một cách toàn điện nhất.

Lợi ích của sữa chua đối với sự phát triển của trẻ
Lợi ích của sữa chua đối với sự phát triển của trẻ

Cách làm sữa chua cho bé bằng máy làm sữa chua Bear SB-SC10C

Sữa chua trở thành nguồn dinh dưỡng phong phú, cung cấp rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của bé. Với hàm lượng canxi, vitamin D, protein giàu có trong sữa chua, sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh hơn. Để làm sữa chua cho bé bằng máy làm sữa chua Bear SB-SC10C, bạn hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn chi tiết sau:

– Bước 1: Trước khi bắt tay vào làm sữa chua cho bé, các mẹ cần đảm bảo rửa sạch các dụng cụ để tránh nhiễm khuẩn. Hãy ngâm nắp đậy và cốc ủ sữa chua bằng nước nóng nóng đun sôi trong khoảng 1 phút để khử khuẩn hoàn toàn.

– Bước 2: Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sữa chua cho bé: sữa chua không đường (1 hộp nhỏ), sữa công thức (3 – 5 muỗng).

– Bước 3: Cho khoảng 200ml nước vào bình thủy điện mini bear sau đó chọn Chức năng đun nước (Boiling). Khi nước đã sôi, các mẹ hãy đổ vào cốc rồi thêm 5 muỗng sữa công thức vào rồi khuấy đều cho sữa tan hết. Để yên cho đến khi sữa đã nguội khoảng 40 độ C.

– Bước 4: Tiếp đến cho vào cốc sữa đã nguội 2 muỗng sữa chua không đường rồi khuấy thật đều. Các mẹ nên lưu ý không nên để sữa trong cốc trên 40 độ C, bởi các vi khuẩn lên men trong sữa chua sẽ bị chết và không phát huy được tác dụng.

– Bước 5: Các mẹ hãy kết nối nguồn điện và tiến hành bật công tắc của chiếc máy làm sữa chua Bear. Nhấn phím “Function” trên máy và chọn chức năng Yogurt.

– Bước 6: Tiếp theo nhấn “Start” để bắt đầu quá trình làm sữa chua. Lúc này thời gian hiển thị trên máy sẽ mặc định là 10 giờ. Bạn có thể điều chỉnh thời gian thông qua nút “Time – / Time +”.

– Bước 7: Tiếp theo các mẹ hãy đậy kín cốc ủ chứa nguyên liệu đã chuẩn bị. Sau đó đặt cốc ủ vào máy làm sữa chua Bear, kết nối nguồn điện và máy sẽ tự động thiết lập thời gian lên men phù hợp.

– Bước 8: Khi kết thúc quá trình làm sữa chua máy sẽ báo hiệu. Trước khi cho bé ăn sữa chua, các mẹ có thể bổ sung thêm hoa quả, trái cây, đường hoặc mật ong đều được.

Cách làm sữa chua cho bé bằng máy làm sữa chua Bear SB-SC10C
Cách làm sữa chua cho bé bằng máy làm sữa chua Bear SB-SC10C

Lưu ý khi làm sữa chua cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi

Việc làm sữa chua cho bé bằng máy làm sữa chua Bear được rất nhiều ông bố bà mẹ áp dụng, nhờ sự nhanh chóng và tiện lợi mà phương pháp này mang lại. Tuy nhiên, các mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý sau để đảm bảo hương vị cũng như sự an toàn cho sức khỏe của bé.

Sữa chua cho bé 6 tháng tuổi

Khi làm sữa chua cho bé 6 tháng tuổi, các mẹ nên sử dụng nguyên liệu là sữa chua không đường và sữa công thức. Việc này sẽ giúp bé tránh khỏi nguy cơ mắc phải bệnh béo phì, sâu răng. 6 tháng tuổi là giai đoạn bé mới tập làm quen với việc ăn sữa chua và ăn dặm, nên các mẹ cần lưu ý tới liều lượng.

Khoảng thời gian đầu, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua với liều lượng ít để bé có thể tập làm quen với hương vị. Thời gian thích hợp nhất để bé hấp thu sữa chua đó là buổi chiều và buổi tối. Ngoài ra, các mẹ tuyệt đối không nên cho bé dùng sữa chua khi đói bởi trẻ sẽ có nguy cơ bị đau dạ dày.

Lưu ý khi làm sữa chua cho bé 6 tháng tuổi
Lưu ý khi làm sữa chua cho bé 6 tháng tuổi

Sữa chua cho bé 7 tháng tuổi

Khi bé đã quen dần với hương vị của sữa chua, các mẹ có thể cho trẻ ăn khoảng 59ml – 118ml sữa chua vào những bữa ăn phụ trong ngày. Việc cung cấp cho sữa chua cho bé 7 tháng tuổi sẽ giúp bổ sung năng lượng và canxi. Nếu bé đang trong quá trình mọc răng, bố mẹ có thể dùng sữa chua cho bé để giảm cảm giác đau và ngứa lợi.

Một lưu ý quan trọng khi làm sữa chua cho bé 7 tháng tuổi đó là nhiệt độ của sữa chua. Nếu làm sữa chua quá nóng, những lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và không còn bất kỳ dưỡng chất nào. Ngược lại, nếu sữa chua quá lạnh hoặc bị đông cứng, bé sẽ khó ăn, khó hấp thụ thậm chí là đau dạ dày sau khi ăn.

Sữa chua cho bé 8 tháng

Khi làm sữa chua cho bé 8 tháng tuổi, các mẹ cần lựa chọn những loại sữa chua không đường, không chứa chất làm ngọt nhân tạo, hương liệu,… Bởi những chất này đều có khả năng gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc khiến cơ thể bé kích ứng.

Lưu ý khi làm sữa chua cho bé 8 tháng tuổi
Lưu ý khi làm sữa chua cho bé 8 tháng tuổi

Sữa chua cho bé 9 tháng

Trước khi bắt đầu vào làm sữa chua cho bé 9 tháng tuổi, các mẹ cần tiến hành rửa tay và dụng cụ sạch sẽ nhằm lầm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Trong trường hợp không sử dụng sữa chua, các mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ ăn toàn trong khoảng 3 ngày. Khi làm sữa chua cho bé 9 tháng tuổi, các mẹ không cần thêm bất cứ loại đường nào vào. Bởi trong sữa chua đã có sẵn vị ngọt dịu tự nhiên từ lactose.

Sữa chua cho bé 10 tháng tuổi

Thời gian ủ sữa chua cho bé 10 tháng cũng cần được kiểm soát một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ. Đối với bé 10 tháng tuổi, thời gian ủ sữa chua sẽ rơi vào khoảng thời gian 8 tiếng đến 10 tiếng. Trong quá trình ủ sữa chua, các mẹ cần để máy làm sữa chua Bear ở nơi khô ráo và không có ánh năng trực tiếp.

Lưu ý khi làm sữa chua cho bé 10 tháng tuổi
Lưu ý khi làm sữa chua cho bé 10 tháng tuổi

Sữa chua cho bé 11 tháng

Ở khoảng thời gian 11 tháng tuổi, bé đã có thể ăn được sữa chua với độ chua dịu nhẹ. Nhờ vậy khả năng tiêu hóa của trẻ được gia tăng và tránh tình trạng mắc phải bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần quan sát những phản ứng của trẻ sau khi ăn sữa chua có nồng độ chua nhẹ. Nếu có bất cứ biểu hiện lạ nào, các mẹ cần đưa bé đi khám kịp thời.

Sữa chua cho bé trên 1 tuổi

Đối với các bé trên 1 tuổi các mẹ không nên cho trẻ ăn sữa chua cùng các loại thuốc kháng sinh, khi đó sẽ làm mất tác dụng của cả hai loại thực phẩm. Sau khi cho bé ăn sữa chua bố mẹ đừng quên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bởi sữa chua được biết đến là một loại thực phẩm có tính axit và các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ hoạt động mạnh mẽ. Nếu không vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ, lâu dài sẽ làm hỏng men răng thậm chí là sâu răng.

Lưu ý khi làm sữa chua cho bé trên 1 tuổi
Lưu ý khi làm sữa chua cho bé trên 1 tuổi

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan tới lợi ích và cách làm sữa chua cho bé ngay tại nhà mà không cần mất quá nhiều thời gian. Sữa chua không chỉ là một loại thực phẩm có hương vị thơm ngon, mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm cũng như tầm quan trọng của sữa chua trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin khuyến mại Nhập email của bạn để chúng tôi có thể gửi cho bạn những thông tin ưu đãi mới nhất dành riêng cho bạn!

    Bear Việt Nam

    19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    1800.6161

    cskh@bearvietnam.vn

    MST: 0108085048 – Ngày cấp: 06/12/2017

    Nơi cấp: sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

    Đại Diện: Ông Lê Anh Tuấn – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    Trạng thái bảo vệ DMCA.com

    Kết nối với chúng tôi

    Bảo hành sản phẩm

    0
    Đặt hàng ngay