Cây xương khỉ là một loại cây phổ biến, sinh trưởng nhiều ở vùng Đông Nam Á. Loài cây này chứa nhiều dược tính nên thường được sử dụng trong Y học cổ truyền.
Sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của con người là thế nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về loài cây này. Vì vậy, Bear Việt Nam sau đây sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết nhất về cây xương khỉ cũng như tác dụng trị bệnh của cây.
Cây xương khỉ là cây gì? Cây xương khỉ có mấy loại?
Cây xương khỉ có tên khoa học là Clinacanthus nutans. Ngoài ra dân gian còn gọi với một số cái tên quen thuộc khác như cây bìm bịp, cây công cộng, cây mảnh cộng hay cây bách giải… Đây là một loài cây thuốc Nam phổ biến người xưa tin dùng để chữa bệnh. Theo dân gian, người ta thường dùng cây xương khỉ tươi hoặc nấu thành món canh đặc biệt có tác dụng chữa bệnh.
Hiện nay, trong tự nhiên chỉ tìm thấy duy nhất 1 loại cây xương khỉ. Tuy nhiên, loài cây này lại thường bị nhầm với cây hoàn ngọc. Cả hai loài đều mọc thành những bụi nhỏ, tuy nhiên cây hoàn ngọc có kích thước lá lớn hơn so cây xương khỉ và hoa thường có màu trắng pha tím.
Cách nhận biết cây xương khỉ
Cây xương khỉ ưa khí hậu nóng ẩm nên mọc hoang nhiều ở vùng lãnh thổ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ta dễ dàng tìm thấy loài cây này mọc nhiều ở các bụi cây ven đường vùng nông thôn.
Sau đây là một số đặc điểm bạn đọc có thể tham khảo để nhận biết cây xương khỉ:
– Thường mọc thành bụi nhỏ
– Cây trung bình cao khoảng 1-1.5m, có thể cao đến 3m
– Thân cây có màu xanh, cành nhỏ chỉ tầm đầu đũa, thường chia thành nhiều đốt, mỗi đốt dài từ 5-8cm.
– Cuống lá ngắn, phiến thuôn dài. Mặt trên của lá hơi nhẵn và có màu xanh thẫm, trong khi mặt dưới lại nhiều gân
>> Xem thêm: Các loại côn trùng có ích cho con người, cây trồng và môi trường
– Hoa xương khỉ có 2 màu chính là hồng và đỏ, mọc thành chùm. Bên trong hoa có bao phấn màu vàng xanh, khi hoa già đi thì rũ ngọn xuống đất
– Quả có hình chùy dài khoảng 1.5 cm và phần cuống ngắn, bên trong chứa khoảng 4 hạt.
– Cây xương khỉ khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng, giống như mùi cơm nếp nên còn được dùng để ngâm cùng gạo làm bánh.
Tác dụng của cây xương khỉ
Cây xương khỉ trị bệnh gì?
Cây xương khỉ trị bệnh gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu. Nhờ sở hữu nhiều dược tính đặc biệt, loài cây này được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh về gan, xương khớp, dạ dày,… Đặc biệt là còn hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư.
Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh của đã được công nhận bởi các bác sĩ Y học cổ truyền:
– Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Cây xương khỉ có chứa Flavonoid, một hoạt chất có công dụng chống oxy hóa cực mạnh. Sử dụng loại dược liệu này giúp tăng cường lưu thông máu, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, còn hỗ trợ giảm tác dụng phụ trong quá trình xạ trị.
Những bệnh nhân đang bị ung thư giai đoạn đầu có thể dùng cây xương khỉ để hỗ trợ điều trị bệnh như sau:
- Bài thuốc 1: Nhai kỹ và nuốt 10 lá xương khỉ đã được rửa sạch. Mỗi ngày nhai 5 lần và duy trì trong thời gian 3 tháng sẽ giúp làm giảm các cơn đau. Nếu bệnh lý đã kéo dài có thể tăng liều lên nhai 6 lần 1 ngày, mỗi lần 15 lá;
- Bài thuốc 2: Dùng 30g cây xương khỉ, 30g cây xạ đen và 20g hoa đu đủ đực, đem sắc với 1,5 lít nước cho đến khi còn 1 lít dung dịch, uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc này có công dụng ngừa sự tái phát và di căn của tế bào ung thư.
– Chữa trị viêm phế quản: Trong cây xương khỉ chứa chất kháng sinh tự nhiên có công dụng ức chế, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây viêm phế quản. Người bệnh đang ho khan, ngứa họng… dùng 8 lá tươi ăn 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm triệu chứng ho hiệu quả.
– Điều trị bệnh về xương khớp: Một lượng lớn Canxi trong cây xương khỉ có tác dụng bảo vệ xương, phục hồi các tổn thương, hỗ trợ quá trình liền xương nhanh chóng. Bên cạnh đó, loài cây này còn chứa Cerebrosid và Tanin. Hai hoạt chất này kết hợp với nhau giúp người bệnh chống lại các cơn đau gây ra bởi viêm khớp.
– Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Cây xương khỉ có khả năng làm giảm men gan, điều trị viêm gan, làm lợi mật, phục hồi chức năng gan bị ảnh hưởng bởi bia, rượu… Uống nước sắc xương khỉ liên tục, sau một thời gian gan của bạn sẽ khoẻ mạnh hơn rất nhiều.
– Trị đau dạ dày: Người bị viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP… có thể dùng cây xương khỉ để ức chế cơn đau dạ dày. Đồng thời, loại dược liệu này còn hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày, giải độc, sát trùng. Kiên trì nhai lá xương khỉ tươi cùng muối tinh trước ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 3-8 lá, triệu chứng đau dạ dày sẽ thuyên giảm. Đây là mẹo hay mỗi ngày được nhiều người chia sẻ.
– Trị bệnh về da: Cây xương khỉ từ lâu đã được dùng để điều trị viêm da dị ứng, herpes và zona… Dịch chiết từ cây còn ức chế sự phóng thích và làm giảm tác dụng của histamin và serotonin, các chất điều hòa ban đầu của quá trình viêm.
– Trị bệnh đường tiểu: Hàm lượng khoáng chất và vitamin trong cây xương khỉ khá cao, có công dụng lưu thông khí huyết. Nhờ đó, loại thảo dược này làm giảm tình trạng bàng quang bị chèn ép gây ra tiểu rắt. Người bị bệnh nhai lá xương khỉ 3 lần/ngày, mỗi lần nhai 9 lá, trong 1 tháng, bệnh sẽ thuyên giảm.
Tác dụng khác của cây xương khỉ
Ngoài hỗ trợ chữa trị những căn bệnh như trên, cây xương khỉ còn một số những tác dụng khác như:
– Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể: Cây xương khỉ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng phong phú như protein, canxi, chất béo, chất xơ, vitamin, flavonoid, tannin, glycosid… Những chất này giúp tăng cường thể lực cũng như nâng cao đề kháng tự nhiên của cơ thể.
– Làm đẹp da: Nhờ công dụng giảm sẹo, giúp vết thương nhanh lành và điều trị các bệnh lý về da, cây xương khỉ chính là bí quyết để có làn da khỏe mạnh, mịn màng.
– Thanh nhiệt, giải độc: Cây xương khỉ chứa nhiều glixerol có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể vô cùng hiệu quả.
– Điều hòa đường huyết: Trong cây xương khỉ chứa nhiều tanin giúp hỗ trợ làm giảm đường huyết và cholesterol, tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
– Chế biến món ăn thơm ngon: Lá xương khỉ được dùng để ướp bánh mảnh cộng, một món ăn nức tiếng gần xa. Hiện nay, loại cây được coi là đặc sản, dùng để ăn kèm với lẩu hoặc nấu canh thịt bằm, canh cua, canh tôm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng.
Một số hình ảnh cây xương khỉ
Cây xương khỉ thường bị nhầm lẫn với cây hoàn ngọc. Tuy nhiên, bạn đọc có thể theo dõi những hình ảnh sau đây để có thể nhận biết chính xác loại dược liệu quý này.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi Cây xương khỉ là cây gì? Cây xương khỉ có tác dụng như thế nào? Tìm hiểu thêm về các loại côn trùng có hại để đảm bảo cây trồng phát triển tốt. Đặc biệt, bạn có thể tránh xa để không bị ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích trong việc sử dụng loài dược liệu quý này để điều trị bệnh, cải thiện sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình.