Mẹ hãy kiên nhẫn đồng hành khi con biếng ăn dặm

post

Thông thường, từ 6 tháng tuổi thì bé bắt đầu hành trình ăn dặm. Có rất nhiều bé tỏ ra hợp tác và thích thú mỗi khi tới giờ ăn nhưng ngược lại, một số bé lại khiến các mẹ băn khoăn vì chỉ uống sữa mà không thích ăn dặm. Vậy làm thế nào khi con biếng ăn, hãy cùng Bear Việt Nam tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

3 Lý do chính khiến bé biếng ăn dặm ngay từ đầu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé nói không với ăn dặm dù mẹ đã chuẩn bị cầu kỳ và thay đổi thực đơn linh hoạt. Dưới đây là một số lý do điển hình:

Thời điểm ăn dặm chưa phù hợp

Thực tế, một số mẹ nóng lòng muốn cho con tập ăn từ sớm hoặc khi thấy con có dấu hiệu mút môi, đòi đồ ăn từ người lớn thì vội cho con ăn dặm ngay. Theo khuyến cáo của WHO, thời điểm lý tưởng nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng để đón nhận thức ăn ở trạng thái mới, ngoài sữa.

Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, từ 4-5 tháng thì lúc đó bé dễ gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng nên cảm thấy khó chịu. Vì thế nên bé sẽ có xu hướng từ chối đồ ăn, thậm chí lười uống sữa.

Bên cạnh đó, một số mẹ lại lo rằng đồ ăn dặm có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con hoặc con có thể hóc nghẹn nên trì hoãn việc ăn dặm của con. Nếu để lỡ thời điểm vàng cho bé ăn dặm thì con sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và hấp thu các món ăn mới. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến bé biếng ăn dặm từ khi bắt đầu.

Cách chế biến món ăn chưa đúng

Mặc dù cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho con nhưng với trẻ dưới 1 tuổi thì khi chế biến đồ ăn, mẹ tuyệt đối nên tránh nêm nếm thêm bất kỳ gia vị nào. Bởi vốn dĩ trong rau, củ, thịt, cá đã luôn có sẵn lượng đường và muối phù hợp. Ngoài ra, khứu giác của bé rất nhạy cảm nên những đồ ăn mà người lớn cảm thấy vừa vặn thì với bé sẽ là rất mặn. Một số thức ăn có mùi vị hăng  nồng như hành tây, tỏi…cũng có thể khiến bé từ chối.

Với mong muốn thay đổi linh hoạt thực đơn cho con mà một số mẹ vô tình mắc phải sai lầm là pha trộn quá nhiều thực phẩm khác nhau. Điều đó dẫn đến việc dư thừa lượng chất béo hoặc tinh bột mà lại thiếu hụt chất đạm, chất xơ…Không những thế, một số thực phẩm khi kết hợp chung với nhau có thể gây dị ứng, nên tốt hơn hết mẹ hãy chọn một vài loại đồ ăn đơn giản, dễ tiêu hóa để bé thích nghi dần dần.

Số lần ăn dặm trong ngày chưa hợp lý

Khi mới bắt đầu ăn dặm, mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé ăn một lần và tốt nhất là vào buổi sáng. Thời điểm này, chất dinh dưỡng chủ yếu của bé vẫn được duy trì từ sữa và ăn dặm chỉ là tập dần cho con những kỹ năng nhai, nuốt, cảm nhận hương vị.

Ngoài ra, không ít mẹ mong muốn con tăng cân nhanh nên đã cố gắng tăng thêm số bữa ăn khiến bé nhanh ngán và hình thành tâm lý biếng ăn. Mỗi bé có nhu cầu ăn khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm là sẽ từ chối ăn nếu đã nạp đủ năng lượng. Nếu mẹ mời đến lần thứ 3 mà vẫn thấy bé quay đi, lắc đầu hoặc xua tay tỏ thái độ không muốn ăn thì hãy dừng bữa ăn lại.Tốt hơn hết, các mẹ hãy tham khảo các chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý nhất với con của mình nhé.

Bên cạnh 3 lý do chính thì có thêm một số nguyên nhân khiến bé biếng ăn dặm, đó là trong quá trình phát triển của bé sẽ có những giai đoạn biếng ăn sinh lý như: mọc răng, khi bé tập đứng, tập đi…hoặc bé bị thiếu kẽm.

Phải làm gì khi con biếng trong thời kỳ ăn dặm?

Đầu tiên, mẹ hãy bình tĩnh để cùng con tham gia những bữa ăn dặm đầy hứng khởi. Bởi không chỉ một vài mẹ gặp phải tình trạng này mà thực tế có khá nhiều mẹ chia sẻ băn khoăn trong những ngày con không hợp tác trong việc ăn uống.

Theo các chuyên gia, có một số nguyên tắc mẹ nên áp dụng để khắc phục hiện tượng biếng ăn dặm của con như sau:

Chế biến thức ăn phù hợp với từng giai đoạn của bé

Hiện tại, có một số mẹ vẫn cho rằng thức ăn thô sẽ dễ khiến con hóc nghẹn và ảnh hưởng tới dạ dày của con. Nhưng theo Viện nhi khoa của Mỹ cùng Hiệp hội sinh dưỡng lâm sàng Anh khẳng định rằng không chỉ răng mới có tác dụng nghiền nhuyễn thức ăn mà chính lợi của bé sẽ đảm nhận nhiệm vụ đó. Vì thế, ngay cả khi bé chưa mọc răng hoặc mọc với số lượng ít thì đã có thể ăn thô tốt. Bên cạnh đó, nếu mẹ bỏ lỡ thời điểm vàng để tập ăn thô cho con thì có thể khiến bé lười nhai, hay ngậm và đó cũng là một trong số những lý do dẫn đến việc biếng ăn của trẻ.

  • Bé 5-6 tháng: Đây là thời điểm mở đầu cho hành trình ăn dặm, chủ yếu cần tập cho trẻ ăn bằng muỗng và làm quen mùi vị, kết cấu của các thực phẩm khác ngoài sữa. Cấu trúc thức ăn phù hợp cho trẻ ở giai đoạn này chỉ đặc hơn sữa một chút, thường là nấu gạo theo tỉ lệ 1:10, sau đó mẹ rất thật mịn để bé tập ăn dần dần.
  • Bé 7-8 tháng: Ở giai đoạn này, mẹ có thể tăng độ đặc của thực phẩm lên, có thể lợn cợn và không cần xay, rây quá mịn như trước. Bé đã có thể tập nhai và nuốt thức ăn tốt hơn. Thức ăn nên được ninh mềm, chỉ nghiền sơ qua để con tự làm nhuyễn mịn rồi nuốt.
  • Bé 8-9 tháng: Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì đây chính là thời điểm vàng để mẹ tập ăn thô cho con. Ở tháng tuổi này, bé đã có thể nhai trệu trạo. Mẹ hãy cắt rau củ quả hình con chì rồi hấp để bé có thể tự cầm nắm, bốc nhón và tự nghiền thức ăn bằng lợi.
  • Bé 10-12 tháng: Một số bé ở thời điểm này đã thể hiện sự yêu thích rõ rệt với thức ăn thô như cơm nát, thức ăn xé nhỏ như thịt, tôm bóc nõn. Nếu bé nhà bạn vẫn thích ăn cháo thì bạn hãy tăng thêm độ đặc và lợn cợn, băm thịt thay vì xay nhuyễn như trước đây để con dần phát triển kỹ năng nhai nuốt.

Ngoài cơm, cháo thì ở tầm tháng tuổi này, mẹ có thể thay đổi đa dạng thực đơn cho con với các món bún, miến, phở, mì để con được tiếp xúc với nhiều món ngon cũng như tăng thêm hứng thú khi ăn. Hiện nay, có một số loại gia vị rắc cơm rất thơm ngon mà mẹ có thể bổ sung thêm vào các bữa ăn của bé.

Thay đổi linh hoạt thực đơn ăn dặm

Cũng giống như người lớn, chúng ta sẽ rất nhanh ngán nếu hàng ngày chỉ lặp đi lặp lại một vài món thì trẻ con cũng sẽ thấy như vậy. Do đó, mẹ hãy tham khảo các thực đơn và thường xuyên thay đổi các món ăn cho bé. Mỗi bé sẽ có sự yêu thích với một vài món khác nhau, mẹ hãy quan sát và ưu tiên chế biến những món đó với tần suất nhiều hơn một chút. Khi bé được ăn đúng món mình thích hoặc được ăn đa dạng các món thì sẽ kích thích vị giác cùng hệ tiêu hóa và khiến cho việc ăn uống trở nên hứng thú hơn.

Ngoài việc giúp con được trải nghiệm và thưởng thức các hương vị khác nhau thì khi mẹ chế biến các thực đơn khác nhau sẽ đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho bé theo 4 nhóm: tinh bột, đạm, đường, béo.

Mẹ nên cho bé ăn uống đa dạng, đổi món ăn thường xuyên để con có thể thưởng thức được nhiều mùi vị khác nhau. Đồng thời cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng mà không làm bé ngấy.

Bên cạnh thay đổi thực đơn thì mẹ hãy chú trọng vào khâu trình bày nữa nhé, vì trang trí món ăn hấp dẫn sẽ kích thích thị giác của bé, giúp bé thấy hứng thú hơn khi ăn.

Đảm bảo hương vị nguyên vẹn cho mỗi món ăn

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng của bữa ăn đó chính là hương vị. Thay vì nấu sẵn các món ăn rồi cho bé ăn cả ngày, chỉ hâm nóng qua loa vì sợ mất chất dinh dưỡng thì các mẹ hãy sử dụng nồi nấu chậm để đơn giản hóa công cuộc chế biến thực phẩm.

Với nồi nấu chậm Bear, ngay sau khi hết chức năng nấu chín, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm, giúp món ăn luôn giữ được độ ấm nóng và hương vị trọn vẹn khi thưởng thức. Ngoài ra, nồi nấu chậm Bear còn tích hợp rất nhiều chức năng nấu khác nhau như nấu súp, cháo, hấp rau củ, hầm canh, chưng yến…giúp mẹ có thể biến tấu các món ăn phong phú cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin khuyến mại Nhập email của bạn để chúng tôi có thể gửi cho bạn những thông tin ưu đãi mới nhất dành riêng cho bạn!

    Bear Việt Nam

    19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    1800.6161

    cskh@bearvietnam.vn

    MST: 0108085048 – Ngày cấp: 06/12/2017

    Nơi cấp: sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

    Đại Diện: Ông Lê Anh Tuấn – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    Trạng thái bảo vệ DMCA.com

    Kết nối với chúng tôi

    Bảo hành sản phẩm

    0
    Đặt hàng ngay