NHỮNG LƯU Ý VỀ ĂN DẶM CHO BÉ MÀ BỐ MẸ CẦN BIẾT

post

Ăn dặm là bước ngoặt đánh dấu giai đoạn phát triển mới của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về cách thức cũng như những lưu ý trong suốt quá trình để giúp bé ăn ngon và phát triển khỏe. Nếu bạn còn đang băn khoăn về đều này thì đừng lo Bear Việt Nam sẽ mách bạn những lưu ý về ăn dặm mà bố mẹ cần biết.NHỮNG LƯU Ý VỀ ĂN DẶM CHO BÉ MÀ BỐ MẸ CẦN BIẾT

  • Khi nào thì bé cần ăn dặm?

      Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trẻ nên bắt đầu được cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày sau sinh). Đây là thời điểm cần bổ sung ăn dặm cho trẻ bởi:

 Từ tháng thứ 6, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên, giai đoạn này bé cần nhiều dinh dưỡng hơn ngoài sữa mẹ.

Hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.

Vì vậy ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi  là rất cần thiết, điều này giúp bé bổ sung thêm dưỡng chất và vitamin giúp bé phát triển, hoạt động tốt và khỏe mạnh hơn.

  • Làm sao biết được lúc nào thì bé chịu ăn dặm?

Khi bé bước vào giai đoạn 6M, trẻ cần được bổ sung thêm nhiều vitamin và chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu có những dấu hiệu cho sự hứng thú với thức ăn và mọi vật xung quanh, nếu bé có những hành động dưới đây thì bé đang có dấu hiệu chịu ăn dặm rồi mẹ nhé.

  • Xem người khác ăn, nghiêng người về trước khi có thức ăn quanh đó.
  • Há miệng ra khi được đút thức ăn.
  • Vươn tay ra để cầm nắm thức ăn và muỗng.

 Nếu bé vẫn chưa sẵn sàng hay quan tâm đến ăn dặm (hay nếu bé đang no) thì khi được cho ăn, bé có thể:

  • Thè lưỡi ra.
  • Ngậm chặt miệng và quay đầu đi chỗ khác.
  • La khóc.
  • Đẩy muỗng ra xa.

Nếu điều này xảy ra ngay lần đầu tiên mẹ cho bé ăn thì cứ thoải mái và thử lại lần nữa sau vài ngày. Mặc dù đa số bé tự nhiên nhè thức ăn ra khi được cho ăn dặm lần đầu tiên nhưng sẽ sớm học cách nuốt nếu mẹ tiếp tục. Việc tìm hiểu để biết khi nào bé đói hay no, thờ ơ hay mệt mỏi là điều quan trọng để có giờ ăn vui vẻ, thoải mái và thích thú.

  • Cách tốt nhất để giới thiệu thức ăn cho bé NHỮNG LƯU Ý VỀ ĂN DẶM CHO BÉ MÀ BỐ MẸ CẦN BIẾT

Các mẹ nên giới thiệu thức ăn từ từ cho bé và mẹ cần cho bé ăn bằng muỗng nhỏ dành cho bé sơ sinh – đừng bao giờ cho thức ăn vào chai mẹ nhé. Lời khuyên của Bear Việt Nam khi mẹ mới bắt đầu cho bé ăn là:

  • Bình tĩnh và thoải mái khi bố mẹ bắt đầu cho bé ăn. 
  • Đảm bảo là bé được ngồi thoải mái, không bị quá đói hay quá buồn khổ.
  • Mỗi lần chỉ tập cho bé ăn một món mới, cho bé ăn thử trong vài ngày rồi mới thêm món khác. 
  • Bé thường từ chối thức ăn mới khi được cho ăn lần đầu tiên. Có thể phải mất đến 5-10 lần thử trước khi bé chịu ăn món mới.
  • Ngồi với bé khi bé đang ăn và cho bé cùng ngồi ăn chung với gia đình để bé quan sát và học hỏi.
  • Ban đầu bé có thể chỉ chịu ăn một muỗng nhưng theo thời gian và nhờ luyện tập, số lượng sẽ tăng lên. 
  • Hãy kiên nhẫn (và có chuẩn bị!) – bé nào cũng gây bừa bộn khi học ăn.
  •    Cho bé làm quen với thức ăn nào trước khi bắt đầu ăn dặm? 

Những thức ăn đầu đời đều có thể được chuẩn bị dễ dàng và nhanh chóng ngay tại nhà. Không nhất thiết phải thêm muối, đường hay các gia vị khác vào thức ăn cho bé. Không hề có nguyên tắc cứng nhắc nào về việc bé phải ăn món gì và khi nào. Bear Việt có một số gợi ý như sau: 

  • Bắt đầu với chỉ một loại thức ăn thay vì một hỗn hợp thức ăn. Loại bột gạo cho bé sơ sinh được đề nghị vì nó dễ tiêu hóa, độ đồng nhất phù hợp và có thêm chất sắt. Thử từ ½ tới 1 muỗng sau khi bé bú sữa mẹ hay sữa bột. 
  • Sau khi bé chịu ăn bột gạo, hãy để bé thử các loại rau trơn láng rồi tới trái cây. 
  • Khi bé đã chịu ăn rau trái, hãy thử tập cho bé ăn các loại thịt, cá và gà và các loại ngũ cốc khác (bánh mì, mì ống, ngũ cốc nguyên hạt). Hãy nhớ chờ một vài ngày trước khi giới thiệu món ăn mới.
  • Sau khi bé chịu ăn các loại thịt hay gà, hãy thử cho bé ăn lượng nhỏ sữa bò có trong món sữa trứng, sữa chua và ăn với bột ngũ cốc. 
  • Tránh các loại thức ăn nhỏ và cứng như các loại hạt và rau chưa nấu, vì nguy cơ làm bé nghẹt thở. 
  • Đề nghị không cho bé sơ sinh dùng nước cốt trái cây, nước ngọt cô đặc và nước ngọt có gas.
  • Cho bé ăn như thế nào để tránh tình trạng dị ứng hiệu quả nhất? 

Nếu bé có tiền sử người thân trong gia đình bị dị ứng thì mẹ có thể thử một số điều để ngừa tình trạng dị ứng như sau: 

  • Nếu được thì cứ cho bé bú sữa mẹ. 
  • Nếu không thể cho bú sữa mẹ thì dùng sữa bột đã thủy phân một phần (khi bị dị ứng nặng) thay vì dùng sữa bột từ sữa bò trong sáu tháng đầu đời của bé. 
  • Hoãn lại việc tập cho bé ăn dặm cho tới khi bé được sáu tháng tuổi.
  • Khi nào cần thay đổi lượng sớ của thức ăn? 
  • Các loại thức ăn dặm đầu tiên cần được nghiền nhuyễn và mịn, nhưng cần nhanh chóng tăng lượng sớ thức ăn lên mức chỉ cần nghiền sơ. 
  • Cho bé thức ăn cầm tay như những miếng rau đã nấu và mẩu bánh khi bé khoảng bảy tháng tuổi để khuyến khích bé nhai và tự ăn. 
  • Cho bé một muỗng nhỏ để tự ăn ngay cả từ khi chủ yếu vẫn là mẹ đút bé ăn. 
  • Khuyến khích bé uống từ ly tách khi được sáu tháng tuổi. Lý tưởng là nên ngưng dùng bình để bú khi bé được khoảng 12 tháng tuổi.
  • Khi nào có thể cho bé dùng sữa bò? 

Mẹ có thể dùng lượng nhỏ sữa bò còn đủ chất béo đã được tiệt trùng có trong món sữa trứng, sữa chua hay ăn với bột ngũ cốc trong chế độ ăn của bé. Tuy nhiên, không nên dùng sữa bò làm thức uống chính cho bé cho đến khi bé được một tuổi. Sữa bò có ít chất sắt và không bao giờ có thể thay thế được sữa mẹ hay sữa bột dành cho bé dưới 12 tháng tuổi. Mẹ không nên cho bé ăn sữa ít béo trong hai năm đầu đời mẹ nhé.

  Giai đoạn ăn dặm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Vì vậy, bố mẹ nên tập ăn dặm cho bé đúng cách và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Mong rằng, những điều Bear Việt Nam vừa chia sẻ sẽ giúp bố, mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về ăn dặm cho trẻ. Để tập ăn cho bé một cách dễ dàng, bố,mẹ có thể áp dụng ngay những điều này cho bé nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin khuyến mại Nhập email của bạn để chúng tôi có thể gửi cho bạn những thông tin ưu đãi mới nhất dành riêng cho bạn!

    Bear Việt Nam

    19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    1800.6161

    cskh@bearvietnam.vn

    MST: 0108085048 – Ngày cấp: 06/12/2017

    Nơi cấp: sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

    Đại Diện: Ông Lê Anh Tuấn – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    Trạng thái bảo vệ DMCA.com

    Kết nối với chúng tôi

    Bảo hành sản phẩm

    0
    Đặt hàng ngay