Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì? Cách tính tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

5/5 - (1 bình chọn)

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì? Kéo dài trong bao lâu?

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh diễn trong suốt một khoảng thời gian dài, tạo ra nhiều sự thay đổi lớn về mặt tâm sinh lý của bé. Điều này khiến nhiều ông bố bà mẹ gặp phải khó khăn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Khi đến giai đoạn khủng hoảng, trẻ sẽ thường xuyên quấy, khóc, thậm chí là biếng ăn do chưa thích ứng được với sự thay đổi lớn của cơ thể.

Để tuần khủng của trẻ sơ sinh trôi qua một cách nhẹ nhàng, các bậc phụ huynh cần trang bị thêm cho mình rất nhiều kinh nghiệm kiến thức khác nhau. Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì? Cách tính tuần khủng hparng của trẻ sơ sinh thế nào? Các dấu hiệu nhật biết tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh? Với nội dung bài viết dưới đây, Bear Việt Nam sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích liên quan tới tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì?

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tạo ra những thay đổi lớn về tính nết hoặc tâm sinh lý của bé. Trong giai đoạn khủng hoảng này, trẻ sẽ luôn cảm thấy khó chịu vì chưa thể thích nghi với những thay đổi mới của cơ thể. Khi đó sẽ xuất hiện các triệu chứng như: quấy, khóc, bám mẹ, sợ người lạ,… Đây là khoảng thời gian mà các bậc phụ huynh gặp phải rất nhiều trở ngại khi đối diện với tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh.

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì?
Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì?

Xem thêm: Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường phải làm sao?

Dấu hiệu tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Sự khó chịu về mặt tâm sinh lý được coi là dấu hiệu tích cực về sự phát triển của bé. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Một đứa trẻ sẽ phải trải qua 10 tuần khủng hoảng để có thể phát triển toàn diện. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh đang diễn ra.

– Trẻ quấy, khóc nhiều hơn bình thường.

– Trẻ muốn bố mẹ dành nhiều thời gian cho mình nhiều hơn. Đây chính là lý do mà trẻ bám bố mẹ thường xuyên không tách rời.

– Xuất hiện các cơn giận dữ bất bình thường. Ví dụ: Bố mẹ không cho chơi mà bắt đi ngủ bé sẽ cáu và khóc. Hoặc đang chơi rất vui vẻ bỗng nhiên ném hết đồ chơi và la hét khóc toáng lên,…

– Tâm trạng của bé không được ổn định, từ đang vui vẻ chuyển sang cáu giận, la hét, quấy khóc hoặc đòi mẹ.

– Bé có những cư xử, hành động ngọt ngào với bố mẹ. Hoặc nghịch ngơm, quậy phá nhiều hơn bình thường.

– Trẻ có biển hiện nhút nhát, e ngại khi người lớn lạ mặt tới nhà chơi.

– Thường xuyên đưa tay lên miệng mút hoặc cắn đồ vật xung quanh.

– Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bước vào tuần khủng hoảng sẽ khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu hoặc đang dậy quấy khóc. Dậy sớm và ngủ muộn thường xuyên.

– Gắn bó, âu yếm và luôn giữ khư khư đồ chơi của mình.

Bảng tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh chi tiết nhất
Bảng tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh chi tiết nhất

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu?

Kinh nghiệm mẹ bầu cũng như nhiều chuyên gia đã chia sẻ, MỖI GIAI ĐOẠN TUẦN KHỦNG HOẢNG CỦA TRẺ SƠ SINH SẼ KÉO DÀI TRONG VÒNG 5 TUẦN. Lúc này, bé sẽ trải qua hai giai đoạn khác nhau đó là giai đoạn bão tố (stormy) và giai đoặn nắng đẹp (sunny).

– Giai đoạn bão tố (stormy): Đây là giai đoạn mà các bé bắt đầu học được các kỹ năng mới. Khi đó, bố mẹ có thể thấy bé sẽ hướng sự tập trung và chú ý vào những điều thích thú. Nếu có bất kỳ điều gì làm gián đoạn sự chú ý và tập trung, sẽ khiến bé bùng phát cơn nóng giận với những biểu hiện thường thấy đó là: cáu kỉnh, khó chịu, quấy khóc,…

– Giai đoạn nắng đẹp (sunny): Đây là giai đoạn sau tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới. Khi đó, bé đã dần hoàn thiện tất cả các kỹ năng mới cũng như sự phát triển mạnh mẽ về khả năng nhận thức của bản thân. Ngoài ra giờ giấc sinh hoạt cũng như quy trình ăn uống của bé sẽ quay lại về như ban đầu.

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu?
Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu?

Cách tính tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh 

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh rơi vào các tuần thứ 5 – 8 – 12 – 19 – 26 – 37 – 46 – 55 – 64 – 75. Khi rơi vào các tuần khủng hoảng, trẻ sẽ thường quấy và khóc nhiều do cơ thể khó chịu hơn bình thường. Tuy nhiên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng, bởi đây là hiện tượng tâm sinh lý hoàn toàn bình thường đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh trôi qua sẽ ứng với từng cột mốc phát triển liên quan đến nhận thức, trí tuệ, khả năng vận động…

Giai đoạn 5 tuần tuổi – Tuần khủng hoảng đầu tiên của trẻ sơ sinh

Đây là tuần khủng hoảng đầu tiên của trẻ cho thấy sự phát triển của các giác quan trên cơ thể. Khi bắt đầu tuần thứ 5, các mẹ sẽ thấy bé thường xuyên quấy, khóc và chán ăn. Lúc này mẹ cần dỗ dành bé một cách nhẹ nhàng, làm ra những hoạt động mà trẻ yêu thích. Sau khi vượt qua giai đoạn đầu tiên, bẹ sẽ có sự thay đổi rõ rệt như:

  • Trẻ sẽ hướng sự tập trung, chú ý vào những đồ vật mà bé đặc biệt quan tâm và yêu thích.
  • Bé đã biết cười, cười nhiều hơn và rất nhạy cảm với mùi hương.
Giai đoạn 5 tuần tuổi - Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
Giai đoạn 5 tuần tuổi – Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Giai đoạn 8 tuần tuổi – Tuần khủng hoảng thứ 2 của trẻ sơ sinh

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh ở giai đoạn này sẽ rất quan tâm tới đồ chơi. Ngoài ra, mẹ có thể thấy các dấu hiệu tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh khác như: 

  • Trẻ sẽ biết phát ra những gầm gừ rất nhỏ, mà bố mẹ cần đặc biệt để ý tới mới có thể phát hiện ra.
  • Bé đang dần khám phá, quan sát tất cả các bộ phận trên cơ thể.

Giai đoạn 12 tuần tuổi

  • Bé có nhiều sự phát triển hơn về kỹ năng vận động trên cơ thể mà bố mẹ có thể dễ dàng quan sát được như: lẫy, lật ngửa, lật sấp, ngóc đầu, cười,…
  • Ở giai đoạn 12 tuần tuổi trẻ bắt đầu thích lắng nghe những âm thanh có tần số không giống nhau.
  • Đây cũng là giai đoạn bé bỏ ăn, thức khuya dậy muộn.

Giai đoạn 19 tuần tuổi – Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

  • Trẻ sẽ thường xuyên đưa tay lên miệng mút.
  • Bé nắm lấy hoặc cầm mọi thứ trong tầm với bỏ hết vào miệng.
  • Trẻ đã biết đẩy núm ti ra khi đã uống sữa no bụng.
  • Bé đã biết đưa mắt nhìn theo cha, mẹ hoặc người thân.
Giai đoạn 19 tuần tuổi - Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
Giai đoạn 19 tuần tuổi – Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Giai đoạn 26 tuần tuổi

  • Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu thể hiện những cảm xúc mãnh liệt nhất.
  • Trẻ sẽ tường xuyên la hét, gào khóc hoặc cười rất to.
  • Bé đã biết được cách xác định khoảng cách gần xa.
  • Lúc này bé đã biết ngồi nhổm người dậy.

Giai đoạn 37 tuần tuổi

  • Trẻ đã có thể hiểu được những từ ngắn, đơn giản và dễ phát âm.
  • Bé có thể bắt chước được biểu cảm của người khác.
  • Trẻ đã biết cách cảm nhận, tò mò về mọi thứ xung quanh như con người, động vật, đồ vật.
  • Bé thích đung đưa, nhún nhảy, khua chân múa tay theo điệu nhạc.

Giai đoạn 46 tuần tuổi 

  • Ở giai đoạn 46 tuần tuổi, bé đã có thể nói được những từ đơn giản như bà, mẹ, bố, bò, bi bô,…
  • Một số bé phát triển nhanh còn có thể hiểu và trả lời được những câu hỏi ngắn gọn.
  • Bé thích chơi những trò chơi xếp đồ vật chồng lên nhau.
  • Lúc này trẻ đã có thể chỉ vào đồ vật mà bạn thân muốn. Nhiều bé còn có biểu hiện gào khóc, la hét để đòi được đồ vật mà mình mong muốn.
Giai đoạn 46 tuần tuổi - Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
Giai đoạn 46 tuần tuổi – Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Giai đoạn 55 tuần tuổi

  • Trẻ đã biết vịn vào thành tường hoặc các thành giường để đứng lên.
  • Ở giai đoạn này trẻ cũng đã cầm được đồ vật và đưa ra xa.
  • Bé ở tuần tuổi thứ 55 đã tự mặc và cởi quần áo của chính mình.
  • Trẻ còn đặc biệt hứng thú với bộ môn vẽ, thường xuyên vẽ bậy bạ trên tường hoặc sách vở,…

Giai đoạn 64 tuần tuổi

  • Bé bắt đầu biết pha trò cười cho cả gia đình.
  • Bé đã biết nũng nịu với bố mẹ để được những món đồ yêu thích.
  • Trẻ còn biết nịnh anh chị, bố mẹ, ông bà hoặc người lớn lạ mặt.
  • Thường xuyên bắt chước những hành động và viểu cảm của người lớn.

Giai đoạn 75 tuần tuổi – Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

  • Ở giai đoạn này bé đã bắt đầu đi đứng vững vàng hơn so với các tuần đầu.
  • Bé còn đặc biệt thích chạy nhảy nô đùa với các bạn đồng trang lứa.
  • Lúc này tâm lý của trẻ phát triển mạnh mẽ, có sự đồng cảm hơn.
  • Bé đã biết cách thay đổi hành vi của bản thân để phù hợp với hoàn cảnh.
  • Trẻ cũng đang dần dần hoàn thiện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của bản thân.
Giai đoạn 75 tuần tuổi - Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
Giai đoạn 75 tuần tuổi – Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Mẹ nên làm gì trong tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh?

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh không giống nhau. Có bé sẽ diễn ra theo đúng mốc thời gian, có bé sẽ đến sớm hoặc muộn hơn so với bảng tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh. Để có thể dự đoán được các tuần khủng hoảng, bố mẹ có thể dựa vào ngày dự sinh của bé. Dưới đây là một số lưu ý hữu ích mà bố mẹ có thể áp dụng, khi bé đang trải qua giai đoản khủng hoảng.

– Trẻ thường xuyên bám mẹ bởi bé không cảm thấy yên tâm, mà luôn cảm thấy bất an. Vì vậy, bố mẹ chỉ dành sự quan tâm nhiều hơn bình thường, luôn thực hiện những hành động ấm áp như ôm ấp, trấn an, vỗ về,… để bé có thể thấy an toàn hơn.

– Ở giai đoạn khủng hoảng này, bé quấy khóc, nhõng nhẽo và thức khuya là điều không thể tránh khỏi. Do đó, bố mẹ cần chăm sóc bản thân và ăn uống đủ chất để có thể cùng con trải qua giai đoạn khủng hoảng khó khăn này.

– Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh sẽ kết thúc sớm, tùy thuộc vào sự phát triển của bé. Khi kết thúc mọi chuyện sẽ quay trở về theo đúng quỹ đạo ban đầu, bé sẽ ăn ngon, ngủ đều như bình thường. Bố mẹ chỉ cần coi đây là điều dĩ nhiên phải xảy ra, không nên quá lo lắng hay trở nên cáu gắt với trẻ.

– Bố mẹ nên cho con đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30 – 45 phút. Hạn chế ngủ vào ban ngày hơn, áp dụng vào các tuần khủng hoảng giai đoặn 12 – 26 tuần tuổi, 37 – 55 tuần tuổi, 64 – 75 tuần tuổi.

– Thói quen của bé sẽ thay đổi rất nhiều trong giai đoạn khủng hoảng. Nếu bé từ chối món ăn yêu thích của mình, thì mẹ không nên bắt ép bé ăn. Thay vào đó, bố mẹ hãy thay thế bằng những món ăn hoặc thực phẩm mà bé đặc biệt yêu thích. Tuy nhiên, thực đơn ăn dặm của bé vẫn cần đủ nạp đủ vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể như: áp dụng cách nấu cháo ếch cho bé, cháo sườn, cháo thịt băm,…

Mẹ nên làm gì trong tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
Mẹ nên làm gì trong tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Khi đã nắm rõ được những dấu hiệu của tuần khủng hoảng, bố mẹ sẽ kịp thời đưa ra hành động đúng đắn tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Hy vọng rằng bài viết này đã mang đến cho các bậc phụ huynh những thông tin, kiến thức hữu ích trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin khuyến mại Nhập email của bạn để chúng tôi có thể gửi cho bạn những thông tin ưu đãi mới nhất dành riêng cho bạn!

    Bear Việt Nam

    19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    1800.6161

    cskh@bearvietnam.vn

    MST: 0108085048 – Ngày cấp: 06/12/2017

    Nơi cấp: sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

    Đại Diện: Ông Lê Anh Tuấn – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    Trạng thái bảo vệ DMCA.com

    Kết nối với chúng tôi

    Bảo hành sản phẩm

    0
    Đặt hàng ngay