Nếu trung bình cứ 20 giây có 1 em bé ra đời thì có bao nhiêu em bé ra đời trong 1 phút 1 giờ 1 ngày? Hành trình chào đời của mỗi em bé đều là những kỷ niệm thật đẹp, thật quý giá mà người làm cha mẹ không thể nào quên.
Mỗi năm lại có rất nhiều trẻ em được sinh ra trên toàn thế giới. Vậy nếu trung bình cứ 20 giây có 1 em bé ra đời thì có bao nhiêu em bé ra đời trong 1 phút 1 giờ 1 ngày? Cha mẹ cần chuẩn bị những gì để chào đón con yêu của mình? Hãy cùng Bear Vietnam tìm hiểu câu hỏi trong bài viết này nhé!
Nếu trung bình cứ 20 giây có 1 em bé ra đời thì có bao nhiêu em bé ra đời trong 1 phút 1 giờ 1 ngày?
Bạn thắc mắc rằng nếu trung bình cứ 20 giây có 1 em bé ra đời thì có bao nhiêu em bé ra đời trong 1 phút 1 giờ 1 ngày? Câu trả lời thật ra rất đơn giản và không hề phức tạp. 1 phút có 60 giây, 20 giây có 1 em bé ra đời thì:
– Trong 1 phút sẽ có 3 em bé được sinh ra.
– Theo cách tính tương tự, ta sẽ cho ra kết quả là trong 1 giờ sẽ có 180 em bé ra đời.
– Trong 1 ngày sẽ có 4.320 em bé ra đời.
Bạn có thể thấy hàng ngày có rất nhiều người được đón khoảnh khắc con chào đời đầy thiêng liêng và quý giá. Tuy nhiên, để dành cho con những điều tốt nhất, bạn cần chuẩn bị trong một quá trình dài từ giai đoạn mang bầu cho đến khi sau sinh.
Em bé ra đời như thế nào?
Ngoài giải đáp câu hỏi nếu trung bình cứ 20 giây có 1 em bé ra đời thì có bao nhiêu em bé ra đời trong 1 phút 1 giờ 1 ngày, Bear sẽ cung cấp thêm thông tin về hành trình chào đời của em bé. Quá trình này khá dài, bao gồm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Chuyển dạ
Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu khi cổ tử cung của mẹ bắt đầu mở và kết thúc khi cổ tử cung mở hoàn toàn. Trong giai đoạn này lại được chia làm 2 giai đoạn nhỏ:
– Chuyển dạ tiềm thời
Người mẹ sẽ cảm nhận được những cơn gò nhẹ kéo dài 60 – 90 giây, các cơn cách nhau khoảng 15 – 20 phút. Tần suất cơn gò dần ngắn lại, cho đến khi chỉ cách nhau chưa đầy 5 phút. Cơn gò khiến cổ tử cung của người mẹ mở ra để sẵn sàng cho việc sinh em bé. Lúc này này, cổ tử cung mở khoảng 0 – 4cm và âm đạo tiết dịch trong suốt hoặc hơi lẫn máu.
– Giai đoạn hoạt động
Cơn gò mạnh hơn, kéo dài khoảng 45 giây, các cơn cách nhau khoảng 3 phút. Cùng với đó, bạn sẽ thấy đau lưng và bị chảy máu nhiều hơn từ âm đạo. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 4-8 giờ và gây đau đớn dữ dội. Các cơn gò ngày càng dồn dập hơn khiến bạn cảm thấy áp lực lên trực tràng, đồng thời cơn đau lưng cũng tồi tệ hơn.
Giai đoạn 2: Sinh con
Giai đoạn này bắt đầu khi cổ tử cung giãn ra hoàn toàn (khoảng 10cm), kết thúc khi em bé ra đời. Trong giai đoạn này, các cơn co thắt tử cung sẽ diễn ra nhiều hơn và liên tục kéo dài khoảng 60-90 giây. Bạn sẽ muốn rặn thật mạnh mỗi khi cơn gò kéo đến. Tuy nhiên, hãy nghỉ ngơi và tập thở giữa các cơn rặn đẻ và chỉ rặn khi được yêu cầu bởi bác sĩ.
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn để giúp việc đưa em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Thủ thuật này giúp tránh các vết rách lớn, bất thường xảy ra ở thành âm đạo và đưa em bé ra nhanh chóng hơn. Sau khi em bé chào đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn, lau sạch và cho bé da kề da với mẹ.
Giai đoạn 3: Lấy nhau thai
Giai đoạn cuối cùng bắt đầu sau khi em bé được sinh ra và kết thúc khi nhau thai tách khỏi thành của tử cung và được lấy ra qua đường âm đạo. Lúc này, bạn vẫn có thể cảm nhận được các cơn co thắt nhưng sẽ ít đau hơn so với giai đoạn trước. Nếu bạn đã bị rạch tầng sinh môn trong lúc rặn đẻ, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại luôn.
Cần chuẩn bị gì khi em bé ra đời?
Để đảm bảo bé được đón nhận tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc tốt nhất, khi em bé vừa ra đời, cha mẹ cần chuẩn bị những đồ sau:
– Tã bỉm và quần áo: Mẹ nên chọn quần áo có chất liệu từ 100% cotton để đảm bảo an toàn cho làn da mỏng manh của bé. Tã bỉm có thể chọn tã vuông hoặc tã chéo với chất liệu mềm mịn. Ngoài ra, cần chuẩn bị giấy lót phân su và bỉm trẻ sơ sinh.
– Phụ kiện cho bé: Các phụ kiện bao gồm bao tay, bao chân, mũ đội đầu, khăn xô, khăn sữa… cho bé và mẹ cũng vô cùng cần thiết. Khăn xô có thể được sử dụng để lau mặt, lau người cho bé và lót gối cho bé nằm.
– Chăn: Chăn ủ có tác dụng ủ ấm cho bé. Nên chuẩn bị các loại chăn ủ dày mỏng khác nhau tùy thuộc vào thời tiết.
– Sữa và vật dụng đi kèm: Mẹ cần chuẩn bị sữa dự phòng cho bé trong trường hợp mẹ chưa có sữa. Em bé mới sinh cần dùng loại sữa non đặc chế cho trẻ trơ sinh. Ngoài ra, bạn cũng cần mua bình sữa, máy tiệt trùng Bear để tiệt trùng bình, bình đun nước giữ nhiệt, khử Clo Bear để chuẩn bị nước pha sữa…
– Đồ vệ sinh cho bé: Mẹ cần chuẩn bị 1 chậu lớn để tắm cho bé, 1 chậu nhỏ để đựng, giặt khăn, mũ, 1 chậu để đựng và giặt quần áo bẩn của bé và dầu gội, sữa tắm cho trẻ sơ sinh…
Ngoài ra, những vật dụng khác như rơ lưỡi, bông y tế, nước muối sinh lý, cồn y tế, nhiệt kế, dụng cụ hút mũi cũng vô cùng cần thiết.
– Đồ dùng để chuẩn bị cho giai đoạn nấu ăn cho bé: Ngay từ khi bé mới sinh, mẹ hãy tham khảo và chuẩn bị luôn nồi nấu chậm Bear cùng với máy xay ăn dặm… để sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm của bé.
>>> Xem thêm: Khung giờ sinh cực tốt cho bé mẹ tham khảo ngay
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi nếu trung bình cứ 20 giây có 1 em bé ra đời thì có bao nhiêu em bé ra đời trong 1 phút 1 giờ 1 ngày. Hy vọng qua bài viết trên, cha mẹ đã hiểu rõ hơn hành trình chào đời của con cũng như tích lũy theo nhiều kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc con tốt nhất.