MẸ CẦN BỔ SUNG NHỮNG DƯỠNG CHẤT NÀO TRONG THỰC ĐƠN ĂN DẶM CỦA BÉ

post

Thời kỳ ăn dặm là giai đoạn bé phát triển vượt trội cả thể chất và trí tuệ, vì vậy dinh dưỡng thời điểm này đóng vai trò rất quan trọng. Có 4 nhóm thực phẩm chính mà mẹ cần bổ sung trong thực đơn ăn dặm cho bé. Hãy cùng Bear Việt Nam tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

Những nhóm thực phẩm chính cần có trong thực đơn ăn dặm là gì?

 

Nhóm thực phẩm chính đó tinh bột/ đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, 3 nhóm thực phẩm đầu tiên sẽ cung cấp năng lượng, giúp bé yêu tăng chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, còn nhóm thứ 4 – vitamin và khoáng chất sẽ nâng cao sức đề kháng, tạo hàng rào bảo vệ cơ thể bé khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài. 

Nhóm 1: Tinh bột/ đường

Chất bột, đường có tác dụng cấu tạo nên tế bào, hỗ trợ hệ thần kinh và não bộ phát triển tốt, đồng thời cung cấp lượng chất xơ dồi dào giúp bé yêu tăng cân khỏe mạnh. Mẹ có thể bổ sung chất bột đường vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé thông qua các loại ngũ cốc như gạo, khoai lang, khoai tây, bánh mì, bún, miến, yến mạch… Trung bình cứ 1gr carbohydrate chứa tới 4kcal năng lượng nên nếu được cung cấp đủ lượng bột đường cần thiết thì bé sẽ rất hoạt bát và vận động linh hoạt, vui tươi.

Nhóm 2: Chất béo

Chất béo là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng rất tốt cho cơ thể với tỉ lệ 1gr chất béo tương ứng 9kcal năng lượng. Chất béo giúp bé dễ dàng hấp thu các vitamin như A, E, D, hỗ trợ phát triển trí não tối đa. Mẹ nên bổ sung chất béo cho bé từ các loại dầu tự nhiên như dầu oliu, dầu mè, dầu óc chó với tỉ lệ là 5ml (2 muỗng canh) vào khẩu phần ăn dặm của bé. 

Mẹ hãy cho trực tiếp các loại dầu vào cháo của bé nếu ăn dặm truyền thống hoặc dùng để xào, nấu thức ăn nếu bé ăn dặm theo kiểu Nhật, BLW.

Ngoài các loại dầu tự nhiên, chất béo còn có trong bơ, sữa, phomai, trứng, hạt chia…và mẹ có thể cân nhắc bổ sung đa dạng trong chế độ ăn dặm của con nhé.

Nhóm 3: Chất đạm

Đạm là nhóm chất không thể thiếu trong quá trình hình thành và cấu tạo cơ bắp, xương răng cũng như hỗ trợ tạo dịch hệ tiêu hóa trơn tru. Không những thế, đạm còn giúp các dưỡng chất được lưu thông tới những cơ quan cần thiết trong cơ thể. Vì thế nên nếu được bổ sung đạm đầy đủ thì sẽ tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. 

Bé càng lớn thì nhu cầu về đạm càng tăng cao, ví dụ trong giai đoạn mới ăn dặm (6-8 tháng) thì lượng đạm trung bình cần cho cơ thể là 18gr nhưng tới 9 tháng thì tăng lên 20gr/ ngày. Mẹ cần bổ sung đạm cho bé từ tôm, cua, thịt, cá và các loại đậu đỗ… vào các khẩu phần ăn dặm của bé nhé.

Nhóm 4: Vitamin và khoáng chất

Cơ thể luôn cần lượng vitamin và khoáng chất dồi dào để tăng cường sự phát triển của hệ miễn dịch cũng như các cơ quan khác như: hô hấp, tiêu hóa. Dưới đây là một số vitamin, khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe của bé:

  • Canxi: Đóng vai trò quan trọng với việc tăng trưởng xương, răng. Bổ sung canxi từ khi ăn dặm giúp xương bé phát triển chắc khỏe và cao lớn hơn mỗi ngày. Những thực phẩm chứa nhiều canxi có thể kể đến như sữa, hải sản tôm cua cá, trong các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, đậu đỗ, các loại rau lá xanh…
  • Sắt: Tương tự như canxi, sắt cũng là nguyên tố không thể thiếu nếu muốn con phát triển khỏe mạnh. Sắt giữ nhiệm vụ cần thiết cho quá trình hình thành tế bào máu ở trẻ. Nếu bé thiếu máu thì không thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Do đó, mẹ hãy ưu tiên những thực phẩm từ thịt đỏ, trứng, rau xanh đậm…để bổ sung lượng sắt phù hợp cho bé nhé.
  • Vitamin A: Dưỡng chất giúp phát triển thị giác của bé. Bổ sung đủ lượng vitamin A giúp mắt bé luôn sáng, giảm nguy cơ cận thị, khô mắt, quáng gà…Vitamin A có nhiều trong các loại rau, củ quả có màu vàng, cam đỏ như cà rốt, khoai lang, sữa nguyên chất….cùng các loại thịt bò, cá…
  • Vitamin C: “Vệ sĩ” tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và giúp bé phòng tránh được viêm nhiễm, cảm cúm cùng các loại bệnh nguy hiểm khác. Loại vitamin này rất phổ biến ở những trái cây họ cam quýt, dâu tây, ổi, đu đủ…
  • Vitamin D: Hoạt chất để duy trì xương chắc khỏe và tăng cường mật độ xương cho bé. Ngoài việc cho bé tắm nắng buổi sáng sớm mỗi ngày, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin D thông qua các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa, phomai tách muối…Cùng với đó, với trẻ dưới 3 tuổi thì mẹ hãy duy trì bổ sung vitamin D3 dạng giọt cho bé vào mỗi sáng nhé, tùy theo tháng tuổi và công thức của nhà sản xuất mà liều lượng sẽ thay đổi từ 2-5 giọt/ lần.
  • Axit béo Omega – 3: Bé sẽ phát triển trí thông minh và tư duy nếu được bổ sung omega 3 đầy đủ. Dưỡng chất này có nhiều trong cá hồi, cá ngừ và các loại tảo biển. Cùng với đó, mẹ có thể cho bé ăn những loại hạt như óc chó, chia…vì đó cũng là nguồn cung cấp omega 3 dồi dào.

 

Cách chế biến đồ ăn dặm đảm bảo dưỡng chất và an toàn cho bé

Để món ăn sau khi chế biến vẫn giữ được sự tươi ngon, bổ dưỡng thì có 3 nguyên tắc mẹ cần lưu ý, đó là:

Chọn thực phẩm sạch, tươi, hợp vệ sinh, không chứa chất hóa học. Trước khi chế biến, mẹ cần rửa sạch nguyên liệu, khử khuẩn bộ dụng cụ nấu ăn cũng như bát, thìa, muỗng ăn của bé.

Chọn thực phẩm đa dạng: Mẹ hãy cân bằng chế độ ăn cho bé bằng nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, giúp bé hấp thu được các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Ngoài ra, điều đó cũng kích thích bé ăn nhiều hơn, tập trung hơn. 

Cách đơn giản nhất để mẹ đánh giá thực đơn đã phong phú chưa là thông qua màu sắc, ví dụ thịt đỏ, rau củ quả màu vàng đã chứa nhiều sắt, vitamin A – trái cây họ cam quýt, màu đỏ thường chứa vitamin C dồi dào, thịt trắng như thịt ức gà, thịt nạc cung cấp nhiều đạm.

Chọn cách chế biến đơn giản và hiệu quả cao: Mẹ hãy hạn chế cho bé ăn những thực phẩm đã qua chế biến, đồ ăn sẵn vì hàm lượng dinh dưỡng sẽ bị giảm và có chứa chất bảo quản, chất tạo màu, phụ gia không tốt cho sức khỏe của bé.

Để tiết kiệm công sức và thời gian nấu ăn, mẹ hãy sử dụng các công cụ giúp chế biến đồ ăn nhanh gọn và đảm bảo trọn vẹn dinh dưỡng cũng như hương vị như: nồi điện đa năng, nồi nấu chậm…

Nồi Nấu Chậm Đa Năng Bear Sube002 1,6L Phiên Bản Quốc Tế –  thienduongtretho.com

Gợi ý cho mẹ nồi nấu chậm Bear với công dụng đa năng, giúp đơn giản hóa công cuộc chế biến các món ngon cho bé. Chỉ với một sản phẩm, mẹ có thể dễ dàng biến tấu vô vàn món ăn từ hấp, hầm canh, nấu cháo – súp, chưng yến. Hơn thế, dưỡng chất và hương vị thực phẩm được lưu giữ trọn vẹn sau khi chế biến, giúp bé yêu vừa được ăn ngon vừa tăng cường sức khỏe.

Đặc biệt, nồi nấu chậm Bear còn tạo ấn tượng với chế độ giữ ấm kép và chống trào, giúp mẹ bảo quản thực phẩm và đảm bảo đồ ăn cho bé luôn ấm nóng để sẵn sàng thưởng thức. Mẹ chỉ cần chế biến vào buổi sáng và giữ trong nồi rồi cho bé ăn vào những khung giờ ăn dặm mẹ muốn trong ngày.

Với những chia sẻ về dinh dưỡng cho con cùng cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon, chế biến nhanh gọn mà Bear Việt Nam vừa chia sẻ, hy vọng các mẹ sẽ có thêm bí quyết chăm sóc bé dễ dàng hơn. Cùng theo dõi Bear để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích các mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin khuyến mại Nhập email của bạn để chúng tôi có thể gửi cho bạn những thông tin ưu đãi mới nhất dành riêng cho bạn!

    Bear Việt Nam

    19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    1800.6161

    cskh@bearvietnam.vn

    MST: 0108085048 – Ngày cấp: 06/12/2017

    Nơi cấp: sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

    Đại Diện: Ông Lê Anh Tuấn – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    Trạng thái bảo vệ DMCA.com

    Kết nối với chúng tôi

    Bảo hành sản phẩm

    0
    Đặt hàng ngay