Ngày Tết Thanh Minh là gì? Tết Thanh Minh vào ngày nào trong năm?

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày Tết Thanh Minh là gì? Tết Thanh Minh vào ngày nào trong năm?

Tết Thanh Minh là một ngày lễ truyền thống mang trong mình vẻ đẹp văn hóa sâu sắc của người Việt Nam. Vào ngày này, những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ ông bà, tổ tiên của mình. Đây còn là dịp để nhớ về cội nguồn và lòng kính trọng đối với ông bà tổ tiên.

Vậy Tết Thanh Minh có nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào? Tết Thanh Minh nên làm gì và không nên làm gì? Cùng bearvietnam tìm hiểu thêm về ngày Tết Thanh Minh qua nội dung bài viết dưới đây.

Tết Thanh Minh là gì? Tết Thanh Minh vào ngày nào?

Tết thanh minh, còn được gọi là Tiết thanh minh, là một trong 24 tiết khí hàng năm. Từ “thanh” có nghĩa là khí trong, “minh” có nghĩa là sáng sủa. Thanh minh mang ý nghĩa là trời mát mẻ và quang đãng.

Tết Thanh Minh không có ngày cố định, thường bắt đầu từ ngày 4/4 – 5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20/4 – 21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Trong ngày lễ này, các hộ gia đình cùng nhau về thăm mộ tổ tiên, dọn dẹp sạch sẽ phần mộ và bày mâm cúng Tết Thanh Minh để mong tổ tiên phù hộ cho chúng ta luôn khỏe mạnh và bình an.

Tết Thanh Minh là gì? Tết Thanh Minh vào ngày nào?
Tết Thanh Minh là gì? Tết Thanh Minh vào ngày nào?

Tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh không chỉ là ngày lễ tảo mộ mà còn là dịp để mọi người thể hiện tình cảm gia đình, sự đoàn kết và tôn trọng truyền thống của dân tộc. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa Tết Thanh Minh.

Nguồn gốc Tết Thanh Minh

Khác với Tết Nguyên Đán, nguồn gốc của Tết Thanh Minh có liên quan đến văn hóa phương Đông, nơi nó được xem là một trong 24 tiết khí của năm và thường diễn ra từ 15 đến 16 ngày sau tiết Xuân phân. Tiết Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau Đông Chí 105 ngày. Thanh Minh trong nghĩa đen là khí trời mát mẻ, quang đãng. Tiết Thanh Minh kéo dài khoảng 15 đến 16 ngày và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh Minh.

Nguồn gốc Tết Thanh Minh
Nguồn gốc Tết Thanh Minh

Ý nghĩa Tết Thanh Minh

Theo truyền thống của người Việt Nam, Tết Thanh minh là ngày con cháu quay về gốc rễ tổ tiên. Dù đi làm xa, nhưng vào ngày này cũng về quê hương để thăm mộ, sum họp, chuẩn bị bàn cúng tổ tiên đầy đủ để thể hiện lòng thành kính với ông bà.

Khi đi thăm mộ, mọi người thường sửa sang, quét dọn mộ của gia đình và những nơi mộ không có người chăm sóc hoặc ít người viếng thăm. Mọi người cũng thắp nén hương cho mỗi ngôi mộ xung quanh để bày tỏ lòng thành với người đã khuất.

Ngoài ra, ngày lễ này còn dạy con cháu biết kính trọng, yêu thương, thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ khi còn sống, tuân theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà tổ tiên đã truyền dạy.

Ý nghĩa Tết Thanh Minh
Ý nghĩa Tết Thanh Minh

Lưu ngay những câu chúc Tết hay ngắn gọn nhất

Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh có giống nhau không?

Mặc dù Tết Thanh Minh và tết Hàn thực trùng ngày nhiều năm, nhưng thực chất chúng là hai dịp lễ khác nhau. Theo Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm. Người xưa đã chọn ngày đầu tiên của tiết Thanh minh để làm ngày Tết Thanh Minh.

Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh có giống nhau không?
Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh có giống nhau không?

Tết Thanh Minh nên làm gì?

– Tảo mộ: Công việc chính của người tảo mộ chủ yếu là làm sạch cỏ, quét dọn những ngôi mộ của tổ tiên để sạch sẽ, sau đó thắp hương và cắm hoa. Nếu gia đình ở xa, họ có thể tự chuẩn bị bàn cúng và thắp hương từ xa, được gọi là cúng vọng tâm.

– Dọn dẹp: Tết Thanh Minh là dịp mà mỗi gia đình nên sắp xếp nhà cửa, bàn thờ, lau bát hương, thay hoa để tạo không gian gọn gàng, sạch sẽ. Điều này thể hiện lòng thành kính, sự chăm sóc và tiếp đón của con cháu đối với tổ tiên, ông bà.

– Làm lễ cúng: Lễ cúng Tết Thanh Minh là một hoạt động quan trọng không thể thiếu vào ngày này. Mỗi gia đình cần chuẩn bị lễ vật và thực hiện cách cúng đúng cách sau khi tảo mộ, nhằm thể hiện sự kính trọng đối với tổ tiên thông qua việc viếng mộ.

Tết Thanh Minh nên làm gì và không nên làm gì?
Tết Thanh Minh nên làm gì và không nên làm gì?

 

Tết Thanh Minh cúng gì? Mâm cúng Tết Thanh Minh

Việc chuẩn bị phần lễ vật cúng tại nhà không cần phức tạp, mà phụ thuộc vào điều kiện và phong tục của từng gia đình hoặc địa phương. Có thể chuẩn bị mâm cúng Tết Thanh Minh với đủ các món mặn như xôi, nem rán, gà luộc, giò, canh măng, nem rán, miến, và đĩa xào… cùng các lễ vật như hoa quả, hoa tươi, trầu cau, hoa cúc trắng, vàng mã…

Gia đình Phật tử cũng chuẩn bị mâm cúng chay vào ngày Tết Thanh Minh. Có một số gia đình không chuẩn bị cỗ cúng Tết Thanh Minh, họ chỉ đốt hương với hoa và trái cây tươi, pha trà, bày bánh kẹo… để thể hiện lòng tưởng nhớ và tri ân đối với tổ tiên.

Tết Thanh Minh cúng gì? Mâm cúng Tết Thanh Minh
Tết Thanh Minh cúng gì? Mâm cúng Tết Thanh Minh

Văn khấn Tết thanh minh tại gia và ngoài mộ

Đây là một bản văn khấn truyền thống được sử dụng trong dịp Tết Thanh Minh để tưởng nhớ và tôn kính tổ tiên. Bạn có thể điều chỉnh thông tin cá nhân và ngày tháng cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình. Đừng quên chuẩn bị các lễ vật cần thiết như trầu cau, rượu, hoa quả, và vàng mã để hoàn thành nghi thức. Chúc bạn một buổi lễ tảo mộ trang nghiêm và ý nghĩa.

Văn khấn Tết Thanh Minh tảo mộ

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…

Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp Tết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Văn khấn Tết Thanh Minh tảo mộ
Văn khấn Tết Thanh Minh tảo mộ

Văn khấn Tết Thanh Minh tại gia

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con kính lạy: Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy: Quan Đương niên.

Con kính lạy: Các ngài Bản cảnh Thành hoàng, Thổ địa, Táo quân.

Con kính lạy: Các linh hồn tổ tiên nội ngoại và các hương hồn có duyên với gia đình.

Tín chủ (chúng) con là: … (ghi rõ họ tên).

Ngụ tại: … (ghi rõ địa chỉ).

Hôm nay là ngày … tháng … năm …, nhân dịp Tết Thanh Minh, Con (chúng) con thành tâm sắm sửa lễ vật gồm: hương, hoa, trà, rượu, bánh trái, vàng mã, để dâng lên các ngài và tổ tiên.

Con (chúng) con kính mời các ngài và các linh hồn tổ tiên về thụ hưởng lễ vật, đồng thời xin các ngài phù hộ độ trì cho gia đình con được bình an, hạnh phúc, con cháu hòa thuận, làm ăn phát đạt.

Con (chúng) con xin kính lạy và tri ân.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Văn khấn Tết Thanh Minh tảo mộ
Văn khấn Tết Thanh Minh tảo mộ

Tết Thanh Minh là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn và nhớ về công lao của tổ tiên, là cơ hội để mỗi người chiêm nghiệm về cuộc sống và giá trị của những điều giản dị. Trong không khí thanh khiết và tươi sáng của mùa xuân, Tết Thanh Minh nhắc nhở chúng ta về sự chuyển giao giữa các thế hệ và sự tiếp nối truyền thống của dân tộc. Hãy giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp này, để dù ở bất cứ đâu, chúng ta cũng có thể tự hào về một Việt Nam giàu bản sắc và văn hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin khuyến mại Nhập email của bạn để chúng tôi có thể gửi cho bạn những thông tin ưu đãi mới nhất dành riêng cho bạn!

    Bear Việt Nam

    19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    1800.6161

    cskh@bearvietnam.vn

    MST: 0108085048 – Ngày cấp: 06/12/2017

    Nơi cấp: sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

    Đại Diện: Ông Lê Anh Tuấn – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    Trạng thái bảo vệ DMCA.com

    Kết nối với chúng tôi

    Bảo hành sản phẩm

    0
    Đặt hàng ngay